3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Timbalink trong thời gian tới
3.1.1. Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam và xu hướng phát triển
Từ cuối năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Ngành gỗ là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh, xuất khẩu hàng hóa bị trì hoãn, nhiều đơn hàng xuất khẩu liên tục lùi thời gian giao hàng hoặc bị hủy khiến nhiều doanh nghiêp gặp khó khăn. Nhờ có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành để tiến hành thực hiện các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu G&SPG vẫn đạt được những kết quả rất khả quan trong năm 2020 khi duy trì được mức tăng trưởng trên 16%. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG ước tính đạt 8.71 tỷ USD (tăng 61.6% so với cùng kỳ năm 2020), dự báo đến hết năm 2021 đạt 15.5 tỷ USD, tăng trưởng 17% so với năm 2020 (Tổng cục Lâm nghiệp, 2021).
Tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường cũng có nhiều tín hiệu khả quan, giá trị xuất khẩu đạt trên 7.68 tỷ USD, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 5 tỷ USD, tăng 99% so với 2020; Nhật Bản đạt 0.73 tỷ USD, tăng 11%; Trung Quốc đạt 0.82 tỷ USD, tăng 22.9%; EU đạt 0.68 tỷ USD, tăng 54% và Hàn Quốc đạt 0.76 tỷ USD, tăng 7%. Hiệu quả trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam, Mỹ và EU cùng với việc thực hiện các hiệp định FTA đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam lấn sân sang các thị trường lớn này. Tuy nhiên, giai đoạn nửa cuối năm 2021 được dự đoán sẽ gặp nhiều thách thức lớn khi đại dịch covid-19 đang ở giai đoạn đỉnh điểm, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt container rỗng, chi phí logistics tăng cao sẽ gây nên nhiều cản trở trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa (Đỗ Hương, 2021).
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH Timbalink Việt Nam trong
thời gian tới
Từ những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang đối mặt, kết hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành gỗ tại Việt Nam, công ty TNHH Timbalink Việt Nam đã đề ra những định hướng cho hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty trong thời gian tới:
- Phát triển nhanh và bền vững về mặt sản phẩm và dịch vụ. Ưu tiên phát triển những sản phẩm dịch vụ và công nghệ chủ lực của công ty để khẳng định thương hiệu, mở rộng thị phần.
- Khai thác triệt để các thị trường xuất khẩu chủ lực. Đặt mục tiêu tăng trưởng tỷ lệ doanh thu nội địa lên từ 10-15% cho đến hết năm 2021. Tìm kiếm khách hàng mới từ các thị trường tiềm năng của ngành gỗ như Hàn Quốc, Nhật Bản…tạo sự cân bằng trong tỷ trọng xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu về các sản phẩm và dịch vụ của công ty trên thị trường. Tăng cường các chính sách về mặt chất lượng mà công ty đã cam kết để duy trì và phát triển thương hiệu.
- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất. Cải tiến quy trình làm việc và đầu tư thêm các loại máy móc mới để tăng năng suất làm việc
3.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ tại công ty TNHH Timablink Việt Nam
3.2.1. Giải pháp về hoạt động sản xuất kinh doanh
Quy mô sản xuất của công ty đang ở mức vừa và nhỏ vì vậy không thể đáp ứng tốt đối với các đơn đặt hàng lớn.
• Nội dung đề xuất
Huy động nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Công ty có thể tự huy động vốn bằng cách cổ phần hóa công ty; huy động nguồn vốn từ chính công nhân viên của công ty; mở ra cơ hội đầu tư để khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoặc các ngân hàng trong nước và ngoài nước đầu tư vào công ty qua hình thức liên doanh.
• Kết quả dự kiến
Giải quyết được các khó khăn cho công ty trong thời gian tới như thanh toán được các khoản nợ tới hạn
Giảm tình trạng không đủ năng lực để sản xuất nhiều đơn hàng cùng lúc hoặc các đơn hàng lớn
Phát triển các hoạt động marketing, cải tiến chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
3.2.2. Nâng cao hiệu quả quá trình khai báo thủ tục hải quan
Các thủ tục hải quan của công ty là do đơn vị dịch vụ thực hiện. Tuy nhiên quá trình này thường xuyên xảy ra sai sót thông tin về mã số thuế đại diện, thời hạn và địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế, tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai do nhân viên khai báo copy lại tờ khai cũ và không chỉnh sửa lại các thông tin cho phù hợp
• Nội dung đề xuất
Bộ phận XNK và phía công ty dịch vụ thuê ngoài cần thống nhất với nhau và đưa ra tài liệu giải thích chi tiết dành cho nhân viên khai báo hải quan điện tử. Ví dụ, với loại mã sản phẩm xuất khẩu “TIMBER A18” sẽ áp mã HS code là “44189990”, mã số thuế đại diện là 4 số đầu tiên của mã HS code “4418” …để mỗi khi có thay đổi nhân sự nội bộ của hai bên thì có tài liệu để bàn giao.
• Kết quả dự kiến
Hạn chế thấp nhất các lỗi sai thường mắc phải, tiết kiệm chi phí phát sinh khi làm thủ tục hải quan
Tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Bộ phận XNK là một trong những bộ phận chủ chốt của công ty. Mặc dù chỉ có 1 nhân viên nhưng phải đảm nhận rất nhiều công việc như hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, theo dõi và báo cáo quy trình nhập – xuất kho hàng, thực hiện bộ chứng từ xuất khẩu cho đến điều độ xe…Các công việc đòi hỏi độ chính xác cao và liên tục dẫn đến áp lực công việc khi có nhiều đơn đặt hàng trong ngày, ảnh hưởng đến chất lượng công việc do đảm nhận công việc chưa đúng chuyên môn.
• Nội dung đề xuất
Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phòng ban để thực hiện công việc cho đúng chuyên môn. Cụ thể, thực hiện báo cáo quyết toán hàng tồn kho phải do kế toán kho phụ trách và đối chiếu thông tin với bộ phận XNK để tránh tình trạng báo cáo quyết toán hàng tồn kho âm, hoặc hàng tồn kho ảo.
Tuyển dụng hoặc thuê ngoài dịch vụ cho vị trí Operations – nhân viên giao nhận hiện trường để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa, giao nhận và nhập kho hàng...
Thu hút nhân lực có chuyên môn nghề nghiệp bằng các chính sách ưu đãi trong việc tuyển dụng như tiền lương, thưởng, phúc lợi cho người có tay nghề cao…
Tuyển dụng và thành lập bộ phận kinh doanh để thực hiện các nhiệm vụ về tìm kiếm và chăm sóc khách hàng
• Kết quả dự kiến
Giảm bớt áp lực và khối lượng công việc cho bộ phận XNK.
Tăng tính phối hợp giữa các phòng ban để giúp công việc được chính xác và chặt chẽ hơn.
Đẩy nhanh tiến độ và năng suất công việc.
Hạn chế được những sai sót và tiết kiệm được chi phí phát sinh. Tạo ra lợi nhuận cho công ty thông qua việc đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing
Trong cơ cấu tổ chức của công ty không có bộ phận marketing. Toàn bộ các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiềm kiếm khách hàng đều do Giám đốc điều hành đảm nhận, vì vậy vẫn chưa được hiệu quả cao.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa trên những công việc của các năm trước, căn cứ vào hợp đồng gia công được ký kết mà không chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, cần phải có các giải pháp về marketing để nghiên cứu khả năng tiêu thụ và nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện để củng cố và mở rộng thị trường cho công ty.
• Nội dung đề xuất
Tuyển dụng 2-3 nhân viên và thành lập nên bộ phận marketing có kinh nghiệm và am hiểu trong việc nghiên cứu thị trường.
Tăng cường nghiên cứu thị trường và mở rộng sang thị trường mới Áp dụng chiết khấu, giảm giá cho khách hàng thân quen và những khách hàng có số lượng đơn đặt hàng lớn
Tham gia các hội chợ thương mại về ngành gỗ ở Việt Nam và nước ngoài, tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận với các khách hàng mới.
Tham gia vào Hiệp hội Gỗ và Lâm sản ở Việt Nam để mở rộng mạng lưới kinh doanh với các đối tác trong cùng ngành nghề.
• Kết quả dự kiến
Nếu làm tốt hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty có thêm nhiều khách hàng mới và củng cố thương hiệu tại thị trường Việt Nam
Tăng lợi nhuận và doanh thu cho công ty
3.2.5. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong 3 năm gần đây, công ty chỉ chú trọng cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài mà bỏ quên thị trường trong nước và các thị trường khác có tiêu chuẩn tương tự. Không có hợp đồng mới, tình hình doanh số phụ thuộc quá lớn vào một khách hàng duy nhất, rủi ro cao do không có kế hoạch tài chính dự phòng.
• Nội dung đề xuất
Tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, New Zealand. Công ty đã có kinh nghiệm làm việc với các khách hàng ở thị trường này cho nên công ty sẽ có kinh nghiệm và am hiểu về nhu cầu cũng như đặc tính tại các thị trường này hơn.
Mở rộng mạng lới khách hàng sang các thị trường có tiêu chuẩn tương tự như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, …
Tập trung cho thị trường nội địa. Lợi thế của công ty là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sở hữu công nghệ xử lý gỗ được thế giới công
nhận, vì vậy cần phải tận dụng triệt để thế mạnh của mình để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
• Kết quả dự kiến
Tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty
Giảm thiểu rủi ro xảy ra do công ty quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước
Để ngành gỗ tiếp tục phát triển và hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng các chính sách về Thuế suất để tạo điều kiện thuận lợi nhất doanh nghiệp
- Cần có các chính sách về miễn giảm thuế nhập khẩu gỗ và các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến gỗ.
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan, các quy định về hoàn thuế đối với nguyên liệu gỗ nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu; biểu thuế xuất khẩu cần đơn giản; danh mục hàng hóa phải được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các thông lệ quốc tế, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh thời gian thực hiện quá trình xuất khẩu và giảm thiểu chi phí phát sinh.
- Cần phải có chính sách thuế phù hợp đối với các thiết bị, máy móc nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất và chế biến gỗ
Về các hoạt động xúc tiến thương mại:
- Cần tổ chức các hoạt động thương mại, các chương trình về quảng bá ngành gỗ Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành gỗ và các Hiệp hội gỗ nhằm đảm bảo tính hiệu quả
- Hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam
- Hỗ trợ xây dựng các môi trường kinh doanh đồ gỗ và các hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến các hoạt động XNK để quá trình này được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Việt Nam có lợi thế về đường biển nên XNK hàng hóa bằng đường biển là phương thức chủ lực ở nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào hệ thống vận tải đường biển, nâng cấp và phát triển hệ thống cầu cảng, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hoạt động XNK hàng hóa được phát triển hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước nhà.
3.3.2. Đối với cơ quan Hải quan
Tổng cục Hải quan cần phải có những bản hướng dẫn chi tiết và thống nhất cho từng loại mặt hàng, để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và giảm thiểu những sai sót trong quá trình kinh doanh.
Cần đẩy nhanh tiến độ công việc trong các khâu xử lý thủ tục Hải quan và quá trình giao nhận hàng hóa.
Kiểm soát chặt chẽ các tình huống tiêu cực ảnh hưởng xấu đến uy tín của Hải quan, tránh gây lãng phí về vật chất và thời gian cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.3.3. Đối với công ty
Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Timbalink Việt Nam, em có một số kiến nghị sau:
➢ Về khu vực kho hàng và nhà xưởng:
- Cần được sắp xếp và phân loại các mặt hàng tồn kho theo quy cách, định mức, số PO…để đảm bảo cho các hoạt động kiểm kê tồn kho được tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng.
- Luôn tiến hành công tác thu dọn vệ sinh gỗ phế liệu, không được để tình trạng đọng nước trên sàn
- Kiểm tra định kỳ chất lượng sàn xưởng, cần phải có biển báo độ cao tại các khu vực cửa ra vào để cảnh báo cho các phương tiện ra vào xưởng
➢ Về các trang thiết bị
- Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc hư hỏng để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của sản xuất
- Nhân viên kỹ thuật, bảo trì khi phát hiện những hư hỏng cần phải tìm đến người chịu trách nhiệm chính để tiến hành phương án sửa chữa, tránh việc báo cáo hư hỏng lên các bộ phận không liên quan gây mất thời gian.
➢ Về công nghệ thông tin
- Cần hoàn thiện website của công ty để giúp khách hàng tiếp cận được nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty hơn.
- Cần bổ sung thêm các thiết bị văn phòng hiện đại như: máy tính cá nhân, máy fax, phần mềm cung cấp hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp như SAP, …
➢ Về hoạt động kinh doanh
- Tiến hành nghiên cứu các thị trường mới để mở rộng hoạt động xuất khẩu gỗ.
- Thường xuyên cập nhật những thông tin về thị trường để đề ra những biện pháp và kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý.
KẾTLUẬN
Qua phân tích hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty TNHH Timbalink Việt Nam, em nhận thấy hoạt động xuất khẩu là yếu tố then chốt giúp tạo nên doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, quy trình xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các nhiệm vụ chính cho từng bộ phận, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Công ty TNHH Timbalink Việt Nam là công ty sản xuất và chế biến gỗ, do vậy, nâng cao hiệu quả xuất khẩu chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngày nay, thị trường xuất khẩu G&SPG ngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi công ty phải luôn có kế hoạch để ứng phó với mọi sự thay đổi và tạo ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quá trình phân tích đề tài cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những thành công nhất định, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ổn định trong giai