THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn thông qua việc dạy học giải toán bằng cách lập phương trình cho học sinh trung học cơ sở (Trang 65 - 66)

3.1. Mục đích thực nghiệm

Hoạt động TNSP được tiến hành với mục đích kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã để ra. Cụ thể: Đánh giá tính khả thi, tính hợp và hiệu quả của một số biện pháp trong việc bồi dưỡng NL vận dụng TH vào TT thông qua dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các biện pháp đó.

3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Được sự đồng ý của Hiệu trưởng Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tiến hành TNSP, tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng NL vận dụng toán học vào thực tiễn được tiến hành trong các §6, §7 thuộc chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn thuộc Đại số 8 và §8 thuộc chương IV: Hàm số y ax 2bx c a ( 0). Phương trình bậc hai một ẩn thuộc Đại số 9 cụ thể như sau:

Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình Tiết 62: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Thực nghiệm sư phạm tiến hành dạy 2 tiết từ ngày 04/05/2020 đến ngày02/06/2020, tại Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ.

Cụ thể, giáo án được biên soạn và trình bày ở phụ lục.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Công tác chuẩn bị

Trước khi bắt đầu thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá về kết quả học tập của HS. Đồng thời, liên hệ với thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng để trao đổi nắm bắt tình hình đồng thời chia sẻ, nêu yêu cầu mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp của việc tổ chức thực nghiệm trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Soạn giáo án giảng dạy theo kế hoạch giảng dạy và phân phối chương trình Toán 8 và Toán 9 theo hướng bồi dưỡng NL vận dụng TH vào TT.

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm

Dựa vào sĩ số HS mỗi lớp và cũng như kết quả kiểm tra môn toán của HS lớp 8 và lớp 9 Trường Trung học cơ sở Hiền Quan, chúng tôi nhận thấy: Lớp 8A (có 35 HS); lớp 8B (có 36 HS); lớp 9A (có 34 HS); lớp 9B (có 33 HS) có số HS gần như nhau và có khả năng cũng như về điểm số là gần bằng nhau với môn toán (xem Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn thông qua việc dạy học giải toán bằng cách lập phương trình cho học sinh trung học cơ sở (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)