Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề phương trình mũ và phương trình logarit (Trang 96 - 134)

3.2 .Nội dung thực nghiệm

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Nguyên tắc thực nghiệm

- Đảm bảo kiến thức về phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit và các bài toán liên quan mà SGK đã nêu, mở rộng thêm một số kiến thức các bài toán có nội dung TT, liên môn trong phần kiến thức này.

- Phù hợp với đối tƣợng HS.

- Kết quả thực nghiệm phải đƣợc xử lý một cách khách quan, khoa học.

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành tại trƣờng THPT Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

+ Lớp thực nghiệm: 12A1, có 38 HS. + Lớp đối chứng: 12A3, có 38 HS.

Thời gian thực nghiệm: Từ 30/10/2020 đến ngày 30/11/2020 GV dạy lớp thực nghiệm: Cô giáo Thân Thị Huệ.

GV dạy lớp đối chứng: Cô giáo Phạm Thị Bích Phƣợng.

Thông qua tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 12 của nhà trƣờng nhƣ học lực trong hai năm học lớp 10, lớp 11 của các em tại trƣờng; đặc biệt căn cứ các bài kiểm tra khảo sát chất lƣợng mônToán và điểm trung bình môn Toán của các em trong hai năm học lớp 10, lớp 11, chúng tôi nhận thấy hai lớp 12A1 và 12A3 có trình độ chung về môn Toán là tƣơng đƣơng nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất đƣợc thực nghiệm tại lớp 12A1 và lấy lớp đối chứng là lớp 12A3. Ban giám hiệu nhà trƣờng, Tổ trƣởng và các thành viên trong nhóm Toán thuộc tổ Khoa học tự nhiên chấp nhận đề xuất này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Với lớp TN, chúng tôi sử dụng bốn biện pháp mà luận văn đề xuất. Còn lớp ĐC thì GV dạy học bình thƣờng theo nội dung nhƣ SGK và trình tự đã trình bày theo cách hệ thống lại kiến thức cơ bản của chủ đề đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng. Sau đó GV cho HS làm một số bài tập liên quan đến

88

phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit mà SGK đƣa ra nhƣ bài toán về gửi ngân hàng (gửi tiền một cục); bài toán về sự tăng trƣởng dân số.

Xây dựng kế hoạch dạy học cho nội dung “phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit” có sử dụng hệ thống các câu hỏi, các ví dụ, bài tập vận dụng nhằm bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT.

Số tiết dạy thực nghiệm: 03 tiết

Giáo án thực nghiệm sư phạm: tiết 33+34+35: phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit.(Các giáo án đƣợc thể hiện trong phần phụ lục).

Thiết kế công cụ đánh giá NL vận dụng TH vào TT cho HS thông qua phiếu quan sát của GV và phiếu tự đánh giá của HS và bài kiểm tra. + Chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức, đánh giá kết quả học tập của HS sau khi tiến hành dạy TN trên lớp học. Sau đó so sánh kết quả của 2 lớp ĐC và TN để kết luận tình hiệu quả của các giải pháp.

+ Đề kiểm tra sử dụng có tính vừa sức với đối tƣợng HS của cả hai lớp ĐC và TN. Câu hỏi trong đề kiểm tra có đủ các mức độ nhận thức từ nhận biết đến vận dụng nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản về: giải phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit, đồng thời có những câu và có cả các câu có ứng dụng TT gần gũi với HS đã có đề cập đến trong quá trình dạy học.

3.3.3. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Đánh giá định lƣợng: Tiến hành kiểm tra HS hai lớp (TN và ĐC). Sau đó sử dụng phƣơng pháp thống kê để đánh giá.

+ Đánh giá định tính: Thông qua quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV và HS lớp TN để nhận xét, đánh giá.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá định tính

Chúng tôi điều tra đánh giá sự hứng thú, tích cực, sự chú ý của các em trong giờ học chủ đề phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit thông qua các phiếu điều tra sau khi TN. Đồng thời đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với GV và các đối tƣợng TN.

89

Qua hoạt động dự giờ lớp TN, chúng tôi nhận thấy:

Trong giờ dạy các em rất chú ý lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ, biết thu thập thông tin từ tình huống TT, biết ƣớc tính, dự đoán kết quả của bài toán và rất hứng thú với các bài tập đặt ra. Trong hoạt động tìm tòi mở rộng, các em rất tích cực tìm kiếm các thông tin liên quan đến các ứng dụng của phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit thông qua đa dạng các nguồn thông tin. Các em đã biết phối hợp làm việc nhóm, tập trung cao để thực hiện và hoàn hành nhiệm vụ của nhóm mình. Các em HS đã biết sử dụng ngôn ngữ ngôn ngữ TH và ngôn ngữ tự nhiên để tìm ra quy luật của các tình huống TT, biết mô hình hóa TH các tình huống. Không khí học tập trong tiết học rất sôi nổi. Các em đã có nhiều ý tƣởng khác nhau trong báo cáo sản phẩm hoạt động tìm tòi mở rộng của nhóm mình. HS nhớ đƣợc kiến thức cơ bản và rất hứng thú khi mình tự tìm ra cách giải quyết với những vấn đề có nội dung TT,... Trong khi đó, với lớp ĐC, GV không tổ chức phần khởi động, gợi động cơ bằng tình huống TT mà chủ động đƣa ra công thức về các bài toán về lãi suất ngân hàng cũng nhƣ bài toán về sự tăng trƣởng dân số để HS áp dụng làm bài nên HS không hứng thú, không thực sự chú ý và cảm thấy bị áp đặt kiến thức một cách thụ động. HS không hiểu tại sao lại có công thức đó và ý nghĩa của các bài toán này trong TT. Một số HS cũng đặt ra câu hỏi phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit còn có ứng dụng nào trong TT nữa hay không?

Ngoài ra, thông qua kết quả bài kiểm tra sau khi TN, chúng tôi có nhận thấy rằng: các em HS của lớp TN đều nhớ đƣợc kiến thức cơ bản và kết quả bài làm của HS tƣơng đối cao, những bài tập ứng dụng có nội dung liên quan TT có rất nhiều em làm đúng. Còn HS của ĐC nhiều em không làm đƣợc câu hỏi áp dụng trong thực tế nên kết quả bài kiểm tra không cao; Qua đánh giá sơ bộ, có thể thấy rằng nhiều HS đã biết và hiểu đƣợc ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit vào giải quyết một số tình huống TT. Nhờ đó, tạo đƣợc sự hứng thú cho HS khi học các kiến thức TH

90

đồng thời giúp các em thấy đƣợc vai trò của TH trong TT. Tuy nhiên, GV cần phân phối thời gian một cách hợplý, lựa chọn nội dung các kiến thức trong mỗi tiết học phù hợp khi liên hệ kiến thức TH với TT, gắn với các lĩnh vực khoahọc khác nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học là phát triển NL của HS.

Nhƣ vậy, trong thời gian TN tƣơng đối ngắn nhƣng bƣớc đầu cho thấy tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. Thực hiện các biện pháp đó thực sự góp phần vào việc NL vận dụng TH vào TT cho HS, đồng thời nâng cao đƣợc hiệu quả DH chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit cho HS lớp 12 nói riêng và nâng cao đƣợc hiệu quả dạy học toán THPT nói chung.

3.4.2. Đánh giá định lượng

Dựa vào kết quả bài kiểm tra tại lớp ĐC và lớp TN, chúng tôi đã tiến hành đánh giá định lƣợng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

Kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp ĐC (12A3) và lớp TN (12A1) theo điểm số đƣợc phân tích nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng phân phối thực nghiệm tần số, tần suất

Lớp Điểm (qui tròn) Lớp TN (12A1) Lớp ĐC (12A3) Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất(%) 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 `1 2,6 4 1 2,6 3 7,9 5 4 10,5 15 39,5 6 10 26,3 10 26,3

91 7 12 31,6 6 15,8 8 10 26,3 3 7,9 9 1 2,6 0 0 10 0 0 0 0 Cộng 38 100(%) 38 100(%)

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần số điểm của lớp TN – ĐC

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm của lớp TN – ĐC 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Tần số Điểm 0 10 20 30 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Tần suất(%) Điểm

92

Bảng 3.2. Bảng các tham số đặc trƣng

Qua các phân tích trên cho ta bảng nhận xét sau:

Lớp

Phân loại theo điểm TN ĐC

Điểm trung bình 6,8 5,7

Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 6,7 và 8 (84,2%) 5 và 6 (35,8%) Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 97,4% 89,5%

Tỷ lệ điểm giỏi (9 điểm) 2,6% 0%

Tỷ lệ điểm khá (7; 8 điểm) 57,9% 11,9%

Tỷ lệ điểm trung bình (5; 6 điểm) 14,5% 32,9%

Quan sát bảng 3.1 ở trên có thể thấy bài kiểm tra kết quả ở lớp TN có 01 HS đạt điểm 9 (lớp ĐC không có HS nào); lớp TN có 10 HS đạt điểm 8 (lớp ĐC có 03 HS); lớp TN có 12 HS đạt điểm 7 (lớp ĐC có 06 HS). Ở bảng nhận xét trên cho thấy số lƣợng HS đạt điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC, điểm trung bình của HS lớp ĐC thấp hơn điểm trung bình của HS lớp TN là hơn một điểm (1,1điểm).

Bảng 3.2 cũng cho thấy, NL học của HS lớp TN là đồng đều hơn NL học của HS lớp ĐC thể hiện qua độ lệch chuẩn về điểm của HS lớp ĐC cao hơn so với lớp TN.

Nhƣ vậy, Thông qua vào kết quả kiểm tra đƣợc thể hiện trong các bảng Tham số

Lớp x S2(đ) S(đ)

TN 6,8 1,2 1,09

93

và biểu đồ ở trên cho thấy rằng NL học tập chủ đề phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit của lớp TN (12A1) là cao hơn và đều hơn so với lớp ĐC (12A3). Điều này chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đƣa ra trong luận văn thực sự góp phần phát triển NL vận dụng TH vào TT cho HS, đồng thời nâng cao đƣợc hiệu quả dạy học chủ đề cho HS lớp 12 nói riêng và nâng cao đƣợc hiệu quả dạy học toán THPT nói chung.

3.5. Kết luận chƣơng 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN, chúng tôi tiến hành TN sƣ phạm tại lớp 12A1 trƣờng THPT Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Quá trình TN cho thấy:

- Về mặt định tính: Các biện pháp đƣa ra khi tham gia học tập chủ đề phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit đã giúp HS phát triển đƣợc NL vận dụng TH vào TT, tạo sự hứng thú học tập cho các em. Khi đứng trƣớc một tình huống TT, HS đã chú ý tới việc thu thập thông tin, biết sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ TH, biết xây dựng và làm việc với mô hình TH, có khả năng phát hiện, kiểm tra, đánh giá điều chỉnh mô hình TH.

- Về mặt định lƣợng: qua kết quả kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy học một số bài TN cho thấy: các bài hoàn thành tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển đƣợc NL vận dụng TH vào TT của nhóm TN cao.

Từ kết quả thực nghiệm trên tôi có thể khẳng định:

+ Trong quá trình dạy học chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit cho HS lớp 12 có thể thực hiện các biện pháp mà luận văn đề xuất; Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện các ý tƣởng đã nêu trong các biện pháp dƣới hình thức hƣớng dẫn HS tự học, tự tìm tòi sẽ mang lại kết quả cao hơn.

+ Dạy học chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit có sử dụng các biện pháp đã đề xuất thực sự góp phần bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT cho HS lớp 12 đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán THPT

94

nói chung và hiệu quả dạy học môn toán cho HS lớp 12 nói riêng.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm của luận văn đã cho thấy các giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu đã đƣợc kiểm nghiệm và bƣớc đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đƣợc sử dụng.

95

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện luận văn đã thu đƣợc một số kết quả sau:

- Làm rõ các khái niệm về NL và NL vận dụng TH vào TT, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận trong việc bồi dƣỡng NL vận dụng kiến thức phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit vào TT cho HS trong các trƣờng THPT. Từ đó làm cơ sở khoa học để đổi mới phƣơng pháp DH nhằm bồi dƣỡng và phát triển NL vận dụng TH vào TT cho HS.

- Luận văn đã đề xuất đƣợc một số biện pháp sƣ phạm nhằm bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT cho HS khi DH chủ đề phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit. Đặc biệt là đã tiến hành phân tích đƣợc một số dạng bài toán TT thông qua việc khai thác một số bài toán cụ thể, điển hình để từ đó xây dựng đƣợc một hệ thống các dạng bài tập về chủ đề này để cung cấp cho HS những kỹ năng cơ bản trong vận dụng lý thuyết vào giải các bài toán từ đó bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT cho HS.

- Trong luận văn đã xây dựng kế hoạch dạy học và tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết dạy theo hƣớng phát triển phát triển NL vận dụng TH vào TT cho HS, kết quả thu đƣợc đã chứng minh hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp thực hiện.

- Kết quả thu đƣợc trong luận văn đã cho thấy, dạy học theo hƣớng phát triển NL vận dụng TH vào TT giúp HS nhận thấy sự gần gũi, gắn bó mật thiết của TH với TT. Nó giúp các em HS có thể trả lời đƣợc câu hỏi: “Học toán để làm gì?” Đồng thời tăng khả năng ghi nhớ kiến thức lâu hơn, phát triển tƣ duy sáng tạo, linh hoạt. Nó giúp HS tự tin và hứng thú trong học tập bộ môn toán nói chung và chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit nói riêng.

- Việc vận dụng dạy học theo hƣớng phát triển NL vận dụng TH vào TT cho HS vào dạy học bộ môn toán nói chung và dạy học chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình” nói riêng đã theo đúng định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy

96

học hiện nay và góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

- Kết quả thực nghiệm cũng đã chứng tỏ giả thuyết khoa học mà luận văn đặt ra là đúng, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đƣợc hoàn thành.

Đóng góp mới của luận văn cho chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán là chủ yếu đã đề xuất đƣợc các biện pháp bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT cho HS lớp 12 thông qua chủ đề phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học và TT trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn toán, hơn nữa còn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục TH tại các trƣờng THPT hiện nay.

Có thể sử dụng cách thức thực hiện các biện pháp đã trình bày trong luận văn để tiến hành khai thác các chủ đề khác hoặc đối với các lớp của cấp học THPT. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các GV ở các trƣờng THPT trong việc dạy học chú trọng bồi dƣỡng NL vận dụng TH vào TT cho HS trong bối cảnh hiện nay.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Anh (2012), Góp phần phát triển NL TH hóa tình huống TT cho HS THPT qua dạy học Đại số và Giải tích, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh.

[2]. Nguyễn Văn Bảo (2005), Góp phần rèn luyện cho HS NL vận dụng kiến thức TH để giải quyết một số bài toán có nội dung TT, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trƣờng Đại họcVinh.

[3]. Hoàng Hòa Bình (2015), NL và đánh giá theo năng lực, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, Số6 (71).

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDPT môn Toán cấp THPT, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục ViệtNam. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (15/8/2017), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 – 2018, Công văn số3718/BGDDT-GDTrH. [7]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), PISA và các dạng câu hỏi, NXB Giáo dục Việt Nam.

[8].Trần Huy Cận(1999), Vài nét về nền giáo dục Hoa Kỳ hiện nay, Nghiên cứu giáo dục.

[9]. Lê Hải Châu (1962), TH gắn liền với đời sống và TT sản xuất, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề phương trình mũ và phương trình logarit (Trang 96 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)