Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 122 - 193)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét chung

Có thể nói giai đoạn 1991 - 2008 cùng với sự đi lên của Thủ đô và đất nước, ngoại thành Hà Nội cũng có bước phát triển vượt bậc. Những kết quả trên một mặt khẳng định đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực sự phát huy tác dụng, mở đường cho sản xuất phát triển. Mặt khác cho thấy sự tích cực, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong việc vận dụng chủ trương, chính sách mới vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ đó có biện pháp phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện những mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Xem xét quá trình lãnh đạo phát triển kinh ngoại thành của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008 bước đầu rút ra một số nhận xét sau.

4.1.1. Ưu điểm

Một là, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ

trương, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương, sớm xác định rõ phương hướng, mục tiêu để có giải pháp phù hợp

Ngay sau khi Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12/08/1991 phê chuẩn địa giới hành chính mới của thành phố Hà Nội theo hướng thu hẹp còn 4 quận nội thành cũ và 5 huyện ngoại thành, xuất phát từ vai trò, vị thế, tiềm năng và điều kiện thực tế, Đảng bộ thành phố đã chỉ đạo phát triển kinh tế nông thôn ngoại thành phù hợp với định hướng chung, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm mục tiêu chuyển dịch CCKT theo định hướng CNH, HĐH.

Trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội ngoại thành, Chương trình 06 của Thành ủy ngày 05/05/1992 đã lưu ý ba đặc điểm chủ yếu, xem đó là những cơ sở quan trọng để đặt ra phương hướng, mục tiêu của chương trình kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô. Ba đặc điểm đó là:

Thứ nhất, cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, đất đai bình quân cho một nhân khẩu nông nghiệp ngày càng giảm bớt, thêm vào đó tỷ lệ tăng dân số còn cao, lao động nhàn r i còn chiếm 36 - 40%, ngành nghề thủ công trong nông thôn chưa phát triển, do đó mâu thuẫn giữa dư thừa lao động và đất đai ít càng trở nên gay gắt.

Thứ hai, tuy đất đai ngoại thành không lớn nhưng cũng hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồi gò, miền núi khí hậu khắc nghiệt, đất xấu, trình độ thâm canh thấp, tập trung ở Sóc Sơn chiếm 20% diện tích nông nghiệp của thành phố. Ở vùng này thế mạnh là lúa, hoa màu, cây công nghiệp và lâm nghiệp, đại gia súc, tiểu gia súc;

vùng trọng điểm thâm canh tăng vụ có điều kiện thủy lợi tốt, đất đai bằng phẳng, có nhiều kinh nghiệm thâm canh. Vùng này bao gồm Gia Lâm, Đông Anh. tây Từ Liêm và nam Thanh Trì. Năng suất ở vùng này có khả năng đạt 12 tấn lương thực quy thóc trên 3 vụ. Hệ số quay vòng có thể đưa lên 2,7 lần. Hướng chính ở vùng này là cây lương thực, rau quả, đậu, chăn nuôi lợn, bò sữa, nuôi cá. Diện tích vùng này chiếm 40% diện tích nông nghiệp của ngoại thành; vùng nông nghiệp ven nội

chiếm 20% đất nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở phía bắc Thanh Trì, phía đông Từ Liêm và một số xã của Gia Lâm. Thế mạnh vùng này là rau, hoa, quả, nuôi cá, chăn nuôi lợn. Tuy bình quân đất thấp nhất song trình độ thâm canh cao, giá trị thu trên 1 ha có thể đạt 25 - 30 triệu đồng. Các nghề thủ công truyền thống và làm vườn truyền thống cũng tập trung ở vùng này. Tính chất đô thị hóa ở vùng này rõ rệt, trong một làng xã xen kẽ các nghề nông nghiệp, thủ công, dịch vụ thương nghiệp.

Thứ ba, ngoại thành Hà Nội có truyền thống sản xuất nông nghiệp, làm vườn, chăn nuôi, nghề thủ công tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đô thị, lịch sử xây dựng kinh tế [137].

Từ những đặc điểm trên cùng những đánh giá quá trình kể từ sau đổi mới, trong giai đoạn 1991 - 1995, Thành ủy Hà Nội đã xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế được quan tâm và phát triển theo hướng mới. Chương trình 06 đã chỉ ra thực trạng của nông nghiệp và nông thôn ngoại thành, đề ra các phương hướng để xây dựng và phát triển nông nghiệp. Chương trình xác định: nông nghiệp cần được bố trí lại cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dần sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phân công lao động xã hội theo hướng tăng các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm; xây dựng nông thôn ngoại thành phát triển toàn diện theo hướng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp. Chương trình nêu rõ các biện pháp và chính sách lớn đối với nông nghiệp, đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý HTX, quy hoạch và quản lý đất đai; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, khôi phục và phát triển sản xuất TTCN; cân đối vốn và huy động vốn; đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xem đó là những đòn bẩy quan trọng để mở đường cho phát triển nông nghiệp ngoại thành.

Dưới tác động của Chương trình 06, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp giai đoạn 1991 - 1995 tăng bình quân 13,5%/năm; sản lượng lương thực quy thóc tăng 8,02%; đàn gia cầm từ 1,7 triệu con năm 1991 lên 2,5 triệu con năm 1995, bình quân m i năm tăng 7,3%, cung cấp lượng thịt gia cầm cho Thành phố trên 5.000 tấn/năm; đàn lợn tăng bình quân 6,2%/năm từ 207.440 con năm 1991 lên 271.560 con năm 1995; đàn bò sữa tăng 4,4 lần từ 287 con năm 1991 lên 1.266 con năm 1995; diện tích trồng rừng tập trung đã phủ xanh 75% đất trống đồi trọc (gồm 8.187ha) [167]. Sau 3 năm thực hiện, đến năm 1995, giá trị sản phẩm thu được trên một hécta đất canh tác từ 14,9 triệu đồng tăng lên 28,2 triệu đồng, bình quân một năm tăng 17,8%; 63/128 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [10, tr.717].

Trên cơ sở đánh giá những kết quả và hạn chế của kinh tế ngoại thành từ năm 1991-1995, Hội nghị Thành ủy lần thứ 3 (tháng 10/1996) đã bổ sung một số nội dung của Chương trình 06 về phát triển kinh tế ngoại thành, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Giai đoạn 1996 - 2000 phương hướng phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được khẳng định bao gồm cả đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, lập các cơ sở chế biến nông sản thu hút nguyên liệu tại ch và các tỉnh trong vùng nhằm sử dụng lao động dư thừa ở nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân. Mục tiêu cơ bản trong giai đoạn này là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn: “Kinh tế nông thôn ngoại thành phải cùng với các ngành kinh tế khác phát triển toàn diện, vững chắc, góp phần đưa kinh tế - xã hội Thủ đô phát triển với nhịp độ cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [146].

Trong giai đoạn 1996 - 2000, Đảng bộ thành phố chỉ đạo thực hiện chủ trương giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài, ổn định theo Nghị định 64/CP. Đến hết tháng 9/1997, trong tổng số 41 xã đã có 10 xã được giao đất, cấp giấy chứng nhận với 1.801,23 ha cho 8.449 hộ gia đình. Đến năm 2000, công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho nông dân đạt tỷ lệ 84,54% số hộ [138], tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

Cũng trong giai đoạn này, thành phố đã cơ bản hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2020, chuyển 1.231,8 ha trong tổng số 2.580 ha đất nông nghiệp sang phát triển đô thị và phát triển các khu công nghiệp. Như vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp cũng như giao đất nông nghiệp đến các cá nhân, hộ

gia đình vẫn còn nhiều hạn chế do việc thực hiện chủ trương còn lúng túng, trình độ cán bộ ở cơ sở còn yếu kém, bất cập… Tuy nhiên, xét trên tổng thể, việc thực hiện Chương trình 06 vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác đạt 31,6 triệu đồng năm 1996, 33,6 triệu đồng năm 1997, năm 2000 đạt 40,4 triệu đồng [138]. Thành phố đã dành 24,2% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ở nông thôn (điện - đường - trường - trạm). Nông nghiệp ngoại thành đã chủ động tưới 70%, tiêu 40% diện tích đất trồng trọt, 100% hộ gia đình ngoại thành được dùng điện, đời sống văn hóa xã hội được nâng cao [138].

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII (năm 2001) trên cơ sở kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Chương trình 06 phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới đã đề ra chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; gắn đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hóa, sinh thái; từng bước chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động nhằm tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành. Ngày 05/11/2001, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 12/CTr-TU “Phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn (2001 - 2005)”. Chương trình xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2005, Hà Nội có nền nông nghiệp đô thị, sinh thái; đến 2010, nông nghiệp và nông thôn đi đầu trong CNH, HĐH tiêu biểu trong khu vực và cả nước về: CCKT tiên tiến, sản xuất hàng hóa với những sản phẩm sạch, chất lượng cao và đạt giá trị lớn trên một đơn vị diện tích; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại. Đây cũng là phương hướng, mục tiêu đến năm 2010 được Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đề ra song chú trọng chuyển từ tăng trưởng về số lượng sang nâng cao về chất lượng.

Với phương hướng, mục tiêu được xác định rõ, Đảng bộ Thành phố đã lãnh đạo các sở, ban, ngành và các địa phương coi đây là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của toàn Đảng bộ. Các sở, ban, ngành và các địa phương trong quá trình triển khai đã xây dựng các đề án với nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn cùng một hệ thống giải pháp đồng bộ để thực hiện. Nhờ vậy, kinh tế nông thôn ngoại thành đã có sự chuyển dịch tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.

Thực tế đã chứng minh cho những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ Hà Nội khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô trong 20 năm đổi mới liên tục tăng qua các giai đoạn: tăng trưởng GDP giai đoạn 1986 - 1990 là 4,48% đã tăng lên gấp 3

thành 12,52% trong giai đoạn 1991 - 1995, ổn định ở mức 10,72% trong giai đoạn 1996-2000 và 11,12% trong giai đoạn 2001 - 2005 [141, tr.91]. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, đời sống nhân dân ngoại thành từng bước được nâng cao. Trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp nhưng GDP nông nghiệp bình quân cả giai đoạn 1986 - 2005 vẫn tăng khoảng 4,7%/năm. Tỷ trọng các ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và thủy sản tăng, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế, chất lượng cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa của Thủ đô mà còn phục vụ trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp, TTCN và thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, vươn lên chiếm tỷ trọng lớn trong CCKT ngoại thành, góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở Thủ đô.

Hai là, Đảng bộ thành phố Hà Nội có nhiều giải pháp huy động và sử dụng

hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xác định ngoại thành là khu vực quan trọng của Thủ đô, do vậy đầu tư cho ngoại thành được xác định là nhiệm vụ chiến lược. Để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, giai đoạn 1991 - 2008, thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư và huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế ngoại thành. Ngày 28/09/1992, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình 13 “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô”. Ngày 10/09/1992, UBND thành phố đã có kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình và đề ra mục tiêu tổng quát xác định cơ chế chính sách, tìm các giải pháp phù hợp để khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài sản tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế, trong nhân dân; thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Nguồn vốn đầu tư là nhân tố quan trọng, phải góp phần hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp của kinh tế ngoại thành.

Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội khóa XI “Phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô 1992 - 1995” đã xác định: xây dựng nông thôn ngoại thành phát triển toàn diện theo hướng nông thôn mới văn minh giàu đẹp

trên cơ sở đảm bảo tốt các cơ sở vật chất hạ tầng như điện, nước, các công trình văn hóa phúc lợi… Hoàn chỉnh các công trình thủy lợi đang xây dựng, hoàn thành quy hoạch toàn bộ mạng lưới thủy lợi ở ngoại thành, trọng tâm là Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì. Tập trung giải quyết các công trình cho vùng bãi… xây dựng cơ sở chọn giống, nhân giống cây trồng, vật nuôi, hệ thống bảo vệ cây trồng vật nuôi phục vụ các cơ sở sản xuất… Mở rộng hình thức cho nông dân vay vốn để sản xuất - kinh doanh (kể cả hộ giàu và nghèo). Khuyến khích cá nhân, tổ chức (kể cả nước ngoài) đầu tư xây dựng các cớ sở sản xuất hoặc chế biến, mở các dịch vụ tại nông thôn, không hạn chế vốn và được thuê lao động theo nhu cầu. Nhà nước đầu tư một phần xây dựng kết cấu hạ tầng đầu mối, hệ thống giống, hệ thống sản xuất chế biến quy mô lớn của cả vùng. Từng xã, thôn vận động nhân dân đóng góp quỹ xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng, quỹ này quyết toán theo từng công trình… Củng cố 103 HTX tín dụng hiện có, tổ chức thêm các hợp tác xã tín dụng nông thôn để cùng với mạng lưới ngân hàng nông nghiệp Nhà nước tạo thành hệ thống tổ chức cho vay thuận tiện nhất.

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của UBND thành phố ngày 02/08/1993 đã đề ra chính sách khuyến khích đầu tư chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ: giành toàn bộ nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp đầu tư lại cho công nghiệp chế biến và áp dụng giống mới, chỉ đầu tư cho các xí nghiệp thực sự gắn với vùng nguyên liệu của ngoại thành… Về chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng và giải quyết việc làm: giành một tỷ lệ của nguồn kinh phí thu được do đền bù thiệt hại đất nông nghiệp dùng vào mục đích khác, hoặc tiền trả giá trị của đất để h trợ xây dựng hạ tầng như đường giao thông, điện và công trình phúc lợi khác. H trợ mạnh mẽ cho việc mở mang ngành nghề mới, bảo vệ các làng nghề truyền thống về nông nghiệp và thủ công nghiệp… Hình thành quỹ h trợ người nghèo bằng các

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 122 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)