-Về phía các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài:
+ Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ môi trường kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp hướng tới trên nhiều phương diện, lập ra chiến lược đầu tư, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thực tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp.
+ Cần nâng cao kĩ năng thẩm định dự án đầu tư, trích lập dự phòng rủi ro, xem xét toàn diện dự án để có quyết định đầu tư đúng đắn. Có thể liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để gia tăng sức mạnh về vốn và nguồn nhân lực,...giải pháp này thực sự có hiệu quả cho những doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam có mong muốn đầu tư quốc tế.
+ Thường xuyên theo dõi các chính sách của chính phủ, các hiệp định thương mại Việt Nam đã thương lượng, kí kết, tìm hiểu thủ tục, luật pháp nước nhà và nước nhận đầu tư, tránh những sự vi phạm pháp luật không đáng có, nếu không sẽ dễ bị cấm đầu tư hoặc vướng vào các vụ kiện thương mại,...
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Cần cải cách các thủ tục hành chính rườm rà, thiếu sự nhất quán và đồng bộ.
+ Nên để các doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc đầu tư ra nước ngoài, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
+ Có bộ máy giám sát hiệu quả quá trình đầu tư cũng như chuyển tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực, quan liêu, thiếu minh bạch trong quá trình kiểm soát, có hành vi dung túng cho các doanh nghiệp gian lận, rửa tiền,...
+ Cần có sự thay đổi về luật, bổ sung thêm các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 6 của Luật; Bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, gồm các ngành như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,…