Nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh thông qua dạy học giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Nội dung thử nghiệm

-Thử nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

Lớp thử nghiệm: 12Evới 34 học sinh. Lớp đối chứng: 12Cvới 33 học sinh.

Thời gian thử nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Giáo viên dạy lớp thử nghiệm: Cô giáo Phạm Thị Thu Hương.

Giáo viên dạy lớp đối chứng:Thầy giáoNguyễn Hùng Cường.

-Được sự đồng ý của trường THPT Hùng Vương, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập của các lớp khối 12 của trường và nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp 12C và 12E là tương đương nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi được thử nghiệm tại lớp 12E và lấy lớp 12C làm đối chứng.Việc dạy thử nghiệm và đối chứng thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Thử nghiệm được tiến hành trong các tiết họctự chọn, luyện tập về phương pháp tọa độ trong không gian: Giáo án được trình bày trong Phụ lục 2và Phụ lục 3 của khóa luận.

-Chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm. Sau đây là nội dung đề kiểm tra 1 tiết dành cho 2 lớp 12C và 12E trước và sau khi tiến hành thử nghiệm:

+ Bài kiểm tra trước khi dạy thử nghiệm:

Câu 1: (5điểm). Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thoi tâm O,

cạnh a, 60 , ( D), . 2 a ABC SA ABC SA      c. Tính thể tích khối chóp S.ABCD?

d. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC?

Câu 2: (5 điểm). Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng 1. c. Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (A’BD)?

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BB’, CD, A’D’. Tính thể tích khối tứ diện MNPC’?

Ý định sư phạm của đề kiểm tra trước tác động:

Đề kiểm tra được đưa ra với dụng ý kiểm tra trình độ nhận thức và phương pháp tư duy của học sinh. Từ đó, đánh giá thực trạng vấn đề bồi dưỡng tư duy thuật giải trong dạy học bộ môn Toán ở nhà trường phổ thông cho học sinh.

+ Bài kiểm tra sau khi dạy thử nghiệm:

Câu 1 (5 điểm). Hãy nêu các bước thực hiện bài toán sau:

Cho tam diệnvuông Oxyz, trên Ox, Oy, Oz lấy các điểm A, B, C sao cho OA=a, OB=b, OC=c.

a)Tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (ABC). b)Giả sử A cố định còn B, C thay đổi nhưng luôn thỏa mãn:

OA = OB + OC. Hãy xác định vị trí của B và C sao cho thể tích của tứ diện O.ABC là lớn nhất.

Câu 2 (5 điểm).

a)Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a(cm), SA=SB=SC, khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABC) bằng a (cm). Tìm ađể hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) vuông góc với nhau.

b)Nêu thuật giải cho bài toán tổng quát chứng minh hai mặt phẳng trong không gian vuông góc với nhau.

Ý định sư phạm của đề kiểm tra sau tác động:

Đề kiểm tra được ra với dụng ý kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh và sự thể hiện tư duy thuật giải của học sinh trong giải toán đồng thời đánh giá kiến thức, kỹ năng, rèn luyện tư duy toán học để tìm lời giải các bài tập hình học không gian bằng phương pháp tọa độ.

Ở câu 1a, học sinh đã được biết đến thuật giải của bài toán trong quá trình giáo viên dạy thử nghiệm nên đề bài câu 1a nhằm kiểm tra kỹ năng thực hiện hoạt động (T1) và đồng thời kiểm tra các hoạt động (T2), (T4) của học sinh.

Câu 1b nhằm kiểm tra kỹ năng thực hiện hoạt động (T2), (T4).

Câu 2 nhằm kiểm tra kỹ năng thực hiện hoạt động (T2), (T3), (T5) và đồng thời kiểm tra kỹ năng giải bài tập hình học không gian bẳng phương pháp tọa độ của học sinh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh thông qua dạy học giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ (Trang 58 - 60)