Xác định công nghệ then chốt và nhiệm vụ trọng tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ công an nhân dân (Trang 107)

9. Kết cấu của luận văn

4.2. Định hƣớng giải pháp hoạch định chiến lƣợc Khoa học Kỹ thuật và công nghệ

4.2.3. Xác định công nghệ then chốt và nhiệm vụ trọng tâm

a) Công nghệ then chốt và lộ trình công nghệ

Các mục tiêu chiến lƣợc một khi đƣợc lựa chọn thì phải đƣợc cụ thể hóa và minh chứng tính khả thi bằng cách xác định các công nghệ then chốt và lộ trình công nghệ đi kèm, trong đó có tính đến cả nhu cầu của các lực lƣợng, năng lực KH&CN và các yếu tố tổ chức cần có để hiện thực hóa các công nghệ then chốt đã lựa chọn. Theo đó, cứ mỗi mục tiêu lại đƣợc cụ thể hóa bởi nhóm các sản phẩm chiến lƣợc và xây dựng các lộ trình công nghệ. Sự kiên trì, nhất quán trong quá trình cập nhật các công cụ nhìn trƣớc về công nghệ.

Phƣơng pháp xác định công nghệ then chốt: Sử dụng một nhóm chuyên gia để triển khai danh mục các công nghệ nguồn có vai trò thiết yếu đối với chiến lƣợc cần hoạch định bao gồm: Tiếp cận theo chùm đổi mới (Innovation clusters), chùm hình thành trên cơ sở một chuyên ngành khoa học có thế mạnh, mỗi chùm có đặc điểm riêng thể hiện qua dòng tri thức chiếm ƣu thế; tiếp cận theo phân tích SWOT trong đó

S (Strength-điểm mạnh), W (Weak-điểm yếu), O (Opportunities-Cơ hội), T (Threats-thách thức); tiếp cận theo lộ trình công nghệ, xác định những công nghệ quan trọng, then chốt đƣa ra các biện pháp phối hợp để triển khai lộ trình công nghệ. Một bảng phân tích SWOT thƣờng đƣợc mô tả dƣới dạng một ma trận đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ trọng tâm trong các phân tích chiến lƣợc quốc gia hoặc các Bộ, Ngành làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch hành động. Hình 4.2. Thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lƣợc và chuyển đổi công nghệ [52, pp.31].

Xác định công nghệ

then chốt ƣu tiên và lộ trình ứng dụng triển khai. Ngày nay Công nghệ nano, laser, hồng ngoại đạt tiến bộ vƣợt bậc, nó tạo ra những ứng dụng vô cùng kỳ diệu về khả năng phát triển vũ khí công nghệ cao với công hiệu không gì so sánh nổi. Tờ Business Insider của Hoa Kỳ đƣa ra bảng xếp hạng 126 nƣớc hàng đầu thế giới về quân sự dựa vào chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu (gọi tắt là GFP) tại địa

chỉ Globalfirepower.com. Theo đó tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3 sau Indonesia, Thái Lan.

Một số cƣờng quốc đang chiếm lĩnh thị trƣờng công nghệ này hiện nay là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Đức, Trung Quốc. Việt Nam chỉ mới tiếp cận trong thời gian gần đây. Đối với lực lƣợng CAND đang tụt hậu xa so với lực lƣợng Cảnh sát các nƣớc trong khu vực, đã đến lúc cần xác định là công nghệ then chốt cho dù lộ trình đầy cam go và thử thách.

b) Xác định nhiệm vụ trọng tâm

Căn cứ vào mục tiêu, công nghệ then chốt để xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN CAND, cần nghiên cứu, xem xét và lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm phù hợp trong các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lƣợc phát triển KH&CN của quốc gia (định hƣớng 5 nhiệm vụ phát triển KH&CN) và của các nƣớc trên thế giới (Philippin 12 lĩnh vực ƣu tiên [40, tr.90-91]; Trung Quốc 68 chủ đề chiến lƣợc ƣu tiên, 16 sản phẩm chiến lƣợc, 27 công nghệ mũi nhọn [40, tr.91]; Thái Lan 4 lĩnh vực công nghệ ƣu tiên [40, tr.91]; Malaysia 11 nhiệm vụ ƣu tiên [40, tr.91-91]; Nga 6 lĩnh vực

CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC

KH&CN

- Tuyên bố về ngân sách QP - Thƣơng mại hóa CN

- Khoảng cách giữa KH&CN với thiết bị

- Sự già nua của hệ thống và cơ sở hạ tầng

- Các sáng kiến chuyển đổi công nghệ đa dạng

- Loại bỏ các khái niệm tiên tiến

- Lĩnh vực năng lực kích hoạt công nghệ mới, công nghệ cải tiến đối với các chiến đấu cơ

- Các nguyên nhân gây nên khoảng cách chuyển đổi công nghệ giữa KH&CN với thiết bị - Tạo mẫu là phƣơng pháp để khắc phục nguyên nhân

- Cân đối nguồn đầu tƣ phát triển CN tiên tiến với lịch trình

ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC CHUYỂN ĐỔI

CÔNG NGHỆ

MÔI TRƢỜNG

Văn phòng chuyển đổi, đổi mới và tạo mẫu

công nghệ

CHIẾN LƢỢC CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ

ƣu tiên [40, tr.92]; Hàn Quốc 6 nhiệm vụ ƣu tiên [40, tr.92]). Đồng thời bổ sung những nhiệm vụ mang tính đặc thù ngành Công an (chế tạo vũ khí; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công cụ hỗ trợ; giải pháp phần mềm trung tâm quản lý công dân, quản lý ngƣời nƣớc ngoài, quản lý phƣơng tiện giao thông).

4.2.4. Xây dựng bản đồ chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND

DỰ BÁO

BỐI CẢNH QUỐC TẾ BỐI CẢNH TRONG NƢỚC THỜI CƠ - THÁCH THỨC

Quan điểm KHKT&CN là động lực then chốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đóng vai trò quan trọng xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Tầm nhìn Năng lực KHKT&CN trong CAND dẫn đầu các nước Đông Nam Á.

Tiếp cận Theo hệ thống đổi mới (STI)

Lịch sử và Logic Phƣơng pháp Delphi Từ trên xuống Top down Từ dƣới lên Botton up Mục tiêu

Phát triển KHKT&CN trong CAND trở thành nhân tố quan trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các mặt công tác công an, đến năm 2020 năng lực khoa học công an ngang tầm các nƣớc Đông Nam Á, đến năm 2030 dẫn đầu các nƣớc Đông Nam Á.

Công nghệ phƣơng tiện kỹ thuật công khai đến năm 2020 ngang tầm Công an các nƣớc Đông Nam Á, đến năm 2030 dẫn đầu các nƣớc Đông Nam Á

Công nghệ phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ bí mật đến năm 2025 ngang tầm Công an các nƣớc Đông Nam Á, đến năm 2030 dẫn đầu các nƣớc Đông Nam Á

Công nghệ Then chốt

Công nghệ hồng ngoại, laser, công nghệ nano, vật liệu mới

- Công nghệ nhiệt, IP, hồng ngoại giải sóng ngắn, giám định Gen, AND

- Phần mềm thông minh quản lý XH Lộ trình 5 năm, 15 năm 10 năm, 15 năm

Nhiệm vụ trọng tâm

- Tiếp cận, chuyển giao phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao.

- Kiểm soát an ninh Vinasat, vô tuyến, hữu tuyến và an ninh không gian mạng xâm phạm ANQG.

- Nghiên cứu sản xuất, chuyển giao phƣơng tiện kỹ thuật công nghệ cao kiểm soát mọi đối tƣợng, tội phạm TTATXH.

- Nghiên cứu sản xuất, chuyển giao công nghệ camera nhiệt, IP, hồng ngoại. - Xây dựng phần mềm thông minh quản lý công dân, quản lý tập trung phƣơng tiện giao thông.

- Nghiên cứu phần mềm giám định gen, vân tay, ADN, chất gây nghiện

Hình 4.2. Bản đồ chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND (Nguồn:Do NCS lập)

4.2.5. Lựa chọn các phƣơng pháp hoạch định tối ƣu

Có rất nhiều phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc. Tuy nhiên, tham khảo nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc phát triển KH&CN của Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. Đồng thời

lựa chọn kinh nghiệm điều kiện đặc thù và thực tiễn ngành Công an. Có thể đề xuất một số phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN áp dụng cho ngành Công an nhƣ sau:

Sử dụng các công cụ khác nhau hoạch định chiến lƣợc. Nhiều nƣớc đã và đang áp dụng ba công cụ quan trọng trong hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN đó là:

Một là, hoạch định theo tiềm năng: Đội ngũ trí thức CAND đã và đang có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Vai trò to lớn của đội ngũ trí thức CAND càng đƣợc thể hiện và khẳng định trong quá trình tham mƣu cho công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN. Hiện nay, theo số liệu của Cục tổ chức cán bộ - TCIII tại Công văn số 2548/X13 ngày 28/7/2016 toàn lực lƣợng CAND có 26 Giáo sƣ, 119 Phó Giáo sƣ, 592 Tiến sỹ, 6.051 Thạc sỹ. Đây là đội ngũ khoa học đƣợc đào tạo cơ bản, là lực lƣợng chủ lực trong việc tiếp thu, khai thác và làm chủ công nghệ tiên tiến, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển KHKT&CN của ngành. Hơn ai hết những cán bộ khoa học trực tiếp bám sát thực tiễn các lĩnh vực công tác của ngành, thấu hiểu những bất cập, nung nấu, trăn trở bức xúc với những ý tƣởng cải tiến, đổi mới các điều kiện phục vụ công tác, họ nhanh nhạy nắm bắt những tiến bộ về KH&CN và nếu tạo đƣợc không khí dân chủ, cởi mở tin cậy và khuyến khích, chính họ sẽ là những ngƣời hiến kế, đóng góp nhiều ý kiến trong việc hoạch định chiến lƣợc. Vấn đề là các cấp Lãnh đạo biết trọng dụng, lựa chọn và bố trí đội ngũ trí thức vào các nhóm giúp việc Ban chỉ đạo, tham gia hội thảo và cống hiến những tri thức và tâm huyết tham gia vào hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND.

Hiện nay, BCA có khu Công nghiệp an ninh, hai Viện nghiên cứu, 3 Học viện, 4 trƣờng Đại học, 12 trƣờng Cao đẳng, Trung học tham gia nghiên cứu phát triển và đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao đổi mới và làm chủ công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, trong nhiều năm qua đã tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, vì sao hiện nay chƣa phát huy đƣợc chất xám, trí tuệ, chƣa khai thác hiệu quả nguồn lực khoa học. Vấn đề do các cấp Lãnh đạo chƣa coi trọng, hay chƣa có cơ chế chính sách cơ chế phù hợp. Cần tổ chức các cuộc hội thảo tại các cơ quan nghiên cứu tìm ra các điều kiện, giải pháp để phát huy kích hoạt tiềm lực khoa học còn tiềm ẩn, đóng góp những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng thành tựu công nghệ vào chế tạo các thiết bị nghiệp vụ. Các đơn vị nghiên cứu sẽ đóng góp cụ thể, sát thực nhất về các nhiệm vụ trọng tâm, đề xuất các công nghệ mũi nhọn mà công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN phải lựa chọn và hƣớng tới.

Hai là, hoạch định theo công nghệ ƣu tiên: Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học phải luôn bám sát và giải quyết các yêu cầu của thực tiễn về bảo vệ an ninh, trật tự của đất nƣớc. Hình thành các tổ chức nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia đặt ra đối với KH&CN trong CAND.

Ƣu tiên đầu tƣ nghiên cứu một số công nghệ cao và chế tạo sản phẩm công nghệ cao đƣợc đầu tƣ phát triển và thuộc lĩnh vực ANQP.

111

Công nghệ phần mềm chuyên dụng; công nghệ chế tạo vật liệu composite chống đạn, chống va đập, siêu nhẹ, siêu bền; công nghệ chế tạo vật liệu trong suốt; công nghệ chế tạo, sản xuất vải chuyên dụng, độ bền cao; công nghệ vật liệu mới.

Sản phẩm công nghệ cao gồm: Hệ thống thiết bị phòng chống chiến tranh không gian mạng, tội phạm công nghệ cao; thiết bị nghe nhìn bí mật; thiết bị phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị nghe, nhìn gián điệp; xe phòng chống khủng bố đa năng; trang phục chống đạn, chống bạo loạn bằng vật liệu composite; Phần mềm quản lý xã hội (quản lý công dân, quản lý ngƣời nƣớc ngoài, quản lý phƣơng tiện giao thông..).

Nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phƣơng; phát triển dịch vụ KH&CN, nâng cao năng lực và cơ sở vật chất của hệ thống thông tin sáng chế, phát triển mạnh mẽ dịch vụ cung cấp, tổng hợp phân tích thông tin, số liệu thống kê KH&CN đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lƣợc, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh, phát triển thị trƣờng KH&CN.

Nghiên cứu và dự báo các xu thế phát triển của mỗi khu vực và thế giới, sự phát triển của công nghệ ƣu tiên tác động đến khoa học Công an.

Ba là, hoạch định theo nhu cầu bảo đảm ANQG, TTATXH: Việc định hƣớng chiến lƣợc phát triển KHKT&CN theo nhu cầu bảo đảm ANQG là rất quan trọng, có tính đột phá vào các khâu trọng yếu, hiện đang là những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển KHKT&CN, tạo ra xung lực mới có sức lan toả mạnh, giải phóng mọi tiềm năng nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc quan điểm, mục tiêu của chiến lƣợc.

Điểm đột phá đầu tiên vào điểm nghẽn, cản trở phát triển KHKT&CN CAND đó là tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động. Tổ chức khoa học của BCA cần tập trung về một đầu mối, Hoạt động KH&CN là lao động xã hội đặc biệt, cơ chế quản lý phải phù hợp từng giai đoạn phát triển, mở đƣờng cho hoạt động KH&CN.

Tại CAĐVĐP chƣa có mô hình tổ chức (phòng, ban, đội) chuyên trách quản lý khoa học bảo đảm sự chỉ đạo xuyên suốt theo ngành dọc từ Bộ đến địa phƣơng. Quan điểm của Đảng ủy Công an Trung ƣơng, Lãnh đạo Bộ xuyên suốt trong nhiều năm qua là “Khoa học kỹ thuật và công nghệ Công an nhân dân góp phần tích cực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giử gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân” [1, tr.10]. Tuy nhiên với mô hình tổ chức quản lý KH&CN trong CAND nhƣ hiện nay chƣa tƣơng xứng với các lực lƣợng khác trong Ngành.

BỘ CÔNG AN

TCIV

H46 V21

Sắp xếp và ổn định hệ thống các đơn vị làm công tác KH&CN trong CAND, đƣợc tổ chức từ Bộ đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Tuyển chọn những cán bộ có đủ năng lực, bố trí đủ biên chế vào các đơn vị này. Củng cố và phát huy vai trò của Tổng cục IV là cơ quan KH&CN đầu ngành của BCA, giúp lãnh đạo Bộ thống nhất quản lý chỉ đạo thực hiện công tác KH&CN trong toàn lực lƣợng CAND.

Đầu tƣ nguồn nhân lực khoa học Công an là chìa khóa của sự chuyển đổi, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nhân tố trung tâm của quá trình đổi mới hoạt động KHKT&CN, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của lực lƣợng CAND, xem đầu tƣ nguồn nhân lực khoa học là một đột phá chiến lƣợc, là yếu tố quyết định mô hình tăng trƣởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Xét đến cùng, đây là khâu quan trọng nhất trong các khâu đột phá, có vai trò chi phối việc thực hiện các đột phá khác, vì chính con ngƣời tạo ra và thực thi thể chế, xây dựng bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện tốt đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh mềm của ngành Công an, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có ảnh hƣởng quyết định trong điều kiện KH&CN trong và ngoài nƣớc phát triển rất nhanh, rất mạnh, hơn bất kỳ một thời đại nào trƣớc đây.

Tập trung đầu tƣ phát triển các tổ chức KH&CN trọng điểm, hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm quốc gia; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp an ninh, khu công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ cao, các phòng thí nghiệm trọng điểm; phát triển hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị, bảo đảm thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, khai thác hiệu quả các sáng chế KHKT&CN.

Đảng uỷ CATW và Lãnh đạo BCA có những quyết sách kịp thời trong đào tạo, xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ KH&CN, phối hợp kịp thời, có hiệu quả với đội ngũ cán bộ hoạt động KH&CN ngoài ngành phục vụ yêu cầu công tác của lực lƣợng CAND. Trong thời gian tới, nhu cầu nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học đƣợc chú trọng trên mọi lĩnh vực công tác của ngành.

BỘ CÔNG AN TCIV H46 TC I TCVIII TCII K10 TCIII K20 TCV C ĐP

Đổi mới cơ chế, chính sách trọng dụng cán bộ KH&CN theo hƣớng tạo động lực và lợi ích thiết thực để giải phóng và phát huy sức sáng tạo của cán bộ khoa học; đổi mới hệ thống quản lý nhà nƣớc theo hƣớng tinh giản, phân cấp giảm bớt chức năng tác nghiệp cụ thể, phát huy tự do tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ công an nhân dân (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)