Một ví dụ về ontology miền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số mô hình học ontology và ứng dụng trong miền dầu khí (Trang 26 - 29)

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ONTOLOGY

1.1.3. Một ví dụ về ontology miền

Hình 1.2. Ví dụ về ontology dầu khí tiếng Việt

Hình 1.2 cung cấp một bộ phận của ontology miền dầu khí tại Viện Dầu khí Việt Nam nhằm minh họa các thành phần của một ontology miền. Ontology miền này bao gồm các thành phần chính như trình bày sau đây.

1.1.3.1. Các lớp chính

Ontology Dầu khí này bao gồm các lớp chính sau đây:

- Lớp gốc: Dầu khí, gồm 3 lớp con: Khâu đầu (Upstream), Khâu giữa (Midstream), Khâu sau (Downstream).

o Lớp Khâu đầu: gồm 2 lớp con: Thăm dò (Exploration), Khai thác (Production).

o Lớp Khâu giữa: gồm 2 lớp con: Tàng trữ (Archive), Vận chuyển (Transportation).

o Lớp Khâu sau: gồm 3 lớp: Lọc Hóa dầu (Petrochemistry-Refinery ), An toàn và Môi trường (Safety and Environment), Kinh tế và Quản lý dầu khí (Economic Management).

▪ Lớp Thăm dò: gồm các thực thể như: Địa chấn (Seismic), Địa chất học (Geology), Địa vật lý (Geophysics).

▪ Lớp Khai thác: gồm các thực thể Khoan (Drill), Mũi khoan (Drilling bit), Tời quay (Spinning cathead) , Thiết bị dầu mỏ (Oilfield equipment), Giếng thẩm lượng (appraisal well), Tăng mật độ khoan (infill drilling).

▪ Lớp Tàng trữ: bao gồm các thực thể: Bể chứa (Tank), Lưu trữ (Archive), Băng từ (magnetic tape).

▪ Lớp Vận chuyển: bao gồm các thực thể: Đường ống dẫn (Pipeline)

▪ Lớp Hóa dầu: bao gồm các thực thể: Nhựa đường (Asphalt), Phân đạm (Fertilizer)

▪ Lớp Lọc dầu (Refinery): bao gồm các thực thể: Xăng (Gasoline), Đuốc đốt (Flare), Ống khói (Stack).

▪ Lớp An toàn và Môi trường: bao gồm các thực thể An toàn (Safety), Môi trường (Environment), Tràn dầu (Oil Spill), Khí thải (Pollution air).

▪ Lớp Kinh tế và Quản lý: bao gồm các thực thể Kinh tế (Economics), Quản lý (Management), Hợp đồng dầu khí (Petroleum contract), Kế hoạch phát triển mỏ (Oil development plan - ODP).

1.1.3.2. Tính chất một số thực thể

Tính chất của thực thể Địa chấn: là phương pháp thăm dò dùng sóng đàn hồi được tạo ra bởi nguồn năng lượng, thí dụ nổ mìn. Sóng phản xạkhúc xạ

hình thành tại các mặt phản xạkhúc xạ và được ghi lại. Thăm dò địa chấn bao gồm thu thập, xử lý và giải thích số liệu

Tính chất của thực thể Địa chất học: là môn học về trái đất. Địa chất học

chuyên nghiên cứuthành phần đất đá, lịch sử trái đất và các hiện tượng địa chất

đã xảy ra trên trái đất và góp phần tạo nên bộ mặt của trái đất.

Tính chất của thực thể Địa chất dầu mỏ: là Khoa học về sự hình thành

thăm dò dầu và khí. Môn này đòi hỏi ứng dụng địa hóa họcđịa vật lý cùng với địa chất học và là một phân ngành của địa chất kinh tế.

Tính chất của thực thể Địa vật lý: là môn học chuyên ứng dụng vật lý và các phương pháp nghiên cứu vào lĩnh vực địa chất. Các phương pháp của địa vật lý là các phương pháp địa chấn, phóng xạ, trọng lực, từ, điện, địa nhiệt, viễn thámlog giếng.

Tính chất của thực thể Mũi khoan: là Dụng cụ dùng phá hủy đá trong quá trình khoan, trong thiết bị khoan cáp dùng mũi khoan đập, trong thiết bị khoan xoay dùng mũi khoan xoay. Mũi khoan quay được nhờ cột ống khoan quay.

Tính chất của thực thể Tời quay (Spinning cathead): là tời dùng để nối ghép ống khoanống khai thác.

Tính chất của thực thể Thiết bị dầu mỏ: là Thiết bị khoan để khoan hoàn thiện và khai thác giếng dầu.

Tính chất của thực thể Kéo lên đưa xuống: là chu trình kéo và thả cột ống khoan hoặc ống khai thác vào trong giếng khoan.

Tính chất của thực thể Giếng thẩm lượng: là một giếng được khoan sau

giếng phát hiện để bổ sung thêm thông tin về vỉa chứa có khả năng khai thác.

Tính chất của thực thể Tăng mật độ khoan: là tăng mật độ khoan giữa các

giếng khai thác nhằm tăng sản lượng trong mỏ dầu.

Tính chất của thực thể Đường ống dẫn: là hệ thống ống thường gồm những ống thép hàn lại với nhau và dùng để vận chuyển dầu, khí, hoặc chất lỏng

Quan hệ: các thực thể Địa chấn, Địa chất học, Địa chất dầu mỏ, Địa vật lý có một số tính chất chung (địa chất học, thăm dò, địa chấn, địa vật lý…) nên thuộc về một lớp (nhóm) đó là lớp Thăm dò dầu khí.

Quan hệ: các thực thể Khoan, Mũi khoan, Tời quay, Thiết bị dầu mỏ, Giếng thẩm lượng, Tăng mật độ khoan có một số tính chất chung (Khoan, khái thác dầu khí…) nên thuộc về một lớp (nhóm) đó là lớp Khai thác dầu khí.

Quan hệ: các thực thể Bể chứa, Lưu trữ, Băng từ có một số tính chất chung (Nơi chứa dầu, chứa khí, chứa mẫu vật, chứa băng từ dữ liệu) nên thuộc về một lớp (nhóm) đó là lớp Tàng trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số mô hình học ontology và ứng dụng trong miền dầu khí (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)