Bán hàng trực tiếp: là quá trình giao tiếp trực tiếp với khách hàng triển vọng với mục đích bán hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp XTTM nhằm phát triển thị trường sản phẩm phần mềm quản lý của công ty CP Tri – vision trên thị trường Miền Bắc (Trang 28 - 33)

mục đích bán hàng

Ưu điểm Nhược điểm

- Là công cụ có tính thuyết phục nhất có thể ảnh hưởng tới hành vi

- Chi phí cao cho mỗi giao dịch

mua của khách hàng

- Cho phép trao đổi thông tin hai chiều

- Thường cần cho sản phẩm phức tạp

thúc đẩy rất lớn và khó thực hiện - Các đại diện bán hàng tồi có thể

ảnh hưởng đến uy tín của công ty

BH 3. 4 Ưu nhược điểm của bán hàng trực tiếp

* Đề xuất với từng công cụ cụ thể :

Báo chí : phương tiện này có một số ưu điểm như chiếm lượng khán giả lớn, nội dung có căn cứ xỏc đỏng.Cụng ty có thể tranh thủ các sự kiện nổi bật và cập nhật nhất để tăng tính hấp dẫn. Báo chí là một phương tiện thuyết phục khách hàng khá hiệu quả . Xu thế chung hiện nay ngoài quảng cáo thông thườn một dịch vụ quảng cáo mới có hiệu quả hơn mà công ty cần xem xét đó là dịch vụ PR cho báo chí. Công ty có thể đặt viết bài nói về công ty và các sản phẩm của công ty, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy mình không phải đang đọc mẩu quảng cáo mà họ sẽ cảm nhận về công ty theo hướng khách quan hơn.

Quảng cáo trên truyền hình : thực ra với công ty quảng cáo trên truyền hình là không cần thiết. Nhưng nếu có thể công ty cũng nên nghĩ tới việc đầu tư cho các chương trình truyền hình, bởi nó là kênh thu hút khá nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng : kênh tiêu thụ qua bán hàng trực tiếp rất quan trọng đối với công ty. Quan hệ tin cậy gắn bó lâu dài thực chất cũng chính là quan điểm của công ty khi bước đầu thành lập, song để có thể hiện thực được nó cần phải có một quá trình biến đổi toàn diện. Công ty nờn cú những khóa học, tài liệu phù hợp để nâng cao giao tiếp cũng như năng lực của đội ngũ bán hàng nói riêng và của toàn công ty nói chung. Bởi mọi thành viên trong công ty đều là đại sứ hình ảnh của công ty. Khi hoàn thiện được điều này không chỉ xây dựng nó thành nét ứng xử tốt đẹp với khách hàng mà nú cũn có tác dụng ngay trong bản thân công ty, cần phải xây dựng và phát triển thành một văn hóa ứng xử của công ty.

Đối với lực lượng bán hàng trực tiếp : không chỉ đào tạo cho họ văn hóa ứng xử như đã nêu trên mà trong lúc tuyển dụng cũng cần phải chú ý tới những người có phẩm chất năng động, nhiệt tình , sáng tạo và cũng có khả năng giao tiếp tốt ( điều này

thường thấy ở các bạn sinh viên khối trường kinh tế, nổi bật nhất là ở sinh viên Marketing của trường ĐH Thương Mại).

3.2.2 Một số đề xuất khác

* Đề xuất hoàn thiện sản phẩm phần mềm quản lý

Theo quan điểm marketing một sản phẩm muốn nâng cao sức cạnh tranh thỡ nú cần phải đảm bảo được sự nổi bật về các yếu tố của một mặt hàng thương mại trong đó phải đảm bảo sự hoàn thiện đầy đủ về các thuộc tính cốt lõi của một sản phẩm thương mại

Một là nâng cao đặc tính nổi trội và chất lượng cảm nhận được của sản phẩm phần mềm quản lý dựa trên công nghệ tiên tiến hàng đầu với sự tiện dụng và hiệu quả cũng như cho kết quả chính xác và nhanh chóng của sản phẩm

Hai là, yếu tố về chất lượng dịch vụ như tư vấn, bảo hành khuyến mãi. Công ty cần xây dựng thành một quy trình cụ thể và thống nhất, đây là một phần vô cùng quan trọng đối với sản phẩm phần mềm quản lý bởi nú cũn khá mới mẻ ở Việt nam do đó mà cần có sự tư vấn chi tiết thì khách hàng tiềm năng mới có thể hiểu và tin dùng sản phẩm của công ty. Đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng khi được đào tạo kỹ về kỹ năng giao tiếp và có chương trình cung cấp dịch vụ hợp lí của công ty sẽ không chỉ giữ được những khách hàng hiện tại mà bên cạnh đú cũn tạo được cảm tình của khách hàng quen thuộc và cả khách hàng tiềm năng .

Ba là, công ty cần quan tâm đến những dịch vụ và các sản phẩm phụ đi kèm sản phẩm chính cung ứng cho khách hàng. Thông thường khi mua các sản phẩm phần mềm quản lý khách hàng thường đưa ra các ý kiến để công ty gia công sản phẩm theo hướng của khách hàng, song điều mà khách hàng cần ngay sau đó là việc hướng dẫn sử dụng, xử lý các vấn đề phát sinh.

* Đề xuất về tổ chức nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và xuyên suốt hoạt động kinh doanh của công ty . Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ luôn thu thập thông tin, luôn bám sát vào cách ứng xử, hành vi mua sắm của khách hàng, trong quá trình sản xuất sản phẩm đội ngũ này sẽ bám sát từng bước và liên hệ với nhu cầu và xu hướng hiện tại của thị trường để kịp thời có đóng góp cho đội ngũ kỹ thuật có những sửa chữa hoặc bổ sung những tính năng mới cho sản phẩm để nó phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Cần chia khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau để xác định đâu là nhóm khách hàng mục tiêu, đâu là nhóm khách hàng tiềm năng, để có những phương án và chính sách tiếp cận đúng đắn.

Tiếp tục phát huy các hình thức tranh thủ ý kiến của những khách hàng quen thuộc,cỏc chuyên gia, đồng thời thu thập những phản ứng của những khách hàng mới khi họ tham gia dùng thử sản phẩm.

Cần phải thường xuyên theo dõi thu thập thông tin phân tích khả năng , lợi thế cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh ( hiện nay có khá nhiều các công ty tham gia vào lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm, đặc biệt là đó cú sự xuất hiện của các công ty lớn từ nước ngoài).

KẾT LUẬN

Trong thời kì hiện nay khi mà Nhà nước ta đang từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp thì công tác hoạch định chiến lược, đồng thời quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh càng quan trọng. Nú giỳp Nhà nước quản lý kinh tế tới từng đơn vị sản xuất kinh doanh. Còn đối với doanh nghiệp thì công tác hoạt động Marketing có tác dụng to lớn trong việc trợ giúp giám đốc ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều kiện phát triển hiện tại của ngành công nghệ thông tin trong nước, và những nhận thức còn hạn chế của tập khách hàng tiềm năng thì việc làm thế nào để đứng vững và phát triển là một bài toán tương đối khó với các doanh nghiệp nói chung và đối với công ty CP Tri-vision nói riêng. Do đó đòi hỏi sự hoàn thiện và nỗ lực rất nhiều của công tác hoạt động Marketing nói chung và đặc biệt là hoạt động XTTM nói riêng.

Đưa ra các giải pháp XTTM nhằm phát triển thị trường cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm là một đề tài mang tính kinh tế cao và đòi hỏi tính cấp bách, nhất là trong giai đoạn phát triển của ngành CNTT nước nhà hiện nay. Khi nghiên cứu đề tài này, em cố gắng tập hợp những cơ sơ lý luận về XTTM trong nền kinh tế thị trường, coi đây là một dịp hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường, đồng thời dựa vào đó để đi sâu đánh giá được những nột chớnh về ưu điểm và những tồn tại cũng như nguyên nhân trong quá trình thực hiện hoạt động XTTM của công ty CP Tri- vision. Từ những cơ sở lý luận đã tiếp thu được và từ những thực tiễn áp dụng đó của công ty, em đã đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện công nghệ XTTM của công ty.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, đồng thời với những kiến thức còn nhiều thiếu sót, và kinh nghiệm thực tiễn cũn quỏ ớt mà bài chuyên đề của em không tránh khỏi được những vấn đề chưa phù hợp, thiếu sót. Do đó em rất mong được sự quan tâm đóng góp sửa chữa của các thầy cô và các bạn, để em cú thờm những kiến thức áp dụng những lý luận quý báu vào thực tiễn lấy đó làm cơ sở coi như là kinh nghiệm thực tiễn nhằm tránh được sự bỡ ngỡ sau này trong công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị Marketing Philip. Kotler

2. Marketing căn bản PGS.TS Trần Minh Đạo 3. Marketing thương mại GS, TS Nguyễn Bách Khoa 4. Nghiên cứu Marketing David J.luck/Ronald S.Rubin

5. Báo cáo tổng kết quá trình kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của công ty CP Tri- vision

6. Nhật ký kinh doanh của giám đốc công ty CP Tri-vision 7. Website : http://vnexpress.net/

http://dantri.com.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp XTTM nhằm phát triển thị trường sản phẩm phần mềm quản lý của công ty CP Tri – vision trên thị trường Miền Bắc (Trang 28 - 33)