KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán (Trang 26 - 30)

Mô hình Uỷ ban quản lý thị trường và giaodịch chứng khoán của Mỹ (SEC) dịch chứng khoán của Mỹ (SEC)

- Bộ phận Tài chính doanh nghiệp: chịu trách nhiệm giám sát các tài liệu công khai mà các công ty chứng khoán phải đệ trình lên SEC. Các công ty phải cung cấp thông tin cẩn trọng và chân thực về diện mạo cũng như tài chính doanh nghiệp, nhằm tăng cường tính minh bạch để các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định có căn cứ. Theo SEC, định nghĩa về thông tin liên quan tới diện mạo là bất cứ thông tin nào liên quan tới một hoạt động kinh doanh cá biệt mà có thể có tác động tới quyết định mua, bán, hay nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư.

Các tài liệu công ty phải cung cấp bao gồm thông báo đăng ký phát hành lần cổ phiếu đầu, báo cáo hàng quý, hàng năm, báo cáo thường niên với các cổ đông, hợp nhất và sáp nhập, giấy uỷ quyền gửi tới các cổ đông trước khi đại hội thường niên được tiến hành. SEC yêu cầu tất cả các công ty niêm yết

Bộ phận pháp chế SEC Bộ phận TC DN Bộ phận QLý TT Bộ phận QL ĐTư

giao nộp tài liệu theo đúng một thời hạn nhất định, ngoại trừ các công ty nước ngoài, hoặc công ty có giá trị tài sản dưới 10 triệu USD và dưới 500 cổ đông. Toàn bộ thông tin, dù là tích cực hay không, phải được chuyển tới SEC, tiếp đó, các nhà đầu tư sẽ có thể tiếp cận các thông tin này thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.

- Bộ phận Quản lý thị trường: Bộ phận này thiết lập và duy trì tính công minh, trật tự và hiệu quả của các thị trường bằng việc quản lý các chủ thể. Các chủ thể này bao gồm: từ các trung tâm bù trừ và thị trường, vốn được cho là “các tổ chức tự quản” (SROs), đến các định chế môi giới và trung tâm đầu tư. Nói tóm lại, bộ phận Quản lý thị trường thiết lập các quy định với lĩnh vực đầu tư chúng khoán. Bộ phận Quản lý thị trường cũng làm rõ bất cứ đề xuất thay đổi nào với các quy định hiện hành và xem xét bất cứ sự không đồng tình nào với việc điều hành thị trường. Quản lý thị trường duy trì chức năng giám sát nhằm bảo đảm các chính sách không bị lợi dụng. Với sự mở rộng của thị trường chứng khoán và các công cụ tài chính mới được sàng tạo hàng năm, bộ phận Quản lý thị trường phải đối mặt với đòi hỏi ngày càng tăng của việc sửa đổi qui định hiện thời và ban hành các qui định mới.

- Bộ phận Quản lý đầu tư: Với tư cách là người giám sát quản lý đầu tư, bộ phận này đảm bảo tất cả các quy định có tác động tới các công ty đầu tư và các nhà tư vấn được thực hiện nghiêm túc. SEC đòi hỏi tất cả các công ty đầu tư và tổ hợp tư vấn đầu tư phải đệ trình các giấy tờ phù hợp. Đặc biệt, bộ phận này theo dõi hiệu quả thực tế của các quy định, điều luật, và đưa ra những thay đổi nếu tình huống thực tế cho thấy, thay đổi đó là hợp lý. - Bộ phận Pháp chế: Hợp tác chặt chẽ với ba bộ phận trên, Pháp chế điều tra các tình huống xâm phậm luật chứng khoán và đề xuất những hành động cần thiết tiếp theo. Xin lưu ý, bộ phận Pháp chế chỉ có quyền nội bộ, nó phải hợp tác với các cơ quan thực hiện pháp luật khác như Cục điều tra liên bang

hoặc cảnh sát địa phương nhằm thực hiện khởi tố tội phạm. Với các hành vi vi phạm thông thường là giao dịch nội gián, bóp méo, cố ý bỏ qua thông tin nổi bật đi kèm tài liệu công ty phải đệ trình, mạnh khoé thị trường.

KẾT LUẬN

Trên đây là bài trình bày tổng quan của chúng em về lý luận cũng như thực tế hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán. Bài viết cho thấy tầm quan trọng của hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán. Nó đóng góp một phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển một TTCK lành mạnh, là hành lang tạo môi trường cho các chủ thể trên thị trường chứng khoán hoạt động một cách công bằng và bình đẳng với những biện pháp thanh tra, kiểm tra thường xuyên và các chế tài xử phạt phù hợp. Hoạt động giám sát TTCK tốt tác động tới các chủ thể trên TTCK như nhà đầu tư yên tâm hơn, các SGD hoạt động có quy củ hơn,...dung hoà lợi ích các chủ thể tham gia trên thị trường, đảm bảo tính ổn định của thị trường.

Mặc dù hoạt động giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nhưng ở Việt Nam nó lại chưa phát huy được tác dụng to lớn của mình. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan có liên quan cần chú ý hơn nữa để nâng cao trình độ và khả năng nhận biết cũng như xử lý các tình huống phát sinh có hiệu quả hơn.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài viết chắc không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong cô và các bạn đóng góp ý kiến cho bài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn!

DANH MỤC T ÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Thị trường chứng khoán. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam & PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa.

2. Website: http:\\ www.vneconomy.com.vn 3. Website: http:\\ www.daotaochungkhoan.com 4. Website: http:\\ www.saga.vn

5. Website: http:\\ www.mof.gov.vn Tạp chí: Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán (Trang 26 - 30)