Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 30 - 33)

3. Một số giải pháp để xuất nhẳm phát triển các sản phẩm dịch vụ của NHTM:

3.5. Các giải pháp khác

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm nhẹ rủi ro, có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác. Xây dựng bộ phận quản lý và phân loại khách hàng nhằm xác định mức chi phí và lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng, thực hiện tốt chính sách khách hàng, triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng và chủ động tìm đến khách hàng, xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các loại sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

KT LUN:

Thơng qua đề tài tiểu luận chúng ta phần nào hiểu được tình hình cũng như thực trạng hoạt động bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước hiện nay. Với những mặt tích cực và những mặt hạn chế của hệ thống ngân hàng bán lẻ ở nước ta hiện nay, đồng thời thấy rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập tài chính rút ra được từ nghiên cứu. Chúng ta cĩ thể kết luận rằng hội nhập tài chính giống như “một con dao hai lưỡi” cĩ thể ảnh hưởng tốt hay xấu đến hoạt động bán lẻ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Vì lẽ đĩ Nhà nước ta cần “đi trước đĩn đầu” qua việc xây dựng một hành lang pháp lý cũng như lộ trình hợp lý, chính sách đúng đắn, rõ ràng, kết hợp với việc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phương thức hoạt động từ chính các NHTM (như một số giải pháp nhĩm xin đề xuất ở chương 3) nhằm tận dụng tối đa những tác động tích cực cũng như hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của quá trình tự do hĩa, tồn cầu hĩa đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại ở nước ta. Thực tế, nhiều nước đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vươn lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung

Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin… Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này, nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn như trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin, Inđônêxia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…

Suy cho cùng, lợi ích mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này giải thích tại sao hội nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.

DANH MỤC TAØI LIỆU THAM KHẢO:

 SÁCH:

1. Nhập môn tài chính tiền tệ - nxb đại hoc quốc gia tp hcm - pgs ts Sử Đình Thành - TS Vũ Thị Minh Hằng (đồng chủ biên) – 2006.

2. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại - nxb phương đông - pgs ts Nguyễn Đăng Đờn – 2010.

 WEBSITE:

1. Ngân hàng Nhà nước http://www.sbv.gov.vn

2. Ebook http://www.updatebook.vn

3. Tailieu.vn http://www.tailieu.vn

 CÁC TRANG BÁO MẠNG:

1. Trang VnExpress http://ebank.vnexpress.net

2. Trang cafef http://cafef.vn

3. Trang thời báo kinh tế http://thoibaokinhte.net

4. Trang vneconomy http://vneconomy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

NHNN : Nhân hàng Nhà nước. NHTM : Ngân hàng thương mại.

NHTMVN: Ngân hàng thương mại Việt Nam NHBL : Ngân hàng bán lẻ

TPTTT : Tổng phương thức thanh toán. TTTT : Thanh toán trực tuyến.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)