Quy luật phủ định của phủ định

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận Luận án TS. Triết học 5.01.02 (Trang 70)

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, cùng với quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là cơ sở để chúng ta giải thích khuynh hướng vận động của các khái niệm. Nói cách khác, thông qua sự chuyển hóa biện chứng giữa chất và lượng, sự triển khai và giải quyết mâu thuẫn, các khái niệm trong tư duy lý luận vận động tuân theo quy luật phủ định của phủ định.

Tác động của quy luật này, trước hết thể hiện ở trình tự đi từ “khẳng định” đến “phủ định” và từ “phủ định” đến “phủ định của phủ định” của

sự nhận thức đối tượng trong vận động của các khái niệm. Đây là trình tự

có cơ sở từ sự phản ánh mâu thuẫn đối tượng trong vận động của các khái niệm. Khái niệm chỉ diễn tả được cái bản chất khi phản ánh mâu thuẫn nội tại của đối tượng. Nhưng sự phản ánh mâu thuẫn của đối tượng trong vận động của khái niệm bao giờ cũng là một quá trình. Bước đầu tiếp cận đối tượng trong tính thống nhất bề ngoài, trực tiếp và đơn giản; tiếp đến phân chia đối tượng thành các mặt đối lập và nhận thức mỗi mặt đối lập của nó;

cuối cùng thông qua việc phát hiện những qui định, chuyển hóa lẫn nhau

giữa các mặt đối lập mà khái niệm đạt tới sự nhận thức đối tượng trong tính thống nhất nội tại của nó. Đó là quá trình vận động của khái niệm từ việc bao quát đối tượng trong tính toàn bộ bề ngoài đến chỗ phá vỡ tính toàn bộ ấy để đi sâu nhận thức mỗi bộ phận bên trong của nó; rồi từ chỗ nắm được từng bộ phận, sự vận động của khái niệm tiến lên tái lập tính toàn bộ của đối tượng về phương diện bản chất. Một quá trình như thế là tuân theo trình tự từ khẳng định đến phủ định và từ phủ định đến phủ định của phủ định.

Trình tự này chi phối sự nhận thức đối tượng trong vận động của khái niệm theo ba giai đoạn. Đầu tiên nhận thức đối tượng với tính cách là

cái khẳng định, tiếp đến nhận thức đối tượng với tính cách là cái phủ định,

và cuối cùng hoàn thành quá trình khám phá bản chất đối tượng với việc nhận thức nó trong tính thống nhất của phủ định với khẳng định. Khi đạt tới sự nhận thức đối tượng trong tính thống nhất giữa phủ định và khẳng định tức là cái phủ định của phủ định, khái niệm mới có thể diễn tả tương đối đầy đủ bản chất của nó. ở đây, các thuật ngữ “cái khẳng định”, “cái phủ định” và “cái phủ định của phủ định” được dùng để chỉ những mặt khách quan thuộc về đối tượng, mà khái niệm xét trong sự vận động là sự phản ánh của chúng. Vận động của khái niệm trong trường hợp này, phụ thuộc trực tiếp vào sự nhận thức các phương diện tồn tại của đối tượng.

Trong Tư bản, Mác phân tích hàng hóa theo quá trình đi từ “giá trị sử dụng” đến “giá trị”, rồi từ “giá trị” đến “thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng”. Đó cũng là trình tự đi từ khẳng định (giá trị sử dụng) đến phủ định (giá trị) và từ phủ định đến phủ định của phủ định (thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng), mà khái niệm hàng hóa trong sự vận động đã trải qua. Khi đạt tới sự nhận thức các vật phẩm trong trao đổi với tính cách là “sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng” (cái phủ định của phủ định), thì bản chất hàng hóa xem như đã được diễn tả tương đối đầy đủ trong khái niệm của nó.

Giai đoạn đầu, khái niệm trong sự vận động, nhận thức đối tượng với

tính cách là cái khẳng định. Đối tượng xuất hiện trước khái niệm như là cái

thống nhất bề ngoài và trực tiếp. Các tài liệu trực quan có tham gia vào sự vận động của khái niệm, hơn nữa chính khái niệm cũng căn cứ vào chúng để xác định đối tượng. Thông qua các tài liệu trực quan, khái niệm bao quát tính thống nhất bề ngoài của đối tượng, phát hiện ra những yếu tố nói lên tính xác định và ổn định của nó. Những yếu tố này có tác dụng duy trì sự

tồn tại của đối tượng, cho nên chúng được gọi là cái khẳng định. Chẳng

hạn, giai cấp tư sản chính là mặt khẳng định của chủ nghĩa tư bản, được phát hiện ra ở bước đầu nhận thức trong sự vận động khái niệm của nó.

Nhưng bản tính tồn tại của đối tượng không phải là ổn định, tách biệt, mà là vận động và liên hệ; cái khẳng định không phải là toàn bộ đối tượng mà chỉ là một mặt của nó. Hơn nữa, nếu xét riêng rẽ thì cái khẳng định chỉ là một mặt phiến diện của đối tượng. Vận động của khái niệm với việc phát

hiện ra cái khẳng định, vì thế cũng là một sự nhận thức phiến diện và hạn chế về đối tượng. Dừng lại ở đây, khái niệm chưa phát hiện ra tính mâu thuẫn nội tại cũng tức là bản chất của đối tượng. Chính vì vậy, Lênin yêu cầu vòng khâu của sự khảo sát khoa học về đối tượng bắt đầu từ cái khẳng định phải tiến lên “chỉ ra sự khác nhau, mối liên hệ, sự chuyển hóa” [42, 246] của nó.

Giai đoạn thứ hai, khái niệm trong sự vận động, nhận thức đối tượng

với tính cách là cái phủ định. Đây là việc thực hiện vòng khâu biện chứng

của sự nhận thức đối tượng trong vận động của khái niệm từ khẳng định ban đầu đến phủ định. Đối tượng xuất hiện trước khái niệm như cái bị phân chia, đối lập và mâu thuẫn. Khái niệm trong sự vận động, nhận thức đối tượng trên bình diện đối lập với cái khẳng định của nó: phát hiện sự khác nhau và mâu thuẫn, vạch ra những yếu tố nói lên liên hệ, biến đổi và chuyển hóa bên trong của đối tượng. Những yếu tố đó có tác dụng làm cho đối tượng đi vào biến đổi, chuyển hóa thành cái khác, cho nên chúng được

gọi là cái phủ định. Chẳng hạn, giai cấp vô sản là mặt phủ định của chủ

nghĩa tư bản, được phát hiện ở giai đoạn này trong sự vận động khái niệm của nó.

Nhưng để phát hiện những khác nhau và mâu thuẫn, khái niệm trong sự vận động phải phân chia đối tượng thành các bộ phận và đi sâu nhận thức từng bộ phận của nó. Thế nghĩa là trong sự vận động, khái niệm phải phá vỡ tính thống nhất của đối tượng, làm cho nó hiện ra như những bộ phận chứ không còn là cái toàn bộ. Hơn nữa, sự tồn tại của đối tượng trong liên hệ và vận động còn cho thấy, cái phủ định chỉ là một mặt của nó. Cái phủ định xét một cách riêng rẽ, cũng chỉ là một mặt phiến diện của đối tượng. Cho nên, vận động của khái niệm với việc phát hiện cái phủ định vẫn là một sự nhận thức phiến diện và hạn chế về đối tượng. ở đây, đối tượng được nhìn sâu hơn vào bản chất nhưng mang tính cục bộ và mảnh đoạn, trong khi về bản chất nó lại là một toàn bộ thống nhất. Rõ ràng đó chưa phải là một sự nhận thức có tính đầy đủ về bản chất đối tượng. Cũng vì vậy, Lênin đã yêu cầu vòng khâu biện chứng của sự nhận thức đối tượng từ cái phủ định phải tiếp tục tiến lên cao hơn, “chỉ ra “tính thống nhất”, nghĩa là mối liên hệ của cái khẳng định và cái phủ định, sự tìm thấy cái khẳng định ấy trong cái phủ định” [42, 246].

Giai đoạn thứ ba, khái niệm trong sự vận động, nhận thức đối

tượng với tính cách là cái phủ định của phủ định. Đây là sự thực hiện vòng

khâu biện chứng từ cái phủ định đến thống nhất cái phủ định với cái khẳng định, hoàn thành việc nhận thức bản chất đối tượng trong vận động của khái niệm. Đối tượng xuất hiện trước khái niệm như cái đang vận động, dường như được lột bỏ hết vẻ bề ngoài làm cho tính thống nhất nội tại của nó bộc lộ ra. Nếu trước kia sự nhận thức đối tượng trong vận động của khái niệm đi đến những kết quả thường đối lập và có điểm còn trái ngược nhau thì ở giai đoạn này, nó lại đặt các kết quả đó vào trong mối liên hệ thống nhất với nhau và nâng chúng lên trình độ tổng hợp. Chính sự nhận thức có tính tổng hợp làm cho cái khẳng định và cái phủ định hiện ra trong khái niệm không xa lạ với nhau, cái khẳng định được tìm thấy và giải thích từ cái phủ định và ngược lại. Cái phủ định và cái khẳng định liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Khái niệm khắc phục những hạn chế của các giai đoạn trước, đồng thời tiếp thu những thành quả của chúng để hoàn thành (theo nghĩa tương đối) quá trình khám phá bản chất đối tượng. Thông qua sự tổng hợp, tính thống nhất của đối tượng được khái niệm tái lập trên cơ sở cao hơn; trên cơ sở phát hiện ra những liên hệ tất yếu của nó. Đó là tính thống nhất nội tại tức tính thống nhất đã thoát khỏi vẻ bề ngoài của đối tượng. Khái niệm phản ánh đối tượng trong tính thống nhất nội tại, chính là sự diễn tả nó về phương diện cái bản chất.

Quá trình nhận thức bản chất của chủ nghĩa tư bản trong sự vận động khái niệm của nó không dừng lại ở những phát hiện về tư sản hay vô sản, mà tiến lên trình độ cao hơn chỉ ra những liên hệ tất yếu giữa vô sản và tư sản. Lên trình độ ấy nhận thức tìm thấy, giải thích vô sản và tư sản thông qua nhau, từ đó cấu tạo chúng thành một thể thống nhất trong khái niệm để phản ánh có tính đầy đủ về chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn, khi vạch ra “lao động làm thuê, - có nghĩa là sự bóc lột công nhân” [72, 20], Mác đã giải thích thuộc tính này của giai cấp vô sản thông qua giai cấp tư sản, và vạch ra “nhà tư bản sản xuất giá trị thặng dư, nghĩa là trực tiếp bóp nặn lao động không công của công nhân” [76, 797], ông đã giải thích thuộc tính đó của giai cấp tư sản thông qua giai cấp vô sản; tất cả chỉ vì “một giai cấp tách riêng ra không phải là một đối tượng lý luận, mà là một điều vô nghĩa” [3, 195]. Đây rõ ràng là sự nhận thức tổng hợp, theo đó chủ nghĩa tư bản được

diễn tả về bản chất trong khái niệm của nó với tính cách cái chỉnh thể của tư sản và vô sản hay cái phủ định của phủ định.

Ba giai đoạn trên đây thể hiện hai vòng khâu biện chứng kế tiếp nhau

của sự nhận thức đối tượng trong vận động của khái niệm. Vòng khâu thứ

nhất, từ khẳng định đến phủ định vạch ra những khác nhau, liên hệ, chuyển hóa của đối tượng và để thực hiện điều đó khái niệm phải vận động theo con đường phân tích. Với phân tích, khái niệm phản ánh được tính mâu thuẫn bên trong của đối tượng nhưng đã phá hủy đi tính thống nhất của nó. Sự vận động như vậy của khái niệm là tất yếu nhằm đi sâu nhận thức các yếu tố và liên hệ bản chất của đối tượng. Vòng khâu thứ hai, từ phủ định đến thống nhất phủ định với khẳng định tái hiện lại tính thống nhất đối tượng trên cơ sở đã nắm được các yếu tố và liên hệ bản chất của nó; thực hiện điều này khái niệm vận phải động theo con đường tổng hợp. Kết quả

cuối cùng tổng kết toàn bộ những gì đã đạt được trong hai vòng khâu ấy

của sự vận động khái niệm, cho nên xét trong cả quá trình, đây là sự nhận thức đối tượng đầy đủ và sâu sắc nhất (theo nghĩa tương đối).

Quy luật phủ định của phủ định còn chi phối sự vận động của các

khái niệm, trong trường hợp chúng được xét như những hiện tượng độc lập.

Sự chi phối của quy luật ở trường hợp này, làm cho các khái niệm vận động theo những chu kỳ về cả lôgíc và lịch sử. Mỗi chu kỳ thể hiện một vòng

xoáy ốc hay “vòng tròn biện chứng” của sự vận động khái niệm trong tư

duy lý luận. Trong Tư bản, Mác cũng triển khai sự vận động của các khái niệm theo những vòng xoáy ốc. Chẳng hạn, từ giá trị sử dụng đến giá trị và từ giá trị đến thống nhất giá trị với giá trị sử dụng là một vòng xoáy ốc của sự vận động của khái niệm hàng hóa; hay từ sản xuất đến lưu thông rồi đến sản xuất và lưu thông thống nhất với nhau tức “tư bản” và “lợi nhuận” là một vòng tròn biện chứng của sự vận động một hệ thống khái niệm. Tính chu kỳ nói lên hình thức xoáy ốc của sự vận động các khái niệm trong tư duy lý luận, với hai yếu tố: “phủ định” và “phủ định của phủ định”.

Yếu tố phủ định trong vận động của khái niệm, hẳn nhiên là sự gạt bỏ

cái cũ cho cái mới ra đời. Trong sự vận động của các khái niệm, cái mới cũng ra đời thông qua phủ định cái cũ. Vận động của khái niệm hàng hóa trong Tư bản chẳng hạn, cũng có sự xuất hiện cái mới thông qua phủ định cái cũ. Theo Mác, nếu gạt giá trị sử dụng sang một bên thì các hàng hóa chỉ còn lại một thuộc tính là sản phẩm của lao động, nhưng khi giá trị sử dụng

bị gạt sang một bên thì những loại lao động cụ thể khác nhau biểu hiện trong hàng hóa cũng biến mất theo, chúng được qui thành thứ lao chung giống nhau của con người tức là lao động trừu tượng. Cuối cùng, ông viết:

Trong các sản phẩm đó không còn lại cái gì cả, trừ cái thực thể hư ảo như nhau, một sự kết tinh đơn thuần, không phân biệt, của lao động của con người, tức là một sự chi phí về sức lao động của con người, không kể đến hình thức của sự chi phí đó. Tất cả những vật ấy bây giờ chỉ còn biểu hiện một điều là trong việc sản xuất ra chúng, sức lao động của con người đã được chi phí vào đấy, lao động của con người đã được tích lũy vào đấy. Là những tinh thể của cái thực thể xã hội chung cho tất cả các vật ấy, cho nên các vật ấy đều là những giá trị - những giá trị của hàng hóa [76, 66]. Chúng ta thấy, cái mới xuất hiện trong sự phủ định thang bậc “giá trị sử dụng” của khái niệm hàng hóa chính là thang bậc “giá trị” của nó.

Nhưng sự phủ định trong vận động của khái niệm có tính kế thừa; chuyển sang cái mới, khái niệm có giữ lại các yếu tố tích cực của cái cũ. Đó là phủ định biện chứng, vừa gạt bỏ vừa giữ lại cái cũ. Sự phủ định giữ lại những yếu tố tích cực của cái cũ, đồng thời cải biến chúng thành nội dung của cái mới. Trong Tư bản, Mác chỉ rõ rằng, với tính cách vật phẩm tiêu dùng, giá trị sử dụng nói lên tính hữu ích của lao động chứa đựng trong hàng hóa và nhờ đó hàng hóa trở thành vật mang giá trị, “một vật không thể là một giá trị được, nếu nó không phải là một vật phẩm tiêu dùng” [76, 70]. Vậy là, chuyển sang thang bậc “giá trị” bằng con đường phủ định, khái niệm hàng hóa giữ lại nội dung “vật phẩm tiêu dùng” của thang bậc “giá trị sử dụng”. Nội dung này còn được cải biến đi trong thang bậc “giá trị”, nhưng nó nguyên là của thang bậc “giá trị sử dụng” tức của cái cũ vừa bị gạt bỏ. Nếu không giữ lại đồng thời cải biến đi nội dung ấy thì khái niệm hàng hóa sẽ không tiếp tục triển khai được trong thang bậc “giá trị” của nó. Thành thử, sự phủ định “lọc bỏ” và “nối liền” các thang bậc vận động của khái niệm. Cũng vì thế, Hêgen coi phủ định là sự bảo tồn cái cũ trong cái mới, duy trì nội dung của tiền đề trong kết quả của nó [xem 42, 245].

Kết quả của sự phủ định biện chứng trong vận động của khái niệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận Luận án TS. Triết học 5.01.02 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)