Các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam p4 (Trang 25 - 29)

4.3.1.1 Rủi ro tín dụng trong quá khứ

Dựa vào kết quả GMM sai phân hai bước cho thấy RRTD trong quá khứ tác động cùng chiều đến với RRTD trong hiện tại có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1% và 5%. Bởi vì RRTD trong quá khứ không dễ dàng bị xóa bỏ mà chuyển sang ảnh hưởng tới năm tiếp theo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của luận văn và phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh & cộng sự (2018), Võ Thị Quý & Bùi Ngọc Toản (2014).

4.3.1.2 Tăng trưởng tín dụng

Dựa vào kết quả GMM sai phân hai bước cho thấy tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến với RRTD trong hệ thống NHTM Việt Nam và có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1% và 5%. Nguyên nhân vì khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, do

82

cạnh tranh và phát triển các ngân hàng sẽ nới lỏng việc cấp tín dụng, giảm tiêu chuẩn cho vay xuống thấp hơn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ cho vay nhiều khách hàng không tốt làm tăng RRTD. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của luận văn và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Salas & Saurina (2002), Đỗ Quỳnh Anh & Nguyễn Đức Hùng (2013). Dựa vào hình 4.2 sau đây sẽ cho ta thấy thực trạng tăng trưởng tín dụng tác động đến RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019.

Nguồn: BCTC của các ngân hàng qua các năm

Hình 4. 2 Tăng trưởng tín dụng tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019

Qua hình 4.2 ta thấy trong 3 năm đầu 2009-2011 ta thấy tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đến năm 2011 có xu hướng giảm trong 3 năm liên tiếp, đến năm 2012 thì dần hồi phục lại. Điều này cho ta thấy đối với tình hình nợ xấu và trích lập dự phòng tăng cao thì cũng gây tác động đến với tăng trưởng tín dụng. Từ năm 2012 đến năm 2019 tỷ lệ nợ xấu và DPRRTD có xu hướng giảm và ổn định ở mức 1.80% và 1.20% thì tăng trưởng tín dụng cũng ở mức ổn định bình quân là 18% mỗi năm. Mặc dù ở thời gian hiện tại tình trạng tăng trưởng tín dụng đã ổn định không còn tăng giảm đột biến như thời gian đầu, tuy nhiên vẫn sẽ cần những biện pháp tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng hiện tại vì nếu tăng trưởng quá nhanh dễ dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng thì sẽ gây ra hệ lụy RRTD, nợ xấu tăng cao cho các NHTM.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 0.025 0.030 0.035 0.040 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ xấu Dự phòng RRTD Tăng trưởng tín dụng

83

4.3.1.3 Khả năng sinh lời

Dựa vào kết quả GMM sai phân hai bước cho ta thấy khả năng sinh lời (ROA) có tác động ngược chiều với RRTD và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nguyên nhân khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng, thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp, xác suất mà các nhà quản trị ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro sẽ giảm và do đó xác suất mà các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của luận văn và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Ahlem Selma Messai (2013) và Nguyễn Văn Thuận & Dương Hồng Ngọc (2015). Dựa vào hình 4.3 sau đây sẽ cho ta thấy thực trạng khả năng sinh lời tác động đến RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019.

Nguồn: BCTC của các ngân hàng qua các năm

Hình 4.3 Khả năng sinh lời tác động đến RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019

Qua hình 4.3 khả năng sinh lời (ROA) và RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019 nhìn vào thực trạng ta thấy khả năng sinh lời từ năm 2009 đến 2013 có xu hướng giảm. ROA năm 2009 đạt 1.18% giảm xuống còn 0.6% vào năm 2013. Điều này cho ta thấy RRTD tăng cao thì tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ

0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 0.025 0.030 0.035 0.040 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ xấu Dự phòng RRTD ROA

84

có xu hướng giảm xuống. ROA đạt 0.6% năm 2014 tăng lên 1.1% vào năm 2019 thì RRTD có xu hướng giảm dần ở mức ổn định. Qua đó ta nhận thấy có mối tương quan ROA có tác động ngược chiều với RRTD tại các NHTM Việt Nam. Mặc dù lợi nhuận cao sẽ làm góp phần giảm thiểu RRTD, tuy nhiên vẫn phải kiểm soát khả năng sinh lời ở mức tăng trưởng ổn định bền vững, vì khi lợi nhuận tăng cao đột biến, các NHTM sẽ có xu hướng chủ quan trong công tác cho vay và quản trị RRTD dễ có những nhận định sai lầm dẫn đến RRTD.

4.3.1.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Dựa vào kết quả GMM sai phân hai bước cho ta thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) có tác động cùng chiều với RRTD có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nguyên nhân vì khi CAR cao các ngân hàng càng khẳng định khả năng bù đắp rủi ro của mình vượt ngưỡng an toàn (tỷ lệ CAR mà NHNN quy định). Từ đó các ngân hàng sẽ chủ quan trong việc tăng cường cho vay mà thiếu sự sàng lọc khách hàng dẫn đến RRTD. Kết quả này phù hợp với luận văn và các nghiên cứu Võ Hồng Đức & cộng sự (2014), Nguyễn Văn Thép & Nguyễn Thị Bích Phượng (2016). Dựa vào hình 4.4 sau đây sẽ cho ta thấy thực trạng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động đến RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019.

Nguồn: BCTC của các ngân hàng qua các năm

Hình 4.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động đến RRTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 0.025 0.030 0.035 0.040 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ xấu Dự phòng RRTD CAR

85

Qua hình 4.4 cho ta thấy RRTD càng cao thì CAR càng tăng, điều này khẳng định khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng. Khi RRTD giai đoạn 2009-2012 tăng cao thì CAR của các NHTM tăng từ 14.7% lên 15.3% (tăng 0.6%). Giai đoạn 2013-2019 RRTD có xu hướng giảm, CAR cũng giảm từ 14.4% xuống 11.4% (giảm 3%). Như vậy ta có thể thấy được mối tương quan giữa CAR và RRTD tại Việt Nam là cùng chiều. Tuy nhiên CAR tại Việt Nam còn có mặt hạn chế là khi CAR cao các ngân hàng càng khẳng định khả năng bù đắp rủi ro của mình vượt ngưỡng an toàn. Từ đó các ngân hàng sẽ chủ quan trong việc tăng cường cho vay mà thiếu sự sàng lọc khách hàng dẫn đến RRTD.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam p4 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)