GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC THAY ĐỔ

Một phần của tài liệu CẨM NANG NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH (Dành cho công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã) (Trang 78 - 83)

TỊCH CỦA CÁ NHÂN THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

1. Những thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣợc quyết định của Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣợc ghi vào Sổ hộ tịch

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Hộ tịch thì những thay đổi hộ tịch sau đây của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch:

- Thay đổi quốc tịch; - Xác định cha, mẹ, con; - Xác định lại giới tính;

- Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

- Công nhận giám hộ;

- Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Việc ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch nhằm giúp cơ quan đăng ký hộ tịch có thể theo dõi, quản lý, cập nhật thông tin hộ tịch của mỗi cá nhân, bảo đảm dữ liệu hộ tịch được đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tế; đồng thời là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu, xác nhận thông tin hộ tịch của cá nhân, phục vụ cho yêu cầu chính của cá nhân đó và cơ quan, tổ chức khác có yêu cầu theo đúng quy định pháp luật.

2. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch

Điều 30 Luật Hộ tịch quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến UBND nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào

Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp thay đổi quốc tịch thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

3. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

UBND cấp xã nơi đã thực hiện việc đăng ký sự kiện hộ tịch có liên quan có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch nội dung các thay đổi hộ tịch khác, cụ thể:

- UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho cá nhân trước đây thực hiện ghi vào sổ việc thay đổi quốc tịch; xác định lại giới tính; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; việc xác định cha, mẹ, con.

- UBND nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thực hiện ghi vào sổ việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- UBND nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện ghi vào sổ việc chấm dứt nuôi con nuôi.

Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy tờ cần ghi vào sổ, công chức Tư pháp - Hộ tịch kiểm tra và ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch đó. Nội dung ghi vào sổ được xác định theo giấy tờ (bản án, quyết định) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Cách thức ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Khoản 6, khoản 8 Điều 29, Thông tư số 04/2020/TT- BTP quy định việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:

- Khi ghi vào Sổ hộ tịch công chức làm công tác hộ tịch phải ghi rõ: Nội dung thay đổi; số bản án/quyết định; ngày, tháng, năm ban hành bản án/quyết định; cơ quan ban hành bản án/quyết định và người ký bản án/quyết định.

- Việc thay đổi quốc tịch được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh; việc thay đổi này cũng được ghi vào mục “Ghi chú” trong các Sổ hộ tịch khác mà người thay đổi quốc tịch đã đăng ký hộ tịch;

- Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người con;

- Việc xác định lại giới tính được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người được xác định lại giới tính;

- Việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;

- Việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký kết hôn;

- Việc công nhận giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;

- Việc tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh;

- Việc tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người đã chết được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.

*Lưu ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu trữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định ngay sau khi nhận được bản án, quyết định. Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên thì gửi thông báo kèm theo bản chụp trích lục bản án, bản sao quyết định tới cơ quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch để ghi tiếp vào Sổ hộ tịch.

- Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch chưa nhận được thông báo kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định, mà người có thông tin hộ tịch thay đổi cung cấp trích lục bản án, bản sao quyết định hợp lệ, đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan đăng ký hộ tịch cũng thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định, đồng thời ghi chú nội dung thay đổi vào mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch. Trường hợp cơ quan thực hiện ghi chú không phải là cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây thì ghi chú nội dung thay đổi vào mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch, đồng thời gửi bản chụp trích lục bản án, bản sao quyết định đến cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Một phần của tài liệu CẨM NANG NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH (Dành cho công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã) (Trang 78 - 83)