0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đạ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5-KINH TE NONG NGHIEP-KHOA HOC CONG NGHE PPTX (Trang 26 -30 )

đại

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở các nước Tây và Bắc âu cho thấy có hai xu hướng đối lập nhau: Nông nghiệp công nghiệp hóa là nền nông nghiệp được công nghiệp cải tạo tận gốc, được bắt đầu tư cách đây hơn 200 năm, từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Tây Âu. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá sử dụng nhiều máy móc thiết bị, kể cả thiết bị điện tử, tiêu tốn nhiều năng lượng hoá thạch. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá, với qui trình công nghệ nghiệm ngặt đã biến nông nghiệp thành một công đoạn nối liền nhà máy (sản xuất đầu vào) đến nhà máy (chế biến nông sản đầu ra). Trong quá trình đó, ảnh hưởng của hoá học ngày càng sâu rộng với phân hoá học, hoá chất trừ sâu bệnh cỏ dại, chất kích thích sinh trưởng v.v.... Kết quả lớn nhất mà nền nông nghiệp công nghiệp hoá tạo ra là năng suất cây trồng, năng suất gia súc và năng suất lao động sống rất cao. Hậu quả lớn nhất mà các nền nông nghiệp công nghiệp hoá đang phải đối mặt là chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái xuống cấp, đặc biệt là đất và nước.

Xu hướng thứ hai là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Xu hướng này đã manh nha từ vài ba thập kỷ, song phát triển còn chậm. Nền nông nghiệp hữu cơ chủ trương hạn chế dùng quá mức phân hoá học, các hoá chất, các chất kích thích và coi trọng bản chất tự nhiên của cây trồng vật nuôi, không coi chúng là những "máy sản xuất" để chuyển đổi các hoá chất và thức ăn tổng hợp thành thức ăn cho người. Theo phương châm đó hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ đã phát triển ở Đức, Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu khác. Ví dụ ở Mỹ đã có 25.000 trang trại nông nghiệp hữu cơ kinh doanh 3% diện tích canh tác. ở Đức nông sản hữu cơ đã chiếm 1% tổng sản lượng

nông nghiệp. ở Nhật nông nghiệp hữu cơ đã cung cấp lương thực thực phẩm cho 3 - 5% dân số nước này.

Ở Việt Nam, chúng ta đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây là một chủ trương sáng suốt của Đảng ta để đẩy mạnh sự phát triển của một nền nông nghiệp còn lạc hậu. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế của một nước đi sau, chúng ta cần rút kinh nghiệm từ những bài học không thành công mà các nước khác đã trải qua trong quá trình công nghiệp hoá. Cụ thể là, nông nghiệp nước ta cần được phát triển theo hướng kết hợp hài hoà cả hai xu hướng: Nông nghiệp công nghiệp hoá và nông nghiệp hữu cơ, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá. Để thực hiện thành công sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá ở Việt Nam, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tăng cường hơn sử dụng các loại phân bón hoá học một cách hợp lý, phù hợp với từng loại cây trồng, từng loại chất đất ở mỗi địa phương. Bởi vì hiện nay ở nước ta, mức sử dụng phân hoá học mới đạt 100-120 kg NPK/ha là thấp so với mức 400- 500kg NPK/ha ở các nước phát triển hay 600-800kg NPK/ha ở Bỉ, Hà Lan.

- Sử dụng kết hợp các giải pháp phòng trừ dịch bệnh bằng hoá chất với việc phòng trừ bằng các phương tiện vi sinh, thảo mộc. Triển khai mạnh mẽ chương trình IPM không những với cây lúa mà cả với những cây trồng khác.

- Khuyến khích việc khôi phục và phát triển hơn nữa các phong trào của cuộc: "Cách mạng xanh" đã phát triển khá mạnh trước đây như: Bón phân chuồng, phân bắc; làm điền thanh mô, làm bèo hoa dâu và các Hình thức làm phân xanh khác.

- Khuyến khích việc sản xuất và sử dụng ngày càng rộng rãi các loại phân bón vi sinh và các chế phẩm vi sinh vật khác.

Tóm tắt chương 5

1. Theo nghĩa chung nhất, công nghệ sản xuất là tập hợp những hiểu biết của con người đã được chuyển hoá thành phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết đã được "vật chất hoá" trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong qui trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất trong hoạt động sản xuất. Nếu xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản lý lao động chuyển giao công nghệ, người ta phân biệt hai phần khác nhau là "phần cứng" và "phần mềm" của công nghệ.

Khi phân tích lịch sử phát triển khoa học công nghệ, ta thấy một số điểm đáng lưu ý là: Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn kết chặt chẽ với nhau; Các yếu tố hợp thành "phần cứng" và "phần mềm" của công nghệ có mối quan hệ biện chứng trong quá trình phát triển; mỗi tiến hộ khoa học công nghệ đều có quá trình phát sinh, phát triển, lạc hậu rồi bị thay thế và việc áp dụng mỗi tiến bộ khoa học công nghệ bao giờ cũng tạo nên những tác động nhất định tới đời sống kinh tế - xã hội. Hơn nữa, tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp cũng có những đặc điểm riêng đáng chú ý do đặc điểm của ngành quy định.

2. Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rất rộng lớn, có liên quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngành. Trong đó, những nội dung chủ yếu nhất, có ý nghĩa lớn đối với phát triển nông nghiệp là: Thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và sinh học hoá.

3. Mục tiêu phát triển tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nước ta là từng bước hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng hiện đại, khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân.

Về phương hướng và bước đi, nước ta vừa phải đẩy mạnh các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ trong nước, vừa phải tranh thủ tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước khác. Bằng cách kết hợp tuần tự với nhảy vọt, cuộc cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp nước ta phải được tiến hành một cách tổng hợp, trong đó thực hiện thuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu để thực hiện rộng rãi sinh học hóa, hoá học hoá, từng bước cơ giới hoá và điện khí hoá. Cơ giới hoá giữ vai trò trung tâm trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nước ta.

4. Để đạt được mục tiêu và phương hướng đã nêu, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú ý là:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp;

- Tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành;

- Lựa chọn Hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp cho hộ gia đình nông dân và các trang trại;

- Thường xuyên nghiên cứu tổng kết và nhân điển Hình tiên tiến;

- Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại.

Câu hỏi ôn tập chương 5

1. Phân tích khái niệm và đặc điểm tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp? Cần chú ý những vấn đề gì từ mỗi đặc điểm đó?

2. Phân tích những nội dung tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp ? Liên hệ với thực tiễn theo từng nội dung đó ?

3. Trình bày mục tiêu, phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc đẩy cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp nước ta hiện nay ?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5-KINH TE NONG NGHIEP-KHOA HOC CONG NGHE PPTX (Trang 26 -30 )

×