Đánh giá định lượng:

Một phần của tài liệu Dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn (Trang 117 - 129)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.2. Đánh giá định lượng:

Việc đánh giá định lượng dựa trên các bài kiểm tra sau khi được HS thực hiện trong đợt thử nghiệm. Kết quả kiểm tra như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đề kiểm tra số 1 Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN(11A1) Tần số 0 0 1 2 4 6 7 7 7 4 38 ĐC(11A2) Tần số 0 2 3 6 6 7 5 5 3 1 38

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra bài số 1 của hai lớp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN Lớp ĐC

Kết quả: Lớp thực nghiệm có 35/38 (92,1%) đạt trung bình trở lên, trong đó 25/38 (65,8%) đạt khá giỏi.

Lớp đối chứng có 27/38 (71,1%) đạt trung bình trở lên, trong đó 14/38 (36,8%) đạt khá giỏi.

Điểm Tần số

Bảng 3.2. Kết quả đề kiểm tra số 2 Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (11A1) Tần số 0 0 0 4 3 5 6 8 8 4 38 ĐC(11A2) Tần số 0 3 2 7 5 7 5 4 4 1 38

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra bài số 2 của hai lớp

Kết quả:

Lớp TN có 34/38 (89,5%) đạt trung bình trở lên, trong đó 26/38 (68,4%) đạt khá giỏi. Lớp ĐC có 26/38 (68,4%) đạt trung bình trở lên, trong đó 13/46 (36,8%) đạt khá giỏi.

Điểm Tần số

Kết hợp giữa hai lần kiểm tra ta có bảng số liệu như sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu của hai bài kiểm tra

Lớp thực nghiệm 11A1 Lớp đối chứng 11A2

Giá trị (Điểm ) xi Tần số (số lượng HS đạt điểm xi ) ni Tổng điểm xi.ni Tần số (số lượng HS đạt điểm xi ) mi Tổng điểm xi.mi 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 5 10 3 1 3 5 15 4 6 24 13 52 5 7 35 11 55 6 11 66 14 84 7 13 91 10 70 8 15 120 9 72 9 15 135 7 63 10 8 80 2 20 Tổng N=76 N= 76 Mốt ( Mo) Mo(1)=8 Mo(1)=9 Mo=6

Số trung vị (Me) 7.5 6 Giá trị trung bình x 7.3 5.8 Độ lệch chuẩn (s) 1,68 2.01

Thông qua Bảng 3.3ta có những nhận xét như sau:

+ M0 (TN) = 8 và M0 (TN) = 9 > Mo(ĐC) = 6. Lớp đối chứng có số HS đạt điểm 8,9 nhiều nhất. lớp thực nhiệm số HS đạt điểm 6 là nhiều nhất.

+ Me(TN) = 7.5 > Me (ĐC) = 6 . Nếu ta sắp thứ tự từng HS theo điểm đạt được từ bé đến lớn thì HS đứng giữa của lớp thực nghiệm cao hơn HS đứng giữa của lớp đối chứng.

+ x(TN)=7,3 > x(ĐC) = 5.8 . Điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

+ s(TN) < s(ĐC) : Độ phân tán của nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng điều đó chứng tỏ : độ đồng đều của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng; điều đó chứng rằng năng lực giải toán của lớp thực nghiệm đều hơn.

Kết luận chung về hai bài kiểm tra: Nhìn chung kết quả học tập của lớp thực nghiệm qua bài kiểm tra đạt tỷ lệ tương đối tốt chứng tỏ HS lớp thực nghiệm đã quen với tác phong làm việc độc lập, tự giác và nắm chắc kiến thức. Còn lớp đối chứng kết quả học tập thấp hơn, chứng tỏ kiến thức của các em chưa vững vàng, chưa chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức. Một nguyên nhân không thể phủ nhận là lớp thực nghiệm HS đã thường xuyên được thực hiện các hoạt động trong quá trình học tập, các kĩ năng được quan tâm rèn luyện. Như vậy phương pháp dạy ở lớp thực nghiệm tốt hơn so với phương pháp dạy ở lớp đối chứng tương ứng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dạy học khám phá có hướng dẫn chủ đề giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT đã bước đầu giúp GV thể hiện được vai trò thiết kế, tổ chức, điều khiển và HS chủ động trong quá trình dạy học, trong đó HS là chủ thể khám phá tri thức, được học trong hoạt động và bằng hoạt động trong sự hợp tác và giao lưu.

Tổ chức dạy học bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn có tác dụng phát huy tính tích trong hoạt động học tập của HS, góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực tự khám phá, tìm tòi.

Trong dạy học khám phá HS không những tự hình thành các kiến thức kiến tạo tri thức, phương pháp tự học mà còn tự hình thành phương pháp khám phá để phát hiện và giải quyết vấn đề.

Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã thu được kết quả sau:

1. Trình bày tổng quan về phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn, một trong những phương pháp dạy học tích cực, có thể vận dụng hiệu quả trong dạy học ở trường THPT.

2. Trên cơ sở hệ thống các quan điểm về dạy học khám phá của một số nhà khoa học trong và ngoài nước, luận văn đã đưa ra được quan niệm khái quát về hoạt động khám phá và các đặc trưng của DHKP có hướng dẫn.

3. Đề xuất được các biện pháp chủ đạo cần thực hiện trong quá trình dạy phương trình lượng giác ở trường THPT trên cơ sở tổ chức các hoạt động khám phá có hướng dẫn.

4. Tổ chức dạy học theo quan điểm khám phá có hướng dẫn đã giúp HS phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, ghi nhớ kiến thức lâu hơn vì những kiến thức là do học sinh tự tìm tòi khám phá. Từ đó giúp HS có niềm tin, hứng thú trong học tập.

Kết quả của thử nghiệm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học mà đề tai đặt ra là đúng đồng thời mục đích nghiên cứa, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Võ Bình (2003), Dạy học khám phá với việc dạy học định lí toán học, Tạp chí Giáo dục, số 60, 6/2003.

2.Bruner. J, Discovery and Inquiry Learning. Nguồn website:

http://www.Unco/donna Ferguson/ETHistory/BRUNER.HTM.

3.Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lý luận dạy học, NXB Đại học Quốc ga Hà Nội

5.Lê Hồng Đức (2002), Phương pháp giải toán lượng giác, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6.Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh (2001), Logic Toán, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa

7.Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay, Dự án Việt - Bỉ.

8.G.Polya, Giải một bài toán như thế nào (bản dịch), NXB Giáo dục, 1975

9.Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam,

Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2008), Đại sốvà giải tích 11. Nhà xuất bản

Giáo dục.

10.Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam,

Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2008), Sách giáo viên Đại số và giải tích

11. Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Phạm Minh Hạc (2000), "Phương hướng tiếp cận hoạt động nhân cách - Một cơ sở lý luận của phương pháp dạy học hiện đại ", Tạp chí khoa học giáo dục (25), tr 7-10.

12.Bùi Hiền và các tác giả khác (2011), Từ điển giáo dục học, NXB Từ

điển bách khoa.

13.Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2003),Áp dụng dạy học tích cực trong môn Toán, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội

14.Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội

15.Nguyễn Thái Hòe (1996), Các phương pháp dạy học môn toán, NXB giáo dục

16.Nguyễn Bá Kim ( chủ biên), Vũ Dương Thụy(2001), Phương pháp dạy học môn Toán đại cương

17.Nguyễn Bá Kim (2002),Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB giáo dục

18.Nguyễn Bá Kim (2004), phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm

19.Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn toán, NXB giáo dục 20.Võ Đại Mau (2001), Phương trình, Bất phương trình lượng giác, Nhà xuất

bản trẻ

21.Bùi Văn Nghị (2004), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm

22.Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học sư phạm Hà Nội

23.Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nxb ĐH sư phạm

24.Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy – Học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội

25.Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Dạy – Tự học, NXB Giáo dục

26.Hoàng Cơ Thạch (2013), Vận dụng PPDH khám phá có hướng dẫn trong dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT, Trường Đại học Vinh, Vinh.

27.Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Hữu Hậu, Biện pháp khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh trong việc phân chia trường hợp riêng khi giải Toán, Tạp chí Giáo dục, số 151 (kì 1 – 12/2006), trang 21-23

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH

Em hãy vui lòng cho thầy biết ý kiến của em về các vấn đề sau: ( Khoanh tròn vào đáp án mà em đồng ý)

1. Phương trình lượng giác là một nội dung: A. Khó.

B.Bình thường. C.Dễ.

2. Kiến thức trong mỗi giờ học phương trình lượng giác là: A. Quá nhiều.

B. Vừa đủ. C. Hơi ít.

3. Bài học trên lớp nội dung phương trình lượng giác, em có thể: A. Hiểu ngay.

B. Chưa rõ lắm. C. Không hiểu gì.

4. Khó khăn nhất khi học giải phương trình lượng giác là: A. Giải phương trình lượng cơ bản.

B. Giải phương trình lượng giác bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác.

C. Giải phương trình lượng giác bậc nhất đối với sinx và cosx. 5. Em thích học giải phương trình lượng giác bậc nhất vì:

A. Đó là một nội dung quan trọng trong thi đại học. B. Học để đối phó kiểm tra của thầy (cô).

C. Do bài giảng của thầy (cô) rất hay.

6. Em phát biểu ý kiến trong giờ học phương trình lượng giác: A. Luôn luôn.

C. Không bao giờ.

7. Khi bạn trong lớp phát biểu, em có nhận xét, góp ý phê bình hay không? A. Thỉnh thoảng.

B. Thường xuyên. C. Không bao giờ

8. Trong các bài học, em có hay nêu thắc mắc của mình với giáo viên hay không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

9. Bài giảng của thầy (cô) phần giải phương trình lượng giác: A. Nhanh.

B. Nhịp độ vừa phải. C. Hơi chậm.

10. Không khí các giờ học giải phương trình lượng giác: A. Căng thẳng.

B. Sôi nổi, hào hứng. C. Trầm lắng, buồn tẻ.

11. Trong các giờ học, các yêu cầu của thầy (cô), em thường: A. Làm được hết.

B. Chỉ làm được một số. C. Không làm được gì cả.

Ý kiến khác: Em có thể nêu một số ý kiến khác của mình về khó khăn khi học giải phương trình lượng giác, mong muốn gì trong các bài giảng của thầy (cô)?

………

Xin chân thành cảm ơn ý kiến của em!

( Phiếu này dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Không sử dụng để đánh giá HS)

Phụ lục 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: ( Khoanh tròn vào đáp án mà đồng chí đồng ý)

1. Nội dung chương trình quy định cho mỗi tiết học giải phương trình lượng giác của lớp 11 là:

A. Hơi nhiều. B. Vừa đủ. C. Hơi ít.

2. Kiến thức phần phương trình lượng giác so với trình độ chung của học sinh là: A. Khó. B. Bình thường. C. Dễ.

3. Khi dạy giải phương trình lượng giác, phần khó nhất làm cho học sinh hiểu là: A. Giải phương trình lượng giác cơ bản.

B. Giải phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác. C. Giải phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx.

4.Trong các bài giảng phần phương trình lượng giác, các phương pháp dạy học tích cực luôn được áp dụng:

A.Thường xuyên. B.Thỉnh thoảng. C.Rất ít.

5. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các bài phương trình lượng giác là:

A.Khó. B.Bình thường. C.Dễ. 6. Khi dạy một bài thầy (cô) chú ý đến:

A.Học sinh chỉ cần hiểu được bài.

B.Học sinh hiểu bài, giải được nhiều dạng bài tập liên quan.

C.Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. 7. Việc thiết kế các bài giải phương trình lượng giác theo các hoạt động để học sinh khám phá được tri thức mới là:

A.Không thể. B.Khó khăn.

C.Không khó.

8. Thời gian trong một giờ học để hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc ở nhà là: A.Không có.

B.Có ít. C.Luôn có.

9. Trong các bài giảng, mối liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn A. Luôn được chú ý.

B. Được nhắc đến nếu có thời gian. C. Không quan tâm.

10. Trong các giờ học:

A.Nhiều học sinh hăng hái phát biểu. B.Chỉ có một số học sinh phát biểu. C.Không học sinh nào phát biểu.

11. Khó khăn khi áp dụng phương pháp tích cực vào dạy giải phương trình lượng giác là:

A. Kiến thức trừu tượng.

B. Do không đủ thời gian để dạy hết bài nếu áp dụng phương pháp đó. C.Do không đủ thời gian để thiết kế giáo án.

Ý kiến khác: Thầy (cô) có thể viết ý kiến khác của mình về khó khăn khi dạy

giải phương trình lượng giác lớp 11, về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong nội dung này.

……… ……… ………

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)!

( Phiếu này dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Không sử dụng để đánh giá GV)

Một phần của tài liệu Dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)