4.1.1. Độ tuổi trung bình
Độ tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 34,91 ± 13,42. Bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 16, lớn tuổi nhất là 77. Nhƣ vậy độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là trẻ, tập trung ở độ tuổi thập niên 40.
Nhóm bệnh nhân UTY tiết ACTH có độ tuổi trung bình nhỏ nhất (26,44 ± 6,38), nhóm bệnh nhân UTY tiết GH có tuổi trung bình cao nhất (43,79 ± 14,28).
So sánh với các tác giả khác về độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân UTY dạng tăng tiết của nghiên cứu này và nhóm bệnh nhân UTY chung (bao gồm UTY không tăng tiết và tăng tiết) của các tác giả khác:
Bảng 4.1 Độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân UTY dạng tăng tiết so với các nghiên cứu UTY chung.
Tác giả Tuổi trung bình Nhỏ nhất- lớn nhất Độ lệch chuẩn
Lý Ngọc Liên [6] 40 30- 60
Phạm Anh Tuấn [12] 45,2 30- 60 14,8
Trần Thiện Khiêm [5] 46,7 19- 72 12,6
Dehdashti [38] 49,9 14,1
Chúng tôi 34,91 16- 77 13,42
Nhƣ vậy, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân UTY dạng tăng tiết thấp hơn các nghiên cứu bệnh nhân UTY chung. Các triệu chứng do tăng tiết nội tiết tuyến yên khiến bệnh nhân đi khám sớm và phát hiện bệnh so với nhóm bệnh nhân
UTY không tăng tiết vốn chỉ đến khám bệnh muộn hơn do chèn ép khối, thƣờng là giảm thị lực.
Bệnh nhân có độ tuổi trung bình trẻ, trong độ tuổi lao động nên việc điều trị hiệu quả giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống khỏe mạnh để tiếp tục công việc đóng góp cho xã hội.
So sánh với các nghiên cứu về điều trị phẫu thuật bệnh nhân UTY dạng chế tiết của các tác giả khác cho kết quả trong bảng sau
Bảng 4.2 So sánh độ tuổi trung bình bệnh nhân UTY dạng tăng tiết giữa các tác giả
Độ tuổi trung bình
chung
Độ tuổi trung bình từng nhóm
Tác giả Tiết PRL Tiết GH Tiết ACTH
Hofstetter [52] 45,2 ± 11,8 36,3 ± 12,5 49,9 ± 12,8 53,8 ± 13,8
Amar [16] 29 ± 11,2
Cheol [34] 44,8 ± 12,4
Dehdasti [37] 42 ± 12,5
Chúng tôi 34,9 ± 13,4 30,2 ± 9,9 43,7 ± 14,2 26,4 ± 6,3 Hofstetter [52] ghi nhận độ tuổi trung bình của nghiên cứu bệnh nhân UTY dạng tăng tiết tập trung ở thập niên bốn mƣơi. Độ tuổi trung bình chung trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn, tập trung ở thập niên ba mƣơi.
Nhóm bệnh nhân UTY tiết PRL và tiết GH trong nghiên cứu này có tuổi trung bình tƣơng đƣơng với các nghiên cứu của các tác giả khác. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân UTY tiết ACTH lại có độ tuổi trung bình trẻ hơn nhiều so với các tác giả khác: 26,4 (chúng tôi) so với 53,8 (Hofstetter [52]), 42 (Dehdasti [37]).
4.1.2. Giới tính
Phân bố giới tính trong nghiên cứu cho thấy nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam. Tỉ lệ nam: nữ là 1: 3.
Trong hầu hết các nghiên cứu về UTY kể cả dạng không tăng tiết và dạng tăng tiết đều có kết quả nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam. Kết quả này cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để chứng minh. Một lí giải tƣơng đối hợp lí là các rối loạn họat động nội tiết tuyến yên dễ dàng phát hiện hơn ở nữ giới. Các nghiên cứu về bệnh nhân UTY tiết PRL [13],[16],[36],[106] và tiết ACTH [33],[37],[39],[51] đều cho thấy nữ giới chiếm tỉ lệ vƣợt trội so với nam. Do đó kết quả này góp phần vào kết quả phân bố giới tính nữ chiếm đa số so với nam giới trong nhóm bệnh nhân UTY dạng tăng tiết.
So sánh với các tác giả khác về phân bố giới tính trình bày trong bảng sau Bảng 4.3 Phân bố giới tính trong các nghiên cứu bệnh nhân UTY dạng tăng tiết
Số bệnh nhân
Tỉ lệ (%) nam: nữ
Tác giả Chung Tiết PRL Tiết GH Tiết ACTH
Hofstetter [52] 86 43%: 57% 37%: 63% 57%: 43% 28%: 72%
Amar [16] 222 14%: 86%
Cheol [34] 67 48%: 52%
Dehdashti [37] 25 24%: 76%
Chúng tôi 62 24%: 76% 10%: 90% 50%: 50% 0%: 100%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự với kết quả của các tác giả trên, cho thấy tỉ lệ nữ giới chung chiếm đa số. Trong đó, nhóm bệnh nhân UTY tiết PRL và tiết ACTH có tỉ lệ nữ giới vƣợt trội. Nhóm bệnh nhân UTY tiết GH có tỉ lệ nam: nữ ngang nhau.