Căn cứ vào điểm b Khoản 4 Điều 20 Công ước viên 1969 “Việc phản đối một bảo lưu của một quốc gia kí kết khác không cản trở việc điều ước này có hiệu lực giữa

Một phần của tài liệu đề cương môn công pháp (Trang 28 - 32)

bảo lưu của một quốc gia kí kết khác không cản trở việc điều ước này có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra bảo lưu, trừ khí quốc gia phản đối bảo lưu đã biểu thị ý định và ngược lại”.

– Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước về hợp tác chống khủng bố.

– Quốc gia B phản đối nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D. Như vậy giữa B và D vẫn tồn tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản bảo lưu cũng như văn kiện phê chuẩn tuyên bố bảo lưu đi kèm của D thì không được áp dụng.

– Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận vì giữa các quốc gia này không có bảo lưu ( khoản 2 Điều 20 Công ước Viên 1969): quốc gia thành viên sẽ áp dụng việc áp dụng mọi biện pháp để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình.

ĐỀ BÀI TẬP SỐ 16:

Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới

trong đó thoả thuận sẽ thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên. Ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia. Chính quyền Tunyza cho rằng cuộc tập trận này mang tính chất phòng thủ và diễn ra hàng năm. Trong khi đó, chính quyền Bravia lại cho rằng đây là một hành động vi phạm Hiệp ước phân định biên giới đã ký, có tính chất khiêu khích quân sự và đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ của Bravia.

Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu Tunyza không rút quân. Bất chấp lời cảnh báo của Bravia, Tunyza vẫn không tiến hành rút quân. Trước thái độ của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza.

Hãy bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia thực hiện trên cơ sở các quy định của luật quốc tế

BÀI LÀM

Với những dữ kiện đưa ra từ tình huống có thể kết luận cả hai quốc gia Tunyza và Bravia đều có hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế

Thứ nhất, hành vi của cả 2 quốc gia đều vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực

– Về phía Tunyza:

Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới trong đó thoả thuận sẽ thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên. Khu vực phi quân sự là khu vực, biên giới hoặc ranh giới nằm giữa hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến

hành. Tuy nhiên, vào ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia. Theo Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia đã quy định “mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm các đường ranh giới quốc tế như giới tuyến ngừng bắn, được thiết lập bằng bởi một thỏa thuận quốc tế mà quốc gia đó là một bên, hoặc tương tự như vậy, có nghĩa vụ phải tuân thủ”. Khái niệm vũ lực còn bao hàm cả việc quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác. Như vậy hành vi tập trận sát biên giới của Tunyza được coi là hành động đe dọa dùng vũ lực, vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

– Về phía Bravia:

Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu Tunyza không rút quân. Tiếp sau đó, trước thái độ bất hợp tác của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza. Ở đây, sự phản ứng của Bravia gồm 2 hành vi “gửi tối hậu thư” và “bắn đạn pháo”. Như phân tích ở trên hành động “gửi tối hậu thư” đe dọa quốc gia khác cũng được coi là hành vi “đe dọa dùng vũ lực”, không phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương cũng chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược. hành sử dụng vũ trang để tự vệ chỉ được coi là “hợp pháp” khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công vũ trang. Trong trường hợp này, Bravia đã có hành động “bắn đạn pháo” khi Tunyza chưa có hành động tấn công vũ trang nào. Như vậy, hành động “bắn đạn pháo” từ phía Bravi được coi là hành vi “dùng vũ lực”, vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế.

Thứ hai, hành vi bắn đạn pháo của Bravi về phía Tunyza đã vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Tranh chấp quốc tế luôn xảy ra trong các hoàn cảnh cụ thể, khi mà các chủ thể luật Quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể không thể thống nhất được. Tuyên bố 1970 đã quy định: “Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình…”. Bên cạnh đó, Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc đã đưa ra những biện pháp hòa bình mà các bên có thể lựa chọn khi xảy ra tranh chấp quốc tế. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp giải quyết theo điều 13 để giải quyết tranh chấp sao cho hiệu quả nhất nhưng bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc và cơ sở luật Quốc tế

Như vậy, hành vi của Bravi không nằm trong các biện pháp được quy định tại điều 33 và vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Thứ ba, hành động không tuân thủ đúng Hiệp định phân định biên giới đã ký với Bravia của Tunyza đã vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế

Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định “ tất cả các thành viên liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”. Bên cạnh đó, Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế cũng đã khẳng định “mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”

Bravia và Tunyza đã kí với nhau Hiệp định phân định biên giới năm 1995 một cách tự nguyện, trên cơ sở bình đằng, và tại thời điểm ngày 16/8/2011, điều ước đã phát sinh và đang còn hiệu lực. Trường hợp của Tunyza không nằm trong các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đã được quy định. Như vậy cả hai bên phải có nghĩa vụ tuân thủ theo đúng những quy định của điều ước. Hành vi tập trận sát biên giới của Tunyza đã vi phạm thoả thuận trong Hiệp ước với Bravia, đã có sự vi phạm trong việc thực thi điều ước đồng thời vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

ĐỀ BÀI TẬP SỐ 16:

Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X, Y, Z, Bêta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”.

Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 16/2/1981.

Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”

Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?

BÀI LÀM

Thứ nhất, có thể khẳng định Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maiki giữa bang X và quốc gia Bêta bị vô hiệu.

Ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Có thể thấy, X, Y, Z là 3 bang cấu thành nên Liên bang Anpha. Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của mỗi bang đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình của Liên bang. Vì vậy,

trước những vấn đề liên quan trực tiếp đến tình hình chung, Liên bang Anpha hoàn toàn có quyền được tham gia quyết định.

Theo dữ kiện của đề bài, Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch được tiến hành tại sông biên giới Maiki. Đây được coi là biên giới tự nhiên thuộc biên giới trên bộ theo quy định của Luật Quốc tế. Theo đó, quy chế qua lại của người, phương tiện, hàng hóa hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên ở vùng biên giới… đều thuộc chế độ pháp lý của biên giới quốc gia. Cũng căn cứ vào pháp luật Quốc tế, về nguyên tắc, những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trung ương . Quy định trên xuất phát từ tầm quan trọng của biên giới đối với vấn đề an ninh chính trị, kinh tế, xã hội…của một quốc gia. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang Anpha hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, cụ thể là Liên bang Anpha hoàn toàn có tư cách chủ thể để tham gia kí kết Hiệp định. Việc bang X viện dẫn quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” là không chính xác. Nếu như đây là một hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch bình thường và được thực hiện ở một khu vực khác ngoài khu vực biên giới lãnh thổ thì bang X hoàn toàn có thẩm quyền ký kết theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Tuy nhiên, Hiệp định trên lại được ký kết và thống nhất thực hiện tại khu vực sông biên giới giữa bang X và quốc gia Bêta – khu vực hết sức nhạy cảm có khả năng ảnh hưởng đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của toàn liên bang. Cho dù hiệp định trên có hay không có khả năng ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh, xã hội thì việc bang X tự ý kí với quốc gia Bêta mà không thông qua Liên bang Anpha là hoàn toàn sai thẩm quyền. Như vậy, Hiệp định phân định vùng đánh bắt các và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maika giữa bang X và quốc gia Bê ta không có hiệu lực do sai về thẩm quyền kí kết và nội dung kí kết theo quy định của Luật quốc tế.

Thứ hai, căn cứ pháp lý dùng để xác định hiệu lực ở đây có thể căn cứ vào nguyên tắc chung của luật Quốc tế và Hiến pháp Liên Bang.

Điều 2 Hiến pháp quy định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang có tư cách tham gia mọi quan hệ quốc tế liên quan đến Anpha

Hiến pháp Liên bang cũng quy định: “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” Như vậy, các bang chỉ có quyền tự mình tham gia kí kết các thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực trên, còn đối với những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia thì bang X không có quyền tự quyết định mà không thông qua Liên bang.

Bên cạnh đó nguyên tắc chung đối với quy chế pháp lý của viên giới quốc gia trong luật quốc tế cũng quy định, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy chế này thuộc thẩm

quyển của cơ quan nhà nước cấp trung ương và các vấn đề liên quan đến phân định biên giới luôn được thực hiện giữa hai quốc gia thông qua một hiệp định , cụ thể ở đây là Liên bang Anpha sẽ là chủ thể đứng ra kí kết và thực hiện các vấn đề trên.

Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang

ĐỀ BÀI TẬP SỐ 17:

Pizza và Limon là hai quốc gia hiện đang có tranh chấp về biên giới trên bộ. Quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng do những vụ xung đột thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới. Ngày 5/5/2010, Pizza phát hiện Limon đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn và đang triển khai sản xuất vũ khí hạt nhân. Limon không phủ

nhận thông tin làm giàu uranium những khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, sử dụng vào mục đích hòa bình.

Ngày 10/6/2010, một nhóm vũ trang từ lãnh thổ Pizza đã vượt biên giới, tấn công và phá hủy các cơ sở hạt nhân của Limon. Đáp trả hành động nói trên, Limon sử dụng máy bay ném bom các trung tâm thương mại, đài truyền hình trung ương và các nhà máy điện của Pizza, gây nhiều thiệt hại về người. Hãy cho biết:

– Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu đề cương môn công pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w