a. Phớt hồi vị b.Phớt biến dạng
Cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh thường sử dụng sự biến dạng của phớt bao kín.
Khi pít tông dịch chuyển, ma sát giữa vành khăn và pít tông lớn nên vành khăn bị biến dạng trong rãnh của vành khăn. Khi thôi phanh, vành khăn kéo pít tông về vị trí ban đầu và hết biến dạng. Nếu khe hở giữa má phanh và đĩa phanh lớn, vành khăn bị biến dạng hết mức và pít tông dịch trượt so với vành khăn. Khi thôi phanh, pít tông chỉ trở về bằng độ biến dạng của vành khăn nên pít tông có vị trí mới so với xi lanh, đảm bảo khe hở giữa má phanh và đĩa phanh luôn không đổi.
2.3 Đặc điểm dẫn động phanh
Nguyên lý hoạt động của dẫn động thuỷ lực:
Khi không phanh: Lò xo hồi vị kéo về vị trí nhả phanh, dầu áp suất thấp nằm chờ trên đường ống.
Khi người lái tác dụng vào bàn đạp, qua thanh đẩy sẽ tác động vào piston nằm trong xi lanh 2, ép dầu trong xi lanh chính 2 đi đến các đường ống dẫn. Chất lỏng với áp suất cao (khoảng 58 MPa) sẽ tác dụng vào các piston ở xi lanh bánh xe ở cầu trước và cả cầu sau. Các piston này ép sát má phanh vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.
Khi thôi phanh người lái thôi tác dụng lên bàn đạp phanh, dầu bị mất áp suất và được hồi về bình chứa. Dưới tác dụng đàn hồi của cuppen nó sẽ làm cho piston bánh xe bị kéo ra và làm má phanh tách ra khỏi đĩa phanh.
Sự làm việc của dẫn động phanh thuỷ lực dựa trên quy luật thuỷ tĩnh. Áp suất trong sơ đồ dẫn động được truyền đến các xi lanh phanh bánh xe là như nhau, khi đó lực đẩy lên piston sẽ phụ thuộc vào piston xi lanh công tác. Khi tăng lực tác dụng lên bàn đạp phanh, và tất nhiên là lực tác dụng lên piston xi lanh phanh chính, áp suất trong dẫn động và lực đẩy lên má phanh sẽ tăng lên. Do vậy dẫn động phanh thuỷ lực bảo đảm được sự làm việc đồng thời của cơ cấu phanh đĩa, bảo đảm sự tỷ lệ giữa lực tác dụng lên bàn đạp và lực đẩy lên má phanh ở cơ cấu phanh đĩa.
Hình 2.10. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực, trợ lực chân không 1.Bầu trợ lực phanh; 2. Xi lanh phanh chính; 3. Bộ điều hòa lực phanh;