Vùng dưới bề mặt vùng Snell

Một phần của tài liệu VẬT LÝ BIỂN ( Đinh Văn Ưu - Nguyễn Minh Huấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 5 docx (Trang 25 - 26)

Các đặc điểm cơ bản của cấu trúc trường độ chói ở các lớn bề mặt biển có thể xác định dễ dàng chỉ cần hạn chế trong các quan trắc ở điều kiện thời tiết tốt. Trên hình 5.10 thể hiện sự phân bố độ chói ở độ sâu 1.75m, quan trắc thực hiện khi bầu trời trong, biển lặng, góc khúc xạ của mặt trời là 22o.

Phân bố độ chói của ánh sáng hướng lên được thể hiện ở phần dưới của đường cong trên hình 5.10. Độ chói biến đổi hướng ngang ngược với hướng mặt trời (90o) qua thiên đỉnh (180o) và tới hướng xuôi mặt trời (90o). Cực tiểu của độ chói nằm ở điểm ngược sáng mặt trời.

Hình 5.10 Phân bốđộ chói B(θ) ánh sáng mặt trời ởđộ sâu nhỏ

Nghiên cứu trường độ chói, hiện tượng phân cực trong trường hợp này rất thú vị vì trong chế độ nước sâu, các đặc trưng này không phục thuộc vào điều kiệnchiếu sáng, nó chỉ mang các thông tin về tính chất của môi trường.

Hiện tượng phân cực ánh sáng trong biển xuất hiện khi dòng bức xạ mặt trời bị khúc xạ trên bề mặt do ánh sáng từ bầu trời phân cực và do hiện tượng tán xạ.

Bức tranh đầy đủ về sự phân bố không gian của hiện tượng phân cực ánh sáng song song p trong biển đã được V.A.Timopheva đưa ra khi nghiên cứu dung dịch sữa (bên trái) và nước biển Đen (bên phải), các số liệu thu được liên quan tới các mặt phẳng đứng khác nhau xác định bởi các góc phương vị ϕ.

Hình 5.10 Phân bố không gian độ phân cực của ánh sáng mặt trời

Trong mặt phẳng đi qua chùm tia tới (ϕ = 0) có 4 điểm trung hoà tương đương với bức tranh phân cực của bầu trời đã được nghiên cứu kỹ (các điểm trung hoà được ký hiệu 1 : 4). Ta thấy không có vòng tròn đối xứng xung quanh hướng mặt trời. Bức tranh này được khẳng định bằng các số liệu đo đạc ρ(θ) ở các độ sâu z trong các vùng biển khác.

Một phần của tài liệu VẬT LÝ BIỂN ( Đinh Văn Ưu - Nguyễn Minh Huấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 5 docx (Trang 25 - 26)