Thời gian qua, Khánh Hịa đã tích cực triển khai nhiều biện pháp khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu vào thị trường này.
Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, đồn cơng tác của EC vừa đến Việt Nam kiểm tra việc thực thi 9 khuyến nghị của EC đối với ngành Thủy sản Việt Nam. Tương tự các địa phương ven biển khác, sau khi EC giơ “thẻ vàng” cảnh báo, Khánh Hòa đã nỗ lực thực thi các khuyến nghị. Trong đó, nội dung được tỉnh tập trung là chống hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Cụ thể, Khánh Hòa đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản và các cơ quan hữu quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp khắc phục, như: ban hành các kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp để khắc phục cảnh báo của EU; tổ chức tập huấn cho chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác hải sản về các quy định liên quan đến IUU.
Đồng thời, yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cam kết không xâm phạm trái phép vùng biển các nước để khai thác thủy sản, không khai thác các loài thủy sản nằm trong danh mục cấm khai thác; bắt buộc chủ tàu cá khai thác xa bờ hoặc thuyền trưởng phải thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với trạm bờ của Chi cục Thủy sản… Tính đến ngày 23-4, Khánh Hòa đã tổ chức tập huấn tuyên truyền các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, hướng dẫn ghi chép nhật ký khai thác, báo cáo khai thác cho hơn 1.200 chủ tàu, thuyền trưởng trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, địa phương đã thành lập 4 văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá đặt tại các cảng: Đại Lãnh, Vĩnh Lương, Hịn Rớ và Đá Bạc. Để kiểm sốt tốt các tàu cá hoạt động trên biển khơng xâm phạm vùng biển nước ngồi, bên cạnh việc theo dõi qua các trang thiết bị gắn trên tàu cá, Chi cục Thủy sản còn giám sát qua tin nhắn tàu cá gửi về trạm bờ của chi cục hàng ngày. Đặc biệt, chi cục đã đẩy mạnh việc thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển để hỗ trợ, giúp đỡ, cảnh báo, giám sát lẫn nhau trong quá trình khai thác ở các vùng biển, đặc biệt là tại các khu vực giáp ranh, chồng lấn giữa các nước.
Theo ông Chánh, đối với 9 khuyến nghị của EC, ngư dân Khánh Hịa vi phạm khơng nhiều. Trước đây, chỉ có một số ít tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhưng nhờ tập trung tuyên truyền, nhận thức của ngư dân đã thay đổi. Từ năm 2017 đến nay, khơng cịn tàu cá nào của Khánh Hòa vi phạm quy định về khai thác hải sản bất hợp pháp. Thực tế, qua các lần kiểm tra trước đây của EC tại các cảng cá, doanh nghiệp xuất khẩu hải sản trên địa bàn tỉnh đều khẳng định, Khánh Hòa cơ bản đảm bảo các quy định của EU về nguồn gốc hải sản xuất khẩu vào thị trường này. Việc thực thi tốt các khuyến nghị của EC là biện pháp hữu hiệu để phát triển nghề cá tỉnh theo hướng bền vững và trách nhiệm. Ngư dân Trần Văn Đơng (Hịn Rớ, TP. Nha Trang) cho biết: “Qua tập huấn, tuyên truyền của các ngành chức năng, chúng tôi đã thay đổi nhận thức từ việc tuân thủ quy định khai thác ở các vùng biển của Việt Nam; bật thiết bị định vị
tàu cá liên tục để khi tàu cá có nguy cơ đi vào vùng biển chồng lấn sẽ được cảnh báo kịp thời; nhật ký khai thác đã được ghi đầy đủ…”.
Đối với việc xác nhận nguồn gốc hải sản, từ khi đi vào hoạt động đến nay, các văn phòng đại diện đặt tại các cảng cá đã đảm bảo 100% tàu cá được kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế khi tàu xuất bến, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu nằm trong danh sách vi phạm, các tàu có dấu hiệu nghi ngờ đánh bắt thủy sản ở vùng biển nước ngồi, nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển các nước.
100% tàu cá được kiểm tra, giám sát, khai báo khi cập cảng; thu nộp nhật ký khai thác; kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký với sản lượng khai thác được; kiểm tra ngư cụ, kích thước mắt lưới. Đồng thời, đảm bảo kiểm tra, thanh tra tại cảng ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khai thác khác như: cá đáy, cua, ghẹ, cá nổi nhỏ theo khuyến nghị của EC. (Báo Khánh Hịa 28/5, Bích La) đầu trang
Tàu 67 Quảng Trị ra khơi lãi mỗi chuyến bằng 20 tấn lúa
Tỉnh Quảng Trị hiện có 25 tàu cá được đóng mới và đưa vào sử dụng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67 của Chính phủ, trong đó có 17 tàu cá vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ, 1 tàu vỏ composite. Trung bình mỗi chuyến đi biển thời gian khoảng 2 tuần chủ tàu 67 lãi được khoản tiền có trị giá bằng 20 tấn lúa.
Đang là vụ cá Nam của ngư dân Quảng Trị. Tàu cá của ông Võ Minh Bình ở thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, vừa cập bờ sau 2 tuần đánh bắt ở ngư trường Hồng Sa và Trường Sa. Ơng Bình vay Ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trị 14,5 tỷ đồng đầu tư đóng tàu vỏ thép, cơng suất trên 800CV. Sau hơn hai năm đi biển tàu của ông làm ăn khấm khá nên ngồi phần trả cơng cho các lao động, ơng cịn chút dơi dư trả nợ ngân hàng. Bình thường, mỗi chuyến đi biển tàu của ơng Bình ở lại trên ngư trường Hồng Sa và Trường Sa chừng 2 tuần. Nhưng có chuyến ra biển gặp cá nhiều đánh bắt đầy tàu thì chỉ một tuần đã quay vào bờ để bán sản phẩm. Trước đây đi đánh cá bằng tàu gỗ, cơng suất nhỏ thì thu nhập hàng tháng của gia đình chủ tàu Võ Bình Minh khơng được nhiều như từ ngày có tàu vỏ thép. Nhờ được ngân hàng cho vay vốn đóng tàu to nên bà con ngư dân vừa đánh bắt được lượng hải sản lớn mà cịn góp phần bảo vệ được biển đảo quê hương. Trung bình mỗi chuyến đi biển gặp thuận lợi, gia đình ơng Bình sau khi trừ hết chi phí thì phần lãi thu về trị bằng 20 tấn lúa (từ 100 đến 120 triệu đồng).
Cịn ơng Bùi Đình Huệ ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là người làm ăn khá gặp may. Ơng Huệ vay gần 20 tỷ đồng đóng tàu vỏ thép mang tên “Đình Huệ 07”. Tàu của ơng Huệ có sức chứa 300 tấn cá cấp đông. Mỗi lần đi biển kéo dài 10 đến 15 ngày, có khi chỉ 1 tuần là cá đầy tàu. Ông Huệ cho biết đi biển bây giờ tàu cá hiện đại, sản phẩm thu về có người đợi thu mua ngay. Chỉ cần làm ăn thuận lợi thì khoảng 4 năm nữa ơng sẽ trả hết số tiền nợ đã vay ngân hàng Agribank để đóng tàu.
Trở về sau chuyến đi biển 15 ngày từ vùng biển Hồng Sa, Trường Sa trên tàu vỏ gỗ cơng suất trên 700CV, ngư dân Hồ Minh Tiến ở thôn Quang Hải, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đánh bắt được khoảng gần 3 tấn cá ngừ. Với mức giá bán từ 120 đến 150 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí nhiên liệu, nhân cơng, gia đình ơng Tiến thu lãi được 100 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn ngân hàng đóng tàu vỏ thép mà kinh tế gia đình ơng Tiến ngày càng đi lên, lo đủ cho 4 con ăn học, có việc làm ổn định. Hiện tại lợi nhuận thu được từ các chuyến đi biển được gia đình dành dụm gửi vào ngân hàng để đến kỳ trả bớt nợ vay và dự phòng cho tương lai.
Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết ngành đang tăng cường hỗ trợ để ngư dân khôi phục và đẩy mạnh sản xuất khi môi trường biển tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau sự cố xảy ra 2 năm trước. Đến nay tỉnh Quảng Trị đã có 25 tàu cá được đóng mới và đưa vào sử dụng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 17 tàu cá vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ, 1 tàu vỏ composite. Tỉnh cũng đã có gần 100 ngư dân được vay vốn tín dụng để nâng cấp tàu cá cơng suất lớn. Tổng mức đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 ở Quảng Trị đạt trên 550 tỷ đồng.
Ngồi ra, các chính sách hỗ trợ, cùng với môi trường biển tiếp tục phục hồi đã và đang giúp ngư dân Quảng Trị sản xuất hiệu quả. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018, ngư dân Quảng Trị đã khai thác được trên 6 ngàn tấn hải sản. Ngư dân làm các nghề khai thác ở vùng biển xa bờ cũng có nhiều chuyến biển trúng đậm cá bè, cá thu...
Tàu của ông Võ Văn Huynh ở khu phố 5 trúng một chuyến 800 con cá thu, trung bình mỗi con nặng 3kg, bán với giá 150 ngàn đồng/kg. Tàu của ông Võ Hai trúng một chuyến 15 tấn cá bè, mỗi kg cá này có trị giá 80 ngàn đồng. Tàu của ơng Bùi Đình Mười ở khu phố 5 đánh trúng 5 tạ cá thu và ngừ.
Năm 2018, tỉnh Quảng Trị dự kiến dành gần 17 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân theo chính sách phát triển thủy sản. Đặc biệt từ ngày 25/3/2018, Nghị định 17 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 có hiệu lực cũng tạo thêm động lực cho ngư dân vươn khơi, khi họ được hỗ trợ một lần 35% giá trị đầu tư đóng mới tàu cá cơng suất 800CV trở lên. (Nông Nghiệp Việt Nam 29/5, Lâm
Quang Huy – Trần Long) đầu trang
CỨU HỘ - CỨU NẠN
Cảnh sát biển cứu tàu cá và 10 ngƣ dân trôi 2 ngày trên biển
Rạng sáng 29-5, tàu CSB 2005 thuộc Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã lai kéo tàu cá NA - 94584 TS bị nạn ngồi khơi vùng biển Hải Phịng về âu cảng đảo Bạch Long Vĩ sau hai ngày trôi dạt trên biển.
Trước đó, lúc 18h ngày 28-5, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 nhận được chỉ đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về việc tìm kiếm cứu nạn tàu cá số hiệu NA-94584 TS bị sự cố trên vùng biển Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).
Đơn vị đã điều động tàu CSB 2005 thuộc Hải đội 102 đang làm nhiệm vụ tại khu vực trên cơ động đến vị trí tàu bị nạn.
Đến 19h15, tàu cảnh sát biển đã tiếp cận được tàu cá gặp nạn. Qua kiểm tra, tàu bị vỡ hộp số, khơng di chuyển được, trên tàu có 10 thuyền viên, sức khỏe đều bình thường.
Thuyền trưởng Phan Văn Tha (44 tuổi, quê xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cho biết, trưa 26-5, khi tàu đang đánh bắt hải sản trên khu vực cách đảo Bạch Long Vĩ 30 hải lý về hướng Tây Bắc thì gặp sự cố.
Các thuyền viên để tàu thả trơi trên biển và tìm cách sửa chữa nhưng sau hơn 2 ngày, biết không thể khắc phục được sự cố nên ơng đã cho phát tín hiệu cầu cứu.
Hiện, tàu cá NA 94584 TS đã được đưa về âu cảng Bạch Long Vĩ để sửa chữa. (Tuổi Trẻ 29/5,
Đức Hiếu – Lê Quân) đầu trang
Cảnh sát biển cứu tàu cá bị nạn trên vùng biển Hải Phòng
Vào lúc 2 giờ sáng nay (ngày 29/5), tàu Cảnh sát biển 2005 thuộc Hải đội 102/ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã lai kéo thành công tàu cá NA 94584 TS bị nạn về âu cảng đảo Bạch Long Vĩ an tồn.
Trước đó, vào lúc 18 giờ ngày 28/5, nhận được điện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển về việc tàu cá mang số hiệu NA 94584 TS bị sự cố trên vùng biển Bạch Long Vĩ (Tp. Hải Phòng), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã điều động tàu CSB 2005 đang làm nhiệm vụ trên biển nhanh chóng, cơ động đến vị trí tàu bị nạn.
Đến 19 giờ 15 phút, tàu Cảnh sát biển 2005 đã tiếp cận được tàu cá NA 94584 TS. Qua nắm bắt ban đầu được biết, tàu NA 94584 TS gồm 10 thuyền viên, ông Phan Văn Tha, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng.
Trong lúc đánh bắt hải sản trên khu vực cách Tây Bắc đảo Bạch Long Vĩ 30 hải lý, tàu bị vỡ hộp số, trôi dạt từ trưa 26/5, sau hơn 2 ngày không thể khắc phục được sự cố và đã được lực ượng Cảnh sát biển có mặt kịp thời để ứng cứu. (Hải Quan 29/5, Đào Lê) đầu trang
THỊ TRƢỜNG