2.4. Kết cấu các bộ phận chính hệ thống treo điều khiển điện tử xe
2.4.4. bộ điều khiển điện
Sơ đồ mạch điện diều khiển của tems
Hình 2.7 Sơ đồ mạch điện điều khiển
2.4.4.1Các chế độ giảm chấn
Lực giảm chấn trong quá trình chuyển động bình thường được xác định thông qua việc đặt chế độ của công tắc lựa chọn. Khi công tắc ở chế độ bình
thường, lực giảm chấn là mềm, khi công tắc ở chế độ thể thao, lực giảm chấn là trung bình.
2.4.4.2Nguyên lý hoạt động bộ điều khiển điện Nguyên lý hoạt động
Khi vô lăng quay, đĩa xẻ rãnh quay theo. Hai đèn LED phát sáng do dòng điện từ cực Vs của TEMS ECU chạy qua. Ánh sáng từ đèn LED chiếu qua đĩa rãnh đến các transitor bị chắn một cách gián đoạn do các lỗ trên đĩa xẻ rãnh đặt giữa transitor và đèn LED. Transitor quang bật tắt liên tục do ánh sáng của đèn LED.
Hình 2.8 Cảm biến tay lái kiểu quang
Các transitor Tr1 và Tr2 sinh ra các tín hiệu tắt mở theo tín hiệu tắt mở của transitor quang. Vì vậy, dòng điện từ cực SS1 và SS2 của TEMS ECU chạy qua Tr1 và Tr2 phụ thuộc vào tín hiệu tắt mở này từ transitor quang. Nếu quy ước thời gian dòng điện chạy qua là 1 và không chạy qua là 0 thì sẽ có các tín hiệu như hình 4.6. TEMS ECU nhận biết góc và hướng quay của vô lăng theo sự thay đổi những tín hiệu này.
Hình 2.9 Xung tín hiệu của cảm biến tay lái
- Công tắc đèn phanh
Công tắc này được gắn trên giá đỡ bàn đạp phanh, khi phanh công tắc này cho điện áp 12V tác dụng lên cực STP của TEMS ECU. Tín hiệu này được ECU nhận biết hệ thống phanh hoạt động hay không hoạt động. Khi không đạp phanh thì tại cực STP là 0V.
Hình 2.10 Cấu tạo và sơ đồ mạch điện công tắc đèn phanh
- Cảm biến tốc độ
Là 1 cảm biến dùng để đo tốc độ của xe từ đó đưa ra tín hiệu gửi về bộ sử lý.bọ sử lý sẽ lấy thông tin đó để hiển thị lên đồng hồ tốc độ
Cảm biến này gắn trong công tơ mét, bao gồm một nam châm và một công tắc lưỡi gà. Tín hiệu từ cảm biến này được gửi đến cực SPD của TEMS ECU để báo cho ECU biết tốc độ chuyển động của xe.
- Cảm biến vị trí bướm ga
Hình 2.12 Cảm biến vị trí bướm ga có tiếp điểm cầm chừng Hình 2.11 Cảm biến tốc độ xe
Cảm biến này được gắn ở họng hút để cảm nhận độ mở của bướm ga và gửi các tín hiệu này đến TEMS ECU qua ECU động cơ dưới dạng tín hiệu điện áp. Một điện áp không đổi 5V từ ECU động cơ được cấp lên cực Vc của cảm biến này. Khi độ mở bướm ga thay đổi, tiếp điểm trượt dọc theo biến trở làm giá trị điện áp tác dụng lên cực VTA thay đổi theo.cảm biến vị trí bướm ga có tác dụng xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ sử lý trung tâm từ đó đưa ra được các chế độ điều khiển và làm việc sao cho tối ưu nhất trên các dòng xe sử dụng hộp số tự động ,vị trí bướm ga còn là thông số quan trọng dùng để kiểm soát quá trình sang số
ECU động cơ biến đổi điện áp VTA này thành một trong tám tín hiệu bướm ga khác nhau để báo cho TEMS ECU biết độ mở bướm ga. Hình 4.10 chỉ ra điện áp của cực L1, L2 và L3 theo sự thay đổi góc mở bướm ga.
- Công tắc khởi động số trung gian
Hình 2.14 Công tắc khởi động số trung gian
Công tắc này được gắn trên hộp số tự động và được sử dụng để biết vị trí cần số. Khi cần số ở vị trí N hay P, công tắc này bật điện áp tại cực NTR của TEMS ECU bằng 0V. Vì vậy ECU biết được tay số đang ở vị trí tay số P hay N.