Tính tung độ từng giờ trung bình của sóng bán nhật mặt trăng chính M2 (biểu M)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH QUAN TRẮC DÒNG CHẢY VÀ THỦY TRIỀU3.1. PHÂN TÍCH CHUỖI QUAN doc (Trang 25 - 26)

Để tính các tung độ trung bình của sóng này cũng dùng c hính những tung độ từng giờ mà trước đây đã ghi vào biểu S, cho rằng mỗi giờ của sóng này ứng với mỗi tung độ thẳng hàng với giờ nguyên của ngày trung bình gần nhất với giờ sóng đang xét.

Darwin giải thích cách làm này như sau: Giả sử chúng ta có hai chiếc đồng hồ, mặt số của chúng chia thành 24 giờ. Một chiếc đồng hồ chạy theo thời gian trung bình (với tốc độ sóng S1 15 trong 1 giờ trung bình), còn đồng hồ thứ hai với tốc độ chậm hơn (thí dụ, với tốc độ góc M1 bằng 14,492 trong một giờ trung bình). Giả sử các đồng hồ đó cùng bắt đầu chạy khi cả hai cùng chỉ 0 giờ. Ta sẽ ghi các thời điểm các thời điểm khi mà đồng hồ M1

chỉ 1, 2, 3... giờ. Rõ ràng rằng lúc đầu s ự chênh lệch của các đồng hồ sẽ không lớn và đối với 1, 2, 3... giờ của M1 thì các giờ nguyên gần nhất của S1 cũng sẽ là 1, 2, 3... Nhưng vì đồng hồ M1 chậm hơn, nên sẽ đến một giờ n nào đó đồng hồ S1 vượt trước gần nửa giờ, tức sẽ chỉ gần n 21. Qua một giờ nữa và đồng hồ M1 chỉ n1 giờ, còn đồng hồ S1 sẽ chỉ hơn n112 một chút, tức giờ nguyên gần nhất của nó sẽ là n2. Vậy khi ghi vào các cột 1, 2, 3... giờ của đồng hồ M1 các tung độ lấy theo cũng những giờ ấy của đồng hồ S1, ta phải viết vào cột n1 tung độ lấy tại giờ n2 của thời gian trung bình, nói cách khác, ta bỏ qua một tung độ.

Vì sự bỏ qua một giờ xảy ra vào thời gian khi mà giờ của M1 trùng vào khoảng giữa hai giờ của S1, nên để chính xác hơn người ta ghi vào ô tương ứng cả hai tung độ đứng ở hai bên của giờ M1 hoặc ghi trị số trung bình của hai tung độ, khi đó không có một tung độ nào bị bỏ qua. Biểu để tính các tung độ từng giờ trung bình của sóng M2 được kẻ giống như biểu S, chỉ khác là số dòng ngang sẽ là 14 cho chuỗi quan trắc nửa tháng hoặc 28 cho chuỗi tháng. Những ô của biểu M, tại đó phải ghi hai tung độ (hay trung bình của hai tung độ) được đánh dấu bằng dấu hai chấm (:) (bảng 3.6). Berezkin (1947) trình bày cách tính giờ n

của ngày r tại đó phải ghi kép hay ghi trị số trung bình của hai tung độ.

Những ngày ghi kép đối với só ng M2 (tốc độ bằng 28,9841) được tính trước và cho trước dưới dạng các sơ đồ chuẩn bị sẵn, biểu M (bảng 3.5). Số liệu để ghi vào biểu Mđược lấy từ biểu S, bắt đầu từ độ cao mực nước thứ nhất được ghi vào ô 0 giờ dòng thứ nhất. Khi trên biểu M ghi đến ô có dấu hai chấm thì ghi hai độ cao liên tiếp: một ở trên, một ở dưới, hoặc trị số trung bình. Sau đó lần lượt ghi tiếp đến ô có dấu hai chấm tiếp theo và ở đó cũng lặp lại công việc như trên.

Để khỏi nhầm khi ghi biểu M ở bên phải biểu này có thể thêm một cột kiểm tra. Trong cột này ghi ngày và giờ thời gian trung bình của biểu S mà độ cao mực nước ứng với nó phải được ghi vào cột 23 của biểu M . Cũng với mục đích kiểm tra, trên một số biểu M

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH QUAN TRẮC DÒNG CHẢY VÀ THỦY TRIỀU3.1. PHÂN TÍCH CHUỖI QUAN doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)