theo tính biệt (LSM, n = 5)
Chỉ tiêu Cái Đực SEM
pH45 6,60 6,59 0,04
pH24 5,65 5,72 0,03
L*(lightness) 56,61 57,73 0,77
a*(redness) 14,27 14,78 0,71
b* (yellowness) 8,78 8,70 0,36
Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) 2,31 2,51 0,27 Tỷ lệ mất nước chế biến (%) 26,96 28,42 1,37
Độ dai (N) 48,14 47,32 2,09
Qua bảng 3.36 cho thấy, tính biệt khơng ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về chất lượng thịt lợn thương phẩm TP3. Giá trị pH45, màu vàng (b*), độ dai của thịt lợn cái TP3 (6,60; 8,78 và 48,14 N) cao hơn so với thịt của lợn đực (6,59; 8,70 và 47,32 N). Các chỉ tiêu về giá trị pH24, màu sáng (L*), màu đỏ (a*), tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến của thịt thăn lợn đực có xu hướng cao hơn so với lợn cái. Tuy nhiên, sự sai khác ở những chỉ tiêu này giữa thịt thăn của lợn đực và cái TP3 khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, việc sử dụng lợn đực hoặc lợn cái TP3 nuôi thịt không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt.
Qua bảng 3.37 cho thấy, tính biệt khơng ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về chất lượng thịt lợn thương phẩm TP4 (P>0,05), ngoại từ chỉ tiêu tỷ lệ mất nước chế biến (P<0,05). Giá trị pH45, màu đỏ (a*), màu vàng (b*), tỷ lệ mất nước bảo quản
và độ dai của thịt lợn cái TP4 (6,60; 14,99; 8,62, 2,62% và 49,02 N) cao hơn so với thịt của lợn đực (6,56; 13,80; 8,15; 2,10% và 46,74 N). Các chỉ tiêu về giá trị pH24, màu sáng (L*) của thịt thăn lợn đực có xu hướng cao hơn so với lợn cái. Tuy nhiên, sự sai khác ở những chỉ tiêu này giữa thịt thăn của lợn đực và cái TP4 khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ngoại trừ chỉ tiêu tỷ lệ mất nước chế biến thịt thăn của lợn đực (30,02 %) cao hơn (P<0,05) so với thịt thăn của lợn cái (26,53 %). Như vậy, việc sử dụng lợn cái TP4 ni thịt có thể cải thiện được tỷ lệ mất nước chế biến so với lợn đực.