Mô-đun bộ nhớ

Một phần của tài liệu all-products_esuprt_desktop_esuprt_xps_desktop_xps-27-7760-aio_user's guide_vi-vn (Trang 29 - 30)

Mô-đun bộ nhớ

Mô‑đun bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời mà máy tính cần có để thực hiện tác vụ. Tập tin hoặc ứng dụng bất kỳ sẽ tải vào mô‑đun bộ nhớ trước khi bạn mở hoặc sử dụng chúng. Mô‑đun bộ nhớ được phân loại theo dung lượng (tính bằng GB) và tốc độ (tính bằng MHz). Dung lượng bộ nhớ nhanh hơn và cao hơn thường đem lại hiệu suất tốt hơn. Các loại mô‑đun bộ nhớ phổ biến là:

• Mô‑đun bộ nhớ nội tuyến kép (DIMM) — Dùng cho máy tính bàn.

• Mô‑đun bộ nhớ nội tuyến kép quy mô nhỏ (SODIMM) — Kích thước nhỏ hơn DIMM. Thường dùng trong các máy tính xách tay. Tuy nhiên, cũng có thể dùng ở một số loại máy tính bàn nhỏ gọn và máy tính tất‑cả‑trong‑một.

30 Bo mạch hệ thống Bo mạch hệ thống

Bo mạch hệ thống tạo nên phần trung tâm của máy tính. Các thiết bị khác kết nối với bo mạch hệ thống có thể tương tác lẫn nhau. Bo mạch hệ thống giữ các bộ điều khiển và cổng nối khác nhau, giúp cho việc trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau của máy tính. Bo mạch hệ thống cũng có thể có khả năng về mạng, âm thanh và đồ họa tích hợp.

Một số bộ phận quan trọng của bo mạch hệ thống là: • Hộc chứa bộ xử lý

• Đầu nối mô‑đun bộ nhớ • Khe card mở rộng • CMOS để lưu BIOS

Bộ chip

Bộ chip điều khiển các bộ phận trên bo mạch hệ thống và cho phép thông tin giao tiếp giữa các bộ phận khác nhau. Thông thường, chipset là một thành phần của bo mạch hệ thống. Tuy nhiên, với một số bộ xử lý thế hệ mới, chipset có thể được tích hợp trong bộ xử lý.

Một phần của tài liệu all-products_esuprt_desktop_esuprt_xps_desktop_xps-27-7760-aio_user's guide_vi-vn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)