Các phương tiện biểu đạt tình thái “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng anh và tiếng việt (Trang 54 - 193)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín

2.1.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng

mại tiếng Anh xét trên bình diện nghĩa học

Căn cứ trên nghĩa từ vựng được nêu trong từ điển “Từ điển Ngôn ngữ” của Crystal, “Từ điển tiếng Anh” của Collin, cách sử dụng của các phương tiện các giáo trình ngữ pháp, nghĩa học để làm cơ sở và nghĩa được sử dụng trong các văn bản thư tín thương mại, chúng tôi xác định mức độ tình thái của các phương tiện theo mô hình phân chia Halliday và Matthiessen (2004) theo bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng Anh xét trên bình diện nghĩa học

Mức độ tình thái

Phương tiện Nội dung

Cao Must Miêu tả cái gì cần thiết và rất quan trọng

Have to Biểu đạt cái bản thân hay người khác phải làm

Request Đưa ra yêu cầu ai đó làm việc gì đó bởi vì điều đó là cần

thiết theo một luật hoặc một loạt các quy định nào đó

Require Diễn đạt việc yêu cầu ai đó về cái gì đó một cách trang

trọng và lịch sự

Ask Cho ai biết điều mình muốn người đó làm

Need Yêu cầu ai đó, cái gì đó vì nó rất quan trọng

Câu mệnh

lệnh

Đưa ra yêu cầu, ra lệnh

Trung bình

Will Chỉ ra rằng ai đó sẵn sàng làm việc gì đó

Would Đưa ra mong muốn làm gì đó

Should Đưa ra hoặc hỏi xin lời khuyên từ ai đó

Suggest Đưa ra ý kiến về cái gì đó là đúng, là phù hợp với người

nhận và từ đó thúc đẩy người nhận thực hiện hành động

Câu điều

kiện

Đưa ra đề nghị

Câu hỏi Hỏi thông tin

Thấp Would like Đưa ra mong muốn

Qua bảng 2.2, có thể thấy, các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” ở mức độ cao đều được dùng để đưa ra yêu cầu ai đó trong việc thực hiện hành động vì hành động này rất quan trọng và cần thiết. Để biểu đạt nội dung tình thái này, người viết có thể sử dụng các phương tiện từ và câu. Ở mức độ từ, động từ tình thái “must”, “have to”; và động từ ngôn hành “request”, “require”, “ask”, “need” là những phương tiện được sử dụng phổ biến. Những động từ này cho thấy địa vị của người viết

cao hơn người nhận nên việc thực hiện mang tính “bắt buộc” cao. Trong thư tín thương mại, về cơ bản, khách hàng là người bỏ tiền ra mua sản phẩm nên thường được xem là có địa vị cao hơn người bán. Do vậy, khi người viết (với vị thế của khách hàng) đưa ra đề nghị với người nhận (với vị thế của người bán) thì đề nghị đó được xem như một yêu cầu cần được thực hiện nên mang tính bắt buộc cao. Chẳng hạn như:

(2.9) We must therefore ask you to allow us a supplementary discount of

10% onitems 567/8/6 or take them back. (TA25)

(Chúng tôi buộc phải yêu cầu quý ông hoặc là giảm giá thêm cho chúng tôi 10% cho các mặt hàng 567/8/6 hoặc là rút hàng về.)

(2.10) We require delivery within four weeks of order. (TA10)

(Chúng tôi yêu cầu (Quý công ty) giao hàng trong vòng bốn tuần kể từ thời điểm đặt hàng.)

Trong cả hai ví dụ (2.9), (2.10), người viết (với vị thế của người mua) có quyền đưa ra những yêu cầu cho người nhận như giảm giá thêm (ví dụ (2.9) hoặc giao hàng (ví dụ (2.10). Trong ví dụ (2.9), người viết sử dụng kết hợp động từ tình thái và động từ ngôn hành ở mức độ cao để nhấn mạnh rằng yêu cầu giảm giá là bắt buộc, người nhận không có quyền từ chối. Nếu từ chối, người nhận sẽ buộc phải mang hàng về. Tương tự, trong ví dụ (2.10), người viết yêu cầu, đề nghị người nhận giao hàng trong vòng bốn tuần kể từ thời điểm đặt hàng. Yêu cầu đó được xem như một trong các điều khoản kinh doanh mà hai bên đã thỏa thuận. Do vậy, người nhận không còn cách nào khác mà phải thực hiện việc giao hàng theo như thỏa thuận đó. Tính bắt buộc của hành động là cao do nó được dựa trên những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận.

Tương tự, câu mệnh lệnh được sử dụng để ra lệnh cho ai đó thực hiện hành động nào đó. Việc phục tùng mệnh lệnh có thể được xác định dựa trên mối quan hệ giữa người viết và người nhận. Trong thư tín thương mại, việc phục tùng mệnh lệnh đó được dựa trên các quy định trong kinh doanh, những điều khoản 2 bên đã ký hoặc vị thế của người viết so với người nhận. Do vậy, việc thực hiện hành động được đề cập là hoàn toàn “bắt buộc” phải thực hiện. Ví dụ:

the main selling points of this product. (TA45)

(Xin hãy gửi những mẫu đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu mà đã được xác định là điểm mạnh của sản phẩm này.)

(2.12) Please inform us by return when you can ship them with certainty so that we can promise the responsible time of delivery to our customers who are proposing to cancel this order. (TA53)

(Xin vui lòng thông báo cho chúng tôi về thời điểm giao hàng chính xác để chúng tôi có thể lên lịch vận chuyển hàng kịp thời cho những vị khách đang có ý định hủy đơn hàng (vì sự chậm trễ) này).

Trong ví dụ (2.11), người soạn thảo đứng ở vị thế của người mua nên có quyền đưa ra yêu cầu cho người bán. Trong ví dụ (2.12), người nhận là người đã vi phạm hợp đồng nên dựa trên quy định trong kinh doanh, người viết có quyền đưa ra yêu cầu trên. Do vậy, việc thực hiện các yêu cầu trên là hoàn toàn “bắt buộc”.

Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” ở mức độ trung bình đều có chung một nét nghĩa là đề nghị ai đó thực hiện hành động vì nó cần thiết, là đúng. Để biểu đạt nội dung này, người viết sử dụng các phương tiện ở cả ba mức độ từ, ngữ, câu. Ở mức độ từ, các phương tiện như động từ tình thái “will”, “would”, “should” và động từ ngôn hành “suggest” được sử dụng với tần suất cao. Cả bốn động từ “will”, “would”, “should”, “suggest” đều được người viết sử dụng để đưa ra đề nghị người nhận thực hiện hành động nào đó. Do vậy, các phương tiện biểu đạt này có mức độ tình thái trung bình.

Ví dụ:

(2.13) We hope you will send us a trial order so that you can test our claims against facts. (TA9)

(Chúng tôi hy vọng các ông sẽ gửi cho chúng tôi đơn đặt hàng mua thử để

chúng tôi có thể kiểm chứng lại nhận định của chúng tôi về hàng hóa.)

(2.14) Prices quoted should include delivery at the above address. (TA12)

(Giá phải bao gồm phí vận chuyển đến địa chỉ trên.)

(2.15)We suggest the use of cartons with hinged lids to facilitate opening for customs examination (TA50)

(Chúng tôi đề nghị các ngài sử dụng thùng các tông có nắp lật để hải quan

có thể dễ dàng kiểm tra.)

Trong cả ba ví dụ (2.13), (2.14), (2.15), người viết đưa ra đề nghị thông qua việc sử dụng chủ ngữ ngôi một kết hợp với động từ “suggest”, chủ ngữ ngôi hai kết hợp với “will” hoặc chủ ngữ ngôi ba kết hợp với động từ “should”. Trong thư tín thương mại, khi người viết đề nghị người nhận thực hiện hành động nào đó dựa trên mối quan hệ kinh doanh thì về cơ bản hành động đó sẽ được tiến hành. Do vậy, các động từ “would”, “suggest”, “should” có mức độ tình thái trung bình.

Ở mức độ câu, câu điều kiện được dùng để đưa ra điều kiện cho việc thực hiện một hành động nào đó. Trong thư tín thương mại, câu điều kiện được dùng để đưa ra lời đề nghị thực hiện một hành động nào đó trong một điều kiện nhất định. Điều kiện này được dựa trên quyền lợi về mặt kinh tế và được xem như là một điều khoản giữa người mua và người bán. Trong trường hợp này, người nhận sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành động. Do vậy, câu điều kiện cũng được sử dụng ở mức độ tình thái trung bình. Tương tự, câu hỏi thường được dùng để hỏi về một vấn đề nào đó. Trong thư tín thương mại, câu hỏi không chỉ được dùng để hỏi thông tin mà còn biểu đạt đề nghị người nhận trả lời. Trong trường hợp này, để duy trì mối quan hệ thương mại, người nhận sẽ phúc đáp lại. Do vậy, hành động phúc đáp sẽ được thực hiện nói cách khác hành động được đề cập sẽ được tiến hành. Theo đó, câu hỏi có mức độ tình thái trung bình. Để biểu đạt câu hỏi, trong thư tín thương mại, người viết sử dụng các cấu trúc câu hỏi (yes/no) đóng bắt đầu bởi các động từ tình thái “will”, ‘would”, “can”, “could”. Chẳng hạn như:

(2.16) Will you please send us price list and catalogs of all Solex products

and terms of payment? (TA36)

(Xin Quý công ty vui lòng gửi cho chúng tôi bảng giá và ca-ta-lô tất cả các

mặt hàng của Solex cùng các điều kiện thanh khoản.)

Trong ví dụ (2.16), người mua sử dụng hình thức câu hỏi để đưa ra đề nghị “gửi bảng giá và ca-ta-lô”. Việc sử dụng hình thức câu hỏi vừa biểu đạt đề nghị của người viết vừa đảm bảo tính lịch sự của lời đề nghị. Do vậy, câu hỏi được sử dụng ở mức độ tình thái trung bình.

Ở mức độ thấp, “would like” được sử dụng để biểu đạt mong muốn của người viết đối với người nhận. Trong thư tín thương mại, khi người viết đưa ra mong muốn và nếu mong muốn đó là phù hợp, người nhận sẽ đáp ứng. Tuy nhiên, người nhận cũng có thể từ chối thực hiện theo mong muốn của người viết nếu những điều kiện đưa ra không phù hợp. Nói cách khác, hành động được đưa ra có nhiều khả năng không được tiến hành. Do vậy, “would like” mang tính bắt buộc thấp.

Ví dụ:

(2.17) I would like some information about your sale off program beginning this July. (TA34)

(Tôi muốn xin một số thông tin về chương trình giảm giá bắt đầu vào

tháng 7 này.)

Trong ví dụ (2.17), người viết sử dụng cụm từ “would like” để trình bày mong muốn có được thông tin về “chương trình giảm giá”. Trong trường hợp này, người nhận dựa trên quan hệ kinh doanh với người viết để xác định việc nên hay không nên cung cấp thông tin về chương trình giảm giá đó.

Như vậy, các phương tiện biểu đạt có thể được phân chia theo ba mức độ tình thái cao, trung bình, thấp theo mô hình phân chia của Halliday và Matthiessen (2004) và dựa trên nghĩa được trình bày trong từ điển, cách dùng trong các sách ngữ pháp và nghĩa được sử dụng trong văn bản thư tín thương mại. Về cơ bản, các mức độ tình thái có sự khác nhau về tính chắc chắn của việc thực hiện hành động trong tương lai. Do vậy, việc nắm chắc mức độ sử dụng của từng phương tiện sẽ giúp người viết biểu đạt chính xác thông tin và mức độ “bắt buộc”.

2.1.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng Anh xét trên bình diện dụng học

2.1.3.1. Mối quan hệ giữa các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” với các hành động ngôn ngữ

Theo Nguyễn Văn Hiệp, tình thái đạo nghĩa có mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm khuyến lệnh, kết ước [35, tr.110]. Trong chương này, chúng tôi dựa trên tiêu chí phân chia các hành động ngôn ngữ của Searle (1969) để phân tích các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm khuyến lệnh, kết ước được biểu đạt

thông qua các phương tiện biểu đạt thư tín thương mại tiếng Anh. Có thể tổng hợp các hành động ngôn ngữ đó bằng bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng Anh xét trên mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ Hành động ngôn ngữ Phương thức biểu đạt Hình thức diễn đạt Tần suất Tỉ lệ (%)

Yêu cầu Trực tiếp Chủ ngữ ngôi 1 + must /require/request/ask

89/688 43%

Chủ ngữ ngôi 2 + must 4/688

Gián tiếp Chủ ngữ ngôi 3 + must/have

to/require/request/ask/need

145/688

Câu hỏi 35/688

Câu mệnh lệnh 24/688

Đề nghị Trực tiếp Chủ ngữ ngôi 1 + suggest 3/688 27%

Chủ ngữ ngôi 1 + would like 50/688

Chủ ngữ ngôi 2 + should 4/688

Gián tiếp Chủ ngữ ngôi 3+ should/suggest 53/688

Câu điều kiện 72/688

Cam kết Trực tiếp Chủ ngữ ngôi 2 + will/would 53/688 22%

Gián tiếp Chủ ngữ ngôi 3 + will/would 100/688

Hứa Trực tiếp Chủ ngữ ngôi 1 + will/would 57/688 8% Qua bảng 2.3, có thể thấy, các hành động ngôn ngữ được sử dụng với tần suất khác nhau. Các hành động ngôn ngữ này về cơ bản có thể được biểu đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức diễn đạt khác nhau. Cụ thể là:

- Hành động yêu cầu: Hành động yêu cầu được sử dụng với tần suất cao trong thư tín thương mại (43%). Yêu cầu có nghĩa là nêu lên điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng việc đó là việc thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng của người ấy [theo 130]. Khi đưa ra yêu cầu, người soạn thảo thường có vị

thế cao hơn người nhận, dựa trên quan hệ kinh doanh như người mua người bán hoặc dựa trên hợp đồng đã ký để đưa ra yêu cầu. Do vậy, hành động yêu cầu mang tính “bắt buộc” cao và được biểu đạt thông qua các phương tiện có mức tình thái cao. Hành động yêu cầu có thể được biểu đạt trực tiếp thông qua việc sử dụng các động từ tình thái “must”, “require”, “request”, “ask” kết hợp với chủ ngữ ngôi một, 2. Hành động yêu cầu cũng được biểu đạt thông qua hành động trần thuật với chủ ngữ ngôi ba đi kèm với các động từ hay cấu trúc với “essential”; hành động hỏi thông qua câu hỏi hay hành động ra lệnh thông qua câu mệnh lệnh. Trong thư tín, khi khách hàng đưa ra câu hỏi cũng có nghĩa gián tiếp yêu cầu người nhận trả lời. Tương tự, trong thư tín thương mại, câu mệnh lệnh được dùng để biểu đạt hành động yêu cầu do đặc điểm về tính lịch sự mang lại. Sự khác nhau về hình thức diễn đạt biểu đạt sự nhấn mạnh mang tính chủ thể hay tiếp thể của hành động. Chẳng hạn như:

(2.18) We ask you, therefore, to ship the two typewriters by airmail immediately on receipt of this letter. (TA95)

(Do vậy, chúng tôi yêu cầu các ông gửi ngay 2 máy đánh chữ qua đường

hàng không theo như yêu cầu được trình bày trong thư.)

(2.19) Please provide me a prospectus, details of your fees, and information about accommodation in London for the first quater. (TA176)

(Xin vui lòng gửi cho tôi thông tin chi tiết về tờ rơi, phí và các thông tin liên quan đến điều kiện sinh hoạt ở Luân Đôn trong quý 1 của năm.)

Trong ví dụ (2.18), người soạn sử dụng chủ ngữ ngôi một “we” đi kèm động từ ngôn hành “ask” để đưa ra yêu cầu, đồng thời nhấn mạnh đến chủ thể của yêu cầu “we/chúng tôi”. Trong ví dụ (2.19), người viết sử dụng cấu trúc câu mệnh lệnh để gián tiếp yêu cầu người nhận cung cấp thông tin. Trên thực tế, câu mệnh lệnh thường được dùng để biểu đạt hành động ra lệnh. Tuy nhiên, trong thư tín thương mại, để đảm bảo tính lịch sự, trang trọng, hành động ra lệnh được xem xét như một phương tiện biểu đạt hành động yêu cầu một cách gián tiếp. Hơn nữa, việc sử dụng “please” đầu câu mệnh lệnh vừa cho thấy sự tôn trọng vừa thể hiện mong muốn được đáp ứng của người sử dụng. Do vậy, trong thư tín thương mại, câu mệnh lệnh được dùng để biểu đạt hành động yêu cầu.

- Hành động đề nghị: Hành động đề nghị xuất hiện với tần suất cao thứ 2 trong các văn bản thư tín thương mại (27%). Đề nghị có nghĩa là đưa ra ý kiến về việc nên làm nào đó để thảo luận [theo 130]. Trong quan hệ thương mại, khi người viết đưa ra ý kiến để thảo luận cũng có nghĩa đề nghị người nhận chấp nhận và thực hiện. Hành động đề nghị có thể được biểu đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện ở mức độ tình thái trung bình và thấp. Cụ thể là hành động đề nghị được biểu đạt trực tiếp thông qua việc sử dụng chủ ngữ ngôi một đi kèm động từ “suggest”. Hành động đề nghị được biểu đạt gián tiếp thông qua mong muốn của chủ thể được diễn đạt bằng chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng anh và tiếng việt (Trang 54 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)