TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP pps (Trang 75 - 77)

7. Sự ngưng kết hơi nước.

TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Thời tiết

1.1. Khái niệm v ề thời tiết

Thời tiết là trạng thái khí quyể n, đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố khí tượng (nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí, mưa, gió, dông, bảo,...) quan trắc được trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định tại một nơi nhất định.

Về cơ bản, thời tiết được đặc trưng bởi sự kết hợp: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, áp suất khô ng khí, hướng và tốc độ gió, giáng thuỷ, mây, độ trong suốt của khí quyể n,...Thời tiết luôn luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình từng địa phương và phụ thuộc vào các nhiễu động của khí quyển.

1.2. Một số hiện tượng thời tiết chủ yếu.

1.2.1. Phơ rông (front): phơ rông là vùng chuyể n tiếp giữa hai khối khí khác nhau về bản chất (chủ yếu là nhiệt độ).

- Vùng tiếp xúc giữa hai khố i khí gọi là mặt phơ rông.

- Giao tuyến giữa mặt phơ rông với mặt nằ m ngang gọi là đường phơ rông. - Tên gọi của phơ rông phụ thuộc vào khối khí nào hoạt động mạnh hơn.

Dựa vào cường độ hoạt động, hướng di chuyển của các khối khí mà người ta phân phơ rông ra là m hai loại: phơ rông nó ng và phơ rông lạ nh.

a. Phơ rông nóng:

Phơ rông nó ng là phơ rông sinh ra khi khối khí nóng hoạt động mạnh hơn khối khí lạ nh, đẩy dần không khí lạnh về phía trước và tràn lên trên bề mặt khối không khí lạnh. Trong khi lên cao không khí bị lạnh đi và đoạn nhiệt, rồi ngưng kết thành các loại mây và cho mưa.

Hệ thống mây phía sau mặt phơ rông từ thấp đến cao: mâ y vũ tầng ( Nimbostratus_Ns), mây trung tầng ( Altocumulus_As), mây ti tầng (Cirostratus_Cs), mây ti (Cirus_Ci)

Hệ thống mây phía trước mặt phơ rông: mây tầng (Stratus- St), mâ y vũ tầng (Nimbostratus_Ns).

Vùng mây thuộc phơ rông nóng có thể rộng tư 600- 1000 km. Do hình thế mây như vậy cho nên khi phơ rông nóng đi qua khu vực nào đó thì nhiệt độ tăng dần và độ

ẩm cũng tăng dần, khí áp giảm dần. Thời tiết trong phơ rông nóng thường xấu, phía trước và sau mặt phơ rông đều có mưa, gió mạnh và có cả sương mù. Phía trước phơ rông thường xuất hiện mưa dầm hoặc mưa phùn. Phía sau mặt phơ rông thường xuất

hiện mưa dầm hoặc mưa rào với cường độ nhỏ.

b. Phơ rông lạnh:

Dựa vào mức độ ổn định của khối không khí nóng, tốc độ di chuyể n và góc tiếp xúc của không khí lạnh mà người ta chia là m hai loạ i phơ rông lạnh.

* Phơ rông lạnh loại 1: là phơ rông sinh ra khi khối không khí nóng tương đối ổn định, khối không khí lạnh hoạt động không mạnh lắ m, không khí lạ nh di chuyể n về phía không khí nóng chậm và góc nghiêng của mặt phơ rông ít, làm cho không khí nóng trườn trên không khí lạ nh một cách từ từ.

Hệ thống mây phía trước mặt phơ rông: mây vũ tầng( Nimbotratus_Ns) hoặc mây tầng (Stratus_St), mây trung tầng (Altotratus_As), sau chuyển thành mây ti tầng (Cirostratus_Cs), từ độ cao 500 mét xuất hiện mây tích vũ (Cumulonimbus_Cb)

Do hình thế mâ y như vậy nên phía trước và phía sau mặt phơ rông đều có mưa. Phía trước là mưa rào kèm theo dông tố hoặc mưa dầm. Phía sau mặt phơ rông cường độ mưa nhỏ hơn mưa dầ m, hoặc mưa phùn.

* Phơ rông lạnh loại 2:

Phơ rông sinh ra khi không khí nó ng có ẩm độ nhiề u và bất ổn định cao, không khí lạnh dồn tới với tốc độ rất nhanh và góc nghiê ng của phơ rông lớn. Không khí lạnh đẩy không khí nó ng về phía trước và lên phía trên gần như thẳng đứng.

Phía trước mặt phơ rông hình thành mây: mây vũ tầng( Nimbotratus_Ns), mây trung tích (Altocumulus_Ac), sau chuyển thành mây ti tầng (Cirostratus_Cs), mây ti (Cir us-Ci), từ độ cao 500 mét xuất hiện mâ y tích vũ (Cumulonimb us_Cb)

Do đó hệ thống mưa thuộc hệ thống phơ rông lạnh loại 2 chỉ thấ y trong một vùng tương đối hẹp. Phía trước phơ rông cho mưa rào và mưa dông với cường độ lớn, gió thổi mạnh, đôi khi giật dữ dội, mưa tập trung vào một dải hẹp khoảng 50 km khi phơ rông đến.

1.2.2. Xoáy thuận và xoáy nghịch.

a. Xoáy thuận ôn đới (xoáy tụ):

Xoáy thuậ n được hình thành do kết quả kết hợp lẫn nhau của hai phơ rông nóng

và lạnh: phơ rông nóng ở phần Đông Nam, phơ rông lạ nh ở phần Tây Nam.

Chính vì vậy mà tại xoáy tụ mang cả đặc điểm thời tiết của phơ rông nóng và của phơ rông lạnh. Nên ở vùng trung tâ m xoáy có nhiều mây và mưa, do áp suất liên tục giảm nên gió thổi mạnh dần. Phần phía Bắc của xoáy không có phơ rông nên gió yếu và có mưa dầ m kéo dài. Hai phơ rông chụm lại ở tâm xoáy thuận. Giữa hai phơ rông là khu nóng. Vì khoảng không gian của khu nóng bị khối không khí đồng nhất

Vì vậy, nếu vùng phía nam của xoáy thuậ n đi qua khu vực nào thì sự tha y đổi của thời tiết ở khu vực đó như có front nóng và front lạnh đi qua. Nếu phần phía bắc của xoáy thuận đi qua khu vực nào đó thì ở đây không có front nên thời tiết ở đấy không thay đổi rõ rệt; chỉ ở gần vùng trung tâm đi qua thì có mưa dầ m trong một thời gian tương đối dài.

Đường kính trung bình của xoáy thuận vào khoảng 1000km. Chiều cao trung bình từ 3- 4 km. Xoáy thuận chuyển động chủ yếu dọc theo các đường đẳng áp của khu nóng với tốc độ 30- 40 k m/h. Xoáy thuận nhiệt đới thường đồng nghĩa với bảo.

b. Xoáy nghịch (xoáy tản):

- Xoáy nghịch là vùng áp cao càng vào tâ m áp suất càng cao, tại tâm xoáy áp suất cao nhất.

- Không khí ở xoáy có xu hướng chuyển động từ tâ m ra phía rìa xoáy, tại tâm không khí có hướng đi xuống.

- Xoáy chuyển động cùng chiều kim đồng hồ ở phía Bắc Bán cầu, ngược chiều kim đồng hồ ở phía Nam Bán cầu.

Khi xoáy chuyển động có các dòng không khí đi xuống ở trung tâm nên thời tiết trong xoáy nghịc h phần lớn quang mây và khô. Mùa hè xoáy nghịc h thường cho thời tiết rất nóng nực. Mùa đông kèm theo gió lạnh và khô, băng giá ga y gắt. Đa số xoáy nghịch trong các lớp khí quyển dưới thấp phát triển là khối khí đồng nhất, không có mặt của phơ rông. Chỉ ở phía ngoài xoáy mới có thể có phơ rông chạy qua.

Xoáy nghịch là một vùng không khí lớn, có đường kính tới 2000km. Tốc độ di

chuyển của xoáy chậm (khoảng 25 k m/h).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP pps (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)