Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào công tác kiểm tra, giám sát của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 40)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

- Khái niệm công tác:

Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì công tác theo nghĩa danh từ là: “Công việc của nhà nước, của đoàn thể: tham gia công tác chính quyền, đi công tác” [179, tr.458]; theo nghĩa động từ thì, công tác là: “1. Thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể: Chồng chị ấy công tác ở nơi xa. 2. (Máy móc) hoạt động, làm việc: Máy đang công tác bình thường” [179, tr.458].

Như vậy, công tác được hiểu là việc công, tức là những công việc của Đảng, các tổ chức đảng, Nhà nước, các đoàn thể.

Đối với Đảng, các tổ chức đảng và đảng viên tiến hành công tác, tức là tổ chức đảng và đảng viên tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng , chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Kiểm tra:

Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là: “Xem xét thực chất, thực tế: kiểm tra chất lượng, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra sổ sách” [179, tr.937].

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, kiểm tra được hiểu là: “hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính” [65, tr.565].

Còn theo Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức thì kiểm tra là: “Xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao của một cơ quan, đơn vị hoặc một người để đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc người đó. Kiểm tra thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý,...” và “Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, của tổ chức đảng, đoàn thể cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên dưới quyền” [147, tr.468].

Như vậy, kiểm tra ở đây được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá, kết luận của chủ thể đối với đối tượng trong việc chấp hành các quy định mà tổ chức đã đặt ra.

Kiểm tra là một hoạt động có ý thức của con người. Trong cuộc sống của con người để tồn tại và phát triển thì không thể không có kiểm tra, mọi tổ chức và cá nhân trước khi hành động đều xác định rõ chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, kế hoạch ấy trong thực tiễn. Song, thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật khách quan, nên chủ trương, kế hoạch dù được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu đi nữa thì vẫn có thể có những thiếu sót, sơ hở, thậm chí là sai lầm. Mặt khác, nhận thức bao giờ cũng có quá trình; tổ chức dù mạnh, con người dù có tài năng, trình độ khoa học, công nghệ dù có phát triển cao cũng không thể một lúc mà hiểu hết được mọi vấn đề, mọi sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, chính xác tuyệt đối. Vì vậy, muốn công việc đạt được kết quả cao trong thực tiễn thì phải có kiểm tra. Kiểm tra là để đánh giá kịp thời những ưu điểm để phát huy; đồng thời phát hiện khuyết điểm để rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa chữa. Do đó mà kiểm tra là hoạt động có ý thức của con người và ý thức của con người càng cao thì lại càng phải coi trọng hoạt động kiểm tra.

- Kiểm tra của Đảng:

Quy đi ̣nh số 30-QĐ/TW ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã đưa ra đi ̣nh nghĩa:

Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra . Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên [3, tr.1].

Như vậy, kiểm tra của Đảng là công việc của các tổ chức Đảng có thẩm quyền, các tổ chức Đảng là chủ thể kiểm tra của Đảng bao gồm: Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Công tác kiểm tra của Đảng:

Công tác kiểm tra của Đảng là viê ̣c chủ thể kiểm tra thông qua thực hiê ̣n các phương pháp , hình thức , biê ̣n pháp để xem xét tình hình thực tế , nhâ ̣n xét, đánh giá, kết luâ ̣n về ưu điểm , khuyết điểm hoă ̣c vi pha ̣m của đối tượng kiểm tra trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đưa ra những yêu cầu, kiến nghi ̣ với đối tượng kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo mu ̣c tiêu, yêu cầu đã đề ra.

- Giám sát: là “sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để

buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm minh” [156, tr.174].

- Giám sát của Đảng:

Cũng theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì:

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ giám sát theo sự phân công . Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề ; giám sát trực tiếp , giám sát gián tiếp [3, tr.1].

- Công tác giám sát của Đảng là nhằm mục đích cảnh báo vi phạm; chủ động nắm chắc tình hình vàđánh giá đúng hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, phát hiện nhân tố tích cực, đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng... Giúp cấp uỷ, tổ chức đảng chủ động nắm chắc tình hình tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý về chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh theo các quy định của Đảng.

2.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng có vị trí đă ̣c biê ̣t quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng gắn với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Người về xây dựng Đảng cộng sản cầm quyền. Đó là những lý luận cơ bản và là “cẩm nang” đã , đang và mãi soi đư ờng, đi ̣nh hướng cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về kiểm tra, kiểm soát vào điều kiện cụ thể dân tô ̣c Viê ̣t Nam và thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính tất yếu, ý nghĩa, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp của công tác kiểm tra, giám sát cũng như tính chất của kỷ luật đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng. Người cũng đưa ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng sớm đưa ra quan điểm về xây dựng hê ̣ thống ủy ban kiểm tra các cấp cùng với những chế độ, chính sách đối với những người làm công tác này. Đây là các quan điểm hết sức toàn diện và cụ thể có giá trị to lớ n cả về mặt lý luận và thực tiễn định hướng, soi rọi cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Từ những luận giải nêu trên, có thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát như sau:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát từ vị trí, vai trò, tính tất yếu, mục đích, ý nghĩa; chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, giám sát đến xây dựng cơ quan chuyên trách cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, mối quan hệ giữa kiểm tra, giám sát với thi hành kỷ luật Đảng và vai trò, trách

nhiệm của nhân dân đối với công tác này; là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác kiểm tra, kiểm soát vào thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

2.1.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát vào công công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: Vận dụng là “Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn” [110, tr.1413].

Từ khái niê ̣m về “vâ ̣n du ̣ng” như trên , có thể hiểu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam là việc Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát vào thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng qua các thời kỳ cách mạng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong thực tiễn, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho công tác kiểm tra , giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc vâ ̣n dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay được thể hiện đậm nét trong Cương lĩnh chính trị , Điều lê ̣ Đảng , các nghị quyết , chỉ thị, quyết đi ̣nh, quy đi ̣nh của Đảng ; trong hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn lãnh đa ̣o , chỉ đạo của Đảng nói chung và của Ủy ban kiểm tra, quá trình thực hiện nhiệm vụ của đô ̣i ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng nói riêng và trong việc tổng kết đánh giá công tác xây dựng Đảng , công tác kiểm tra , giám sát của Đảng qua các nhiệm kỳ.

2.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng

2.2.1. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của kiểm tra, giám sát

Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới nói chung và về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, khẳng định sự cần thiết phải tiến hành kiểm tra, giám sát trong mọi hoạt động của Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Trong tác phầm Sửa đổi lối làm việc, Người chỉ rõ: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng... 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng... 3. Phải tổ chức sự kiểm soát...” [87, tr.325]. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ đơn thuần là việc soạn thảo, ban hành nghị quyết và ra chỉ thị mà điều quan trọng, lãnh đạo tốt còn là tổ chức, thi hành kiểm tra và giám sát thực hiện nhằm đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra là một tất yếu khách quan bởi lẽ muốn biến ý chí, trí tuệ, mục tiêu, lý tưởng của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống thì phải thường xuyên quan tâm đến công tác quan trọng này. Trong bài viết Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [87, tr.636]. Như vậy, Người đã yêu cầu rõ công tác kiểm tra, giám sát phải được coi là một nhiệm vụ chính, là khâu cuối cùng của mọi hoạt động; kiểm tra phải luôn song hành và có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với chính sách, với việc tổ chức thực hiện chính sách trong thực tế. Kiểm tra được xem là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách đúng hay sai trong

thực tế như Người từng khẳng định: “Mà muốn biết sự động viên ấy và sự thực hành ấy đã đến mức nào, thì phải có kiểm tra” [87, tr.636].

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ sự cần thiết phải kiểm tra là để phát hiện những ưu điểm, từ đó cổ vũ, nhân rộng, biểu dương kịp thời; đồng thời tìm ra những thiếu sót, khuyết điểm để kịp thời đề ra biện pháp uốn nắn, sửa chữa, khắc phục, Người nhắc nhở: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [87, tr.636].

Ngay từ rất sớm, Người đã lưu tâm và đặc biệt coi trọng đến việc kiểm tra, giám sát trong mọi hoạt động của Đảng. Người coi đây là công việc thường xuyên, liên tục và là tất yếu của mỗi tổ chức đảng, đảng viên nhằm xây dựng, củng cố tổ chức, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của mỗi đảng viên trong công tác. Có thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát thì công việc mới chạy và phát huy tốt nhất những ưu điểm, hạn chế tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình tổ chức thực thi và hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát là giúp các cấp ủy Đảng nắm được thực chất tình hình lãnh đạo, để xem xét những chỉ thị, nghị quyết của Đảng được thực hiện như thế nào trong thực tiễn. Ưu điểm, khuyết điểm của các chỉ thị, nghị quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào công tác kiểm tra, giám sát của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)