Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 002 (Trang 158 - 162)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2.2. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác

tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

3.2.2.1. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế và luật pháp quốc tế

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế và luật pháp quốc tế là yêu cầu khách quan của thực tiễn hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế . Hệ thống chính sách kinh tế của Việt Nam cần bám sát và theo kịp sự vận động, biến đổi của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là những chính sách về thuế quan, thương mại, xuất nhập khẩu;... Đồng thời, triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, sớm đưa nó vào cuộc sống và cụ thể hóa thành những chính sách; cần rà soát, bổ sung chính sách đã ban hành để nó sát thực tiễn, khắc phục tình trạng chung chung, những kẽ hở, sự tùy tiện trong vận dụng, thực hiện (chính sách đất đai, chính sách về giá, chính sách về xuất khẩu lao động...). Điều này, gây khó khăn đối với nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thậm chí, đã có lúc làm cho tình hình phức tạp thêm.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách sao cho đồng bộ và toàn diện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là biện pháp cơ bản và cấp bách hiện nay. Để có được hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với những nguyên tắc và luật

Một là, rà soát lại hệ thống cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và những chính sách có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, tìm ra những vấn đề bất cập, hạn chế cần khắc phục. Việc rà soát này cần kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế một cách nghiêm túc để từng bước bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Trước mắt, cần ưu tiên vào việc nghiên cứu, bổ sung và ban hành những chính sách liên quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế quốc tế như: chính sách về thuế quan và phi thuế quan; chính sách về thương mại, đầu tư; về xuất khẩu, nhập khẩu; về đất đai, ...

Hai là, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện theo đúng lộ trình; gắn với quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung những chính sách không phù hợp, tình thế, ngắn hạn . Đẩy nhanh viê ̣c thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật và các chính sách cụ thể. của Nhà nước ta.

Ba là, tích cực nghiên cứu, học tập kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia phát triển, đi trước để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vận dụng những kinh nghiệm đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên cơ sở giữ vững những nguyên tắc cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2.2.2. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hội nhập và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rất cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với luật pháp quốc tế. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội

chủ nghĩa. Đặc biệt, sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, Nhà nước ta đã ban hành hàng chục bộ luật, hàng trăm pháp lệnh, nghị định. Cùng với đó là hệ thống các văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện các văn bản luật.

Xuất phát từ sự khác biệt của pháp luật Việt Nam với những chế định của các tổ chức quốc tế và luật pháp của các quốc gia là đối tác của Việt Nam, cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những hạn chế, kẽ hở, mâu thuẫn… của hệ thống pháp luật hiện nay, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, chúng ta cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau.

Một là, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh… Cần hoạch định chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược. Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật để theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Tổ chức thi hành pháp luật chặt chẽ, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Đồng thời, bổ sung, sửa chữa kịp thời những văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn đặt ra (như luật đầu tư, luật cạnh tranh...) đối với hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, am hiểu pháp luật quốc tế và khu vực, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp và những quy định, thông lệ quốc tế… về hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước điều chỉnh, bổ sung những chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việc trao đổi thương mại ngày càng nhiều hơn và tranh chấp thương mại xảy ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại quốc tế bao giờ cũng gắn với hệ thống pháp luật (chẳng hạn luật pháp Việt

quốc tế) và sự đa dạng của các cơ chế giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ này. Vì thế, tính hợp pháp của quan hệ thương mại quốc tế bị chi phối bởi các hệ thống pháp luật đó như: các chế định về hợp đồng; các chế định về xuất nhập khẩu, hải quan, thuế khóa; các chế định về sở hữu trí tuệ; các chế định về chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh; các chế định về thanh toán và chuyển tiền qua biên giới... Nếu không nắm được những vấn đề này, sơ hở trong luật pháp và thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do vậy, chúng ta cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, tránh mâu thuẫn với pháp luật của các nước có trao đổi thương mại và luật pháp quốc tế để hạn chế những tranh chấp thương mại có thể xảy ra.

Ba là, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần tôn trọng "luật chơi" và các nguyên tắc ứng xử quốc tế khi hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, dỡ bỏ hàng rào thuế quan... Đồng thời, cần cảnh giác, khôn khéo trong ứng xử quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam, trên cơ sở nhận thức đối tác, đối tượng để có những phương pháp đấu tranh phù hợp.

3.2.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế

Cải cách hành chính trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu khách quan, là quá trình khắc phục mọi lực cản trong hệ thống bộ máy tổ chức, trong cơ chế vận hành và những hạn chế, yếu kém về năng lực quản lý điều hành của bộ máy nhà nước. Những lực cản đó có thể bắt nguồn từ tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách chồng chéo, không phù hợp và đặc biệt là từ

chính bản thân những con người nằm trong bộ máy đó.

Nội dung của cải cách hành chính bao gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế cần hết sức coi trọng cải cách thể chế và xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức. Bởi vì, xét đến cùng, tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách cũng là con người, do con người. Một trong những nguyên nhân làm suy yếu hệ thống quản lý nhà nước, làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập quốc tế xuất phát từ sự yếu kém, cửa quyền hoặc vô trách nhiệm của một bộ phận bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Vì vậy, cải cách hành chính trước hết và quan trọng nhất chính là công tác cán bộ. Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng sẽ tê liệt.

Làm cho thủ tục hành chính trở nên gọn nhẹ, dễ tiếp cận, dễ thực hiện và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là đòi hỏi bức bách của thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế cần chú trọng việc rà soát, bổ sung cái mới hợp lý, cắt bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, không hiệu quả, cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân viên các cấp, các ngành, các lĩnh vực liên quan, tạo điều kiện giải quyết tốt những mối quan hệ ngày càng đa dạng, phức tạp của hội nhập kinh tế quốc tế.

Chuẩn hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình cải cách thủ tục hành chính trong hội nhập kinh tế quốc tế cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hợp lý; tính khoa học của quy trình thực hiện; tính ổn định và khả thi… Đồng thời, xây dựng cơ chế thích hợp để triển khai thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 002 (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)