Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh cho lợn tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.3. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh cho lợn tại cơ sở

4.3.1. Công tác vệ sinh sát trùng

Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong thời gian thực tập tại cơ sở, được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Số lượng

(lần)

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 170 170 100 2 Phun sát trùng định kỳ trong chuồng lợn đẻ 85 46 54,1 3 Phun sát trùng định kỳ trong

chuồng lợn bầu 54 54 100

4 Quét và rắc vôi đường đi 24 24 100

5 Phun sát trùng và rắc vôi toàn trại 24 24 100 Trong trại, việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và

chuồng lợn đẻ là 2 ngày/lần. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ ít nhất 1lần/tuần. Nếu có dịch xảy ra trên địa bàn xã trại sẽ thực hiện lịch phun sát trùng toàn trại và trong chuồng nuôi mỗi ngày để đề phòng dịch bệnh cho vật nuôi.

Phun sát trùng chuồng đẻ chỉ đạt 46/85 lần chiếm tỷ lệ 54% do em và một bạn khác thay nhau thực hiện công việc này.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng vắc xin vắc xin

Tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững và cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mạn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên,

chúng em đã tiến hành tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn lợn con. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Loại lợn Ngày Tuổi Bệnh được phòng

Vắc xin - thuốc dùng Liều (ml/con) Cách đưa thuốc vào cơ thể Số con tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn con 4 Thiếu sắt FER+TYLOGEN 1 Tiêm bắp cổ 348 100 Cầu

trùng VICOX TOLTRA 1 uống 348 100

21 Suyễn Ingelvac Myco

FLEX® 2 Tiêm bắp cổ 284 98,3 21 Hội chứng còi cọc Ingelvac Circo FLEX® 2 Tiêm bắp cổ 284 98,3

21 Tai xanh Ingelvac PRRS®

MLV 2

Tiêm

bắp cổ 284 98,3

Số liệu 4.5 cho thấy về việc tiêm phòng vắc xin của trại đã được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ.

Từ việc làm vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác tiêm phòng. Để việc phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin đạt hiệu quả, cần phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật trong việc thực hiện nghiêm túc lịch làm vắc xin cho đàn lợn. Các kỹ thuật làm vắc xin phải chính xác để không bị ảnh hưởng đến lợn cũng như không làm giảm chất lượng của vắc xin khi đưa vào cơ thể lợn. Trong quá trình tiêm có 1 số trường hợp lợn bị sốc vắc xin, lợn thường có biểu hiện tím tái toàn thân hay co giật, nếu nặng có thể chết ngay. Vì vậy cần phải có kỹ năng phòng chống sốc cho lợn. Trong trường hợp lợn bị sốc

nhẹ hoặc lợn nhỏ thì bế lợn lên dùng đá lạnh trườm lên đầu lợn nhằm tránh máu dồn lên não và đông cứng, sau đó đặt lợn xuống máng nước dội nước lên người. Nếu bị nặng thì dùng thuốc cafein kết hợp với vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền, kết hợp cho uống chất điện giải gluco K+C và vitamin ADE.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)