2. Vai trò truyện cổ dân gian trong quá trình hình thành và phát triển của văn học
2.2. Truyện cổ dân gian và những dấu ấn sáng tạo mới trong văn xuôi tự sự từ 1945 đến nay
xuôi tự sự từ 1945 đến nay
Khơng chỉ dừng lại ở mức độ đặt nền móng, tạo cơ sở để hình thành và phát triển nền văn học viết, khi văn học viết đã trở thành bộ phận văn học chủ đạo của nền văn học dân tộc thì truyện cổ dân gian nói riêng, văn học dân gian nói chung vẫn là hậu thuẫn vơ cùng lớn lao trong việc xây dựng và phát triển một nền văn nghệ mới phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc. Truyện cổ dân gian ở đây được khai thác, được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo ở những khía cạnh tầng bậc sâu xa của nó. Kết quả của quá trình kế thừa tiếp nhận càng ngày càng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật mới mẻ, đầy hấp dẫn. Và qua đó cũng cho ta nhận thấy khả năng tiềm tàng to lớn của văn học dân gian trong nguồn mạch văn học dân tộc, vai trị ấy khơng chỉ có trong q khứ, trong hiện tại mà cịn báo hiệu những khả năng mới lạ trong những xu hướng sáng tạo của tương lai.
Giai đoạn lịch sử từ 1945 đến hiện tại là một giai đoạn có nhiều sự kiện, nhiều biến cố về lịch sử và xã hội. Như chúng ta đã nói ở phần trên, chính những hồn cảnh ấy, văn học thường có hiện tượng quay về dân gian. ở đây chúng tôi chỉ xem xét ở bộ phận truyện cổ để thấy truyện cổ đã được vận dụng và sáng tạo như thế nào. Nó có vai trị gì trong sự phát triển của văn học và trong xã hội, khi mà văn hóa dân gian vẫn là nội lực
tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hiện đại. Giai đoạn lịch sử từ 1945 đến nay được đánh dấu bằng sự khởi đầu của Cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó, đất nước ta mở ra một thời kì lịch sử mới, thời kì độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến ái quốc vĩ đại chưa từng có trong lịch sử: đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ - tên sen đầm quốc tế (1954 - 1975), kết thúc thắng lợi bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Hồ Chủ tịch đã
khẳng định cương quyết mong muốn và lập trường của dân tộc ta “Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[19, tr.444]
Và cả dân tộc ta đã bước vào cuộc trường chinh vĩ đại kéo dài suốt trong 30 năm. Đây là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, thể hiện tinh thần, sức mạnh cũng như mục đích lí tưởng của dân tộc ta.
Cùng với những biến cố lớn lao trên của lịch sử, một nền văn học mới đã ra đời và cũng đã chuyển mình theo những bước đi của lịch sử, của thời đại. Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của tổ quốc, đấu tranh thống nhất nước nhà, quá trình đi lên chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội thời kì đổi mới, nền văn học ấy đã gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc, từ những truyền thống lớn của văn học Việt Nam đã có hàng ngàn năm lịch sử làm nên những thành tựu khơng nhỏ trong tiến trình văn học dân tộc.
Sau khi hịa bình lập lại trên cả hai miền Nam - Bắc, đất nước ta bước vào thời kì thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, từ năm 1986, Đảng ta đã chủ trương đổi mới đất nước trên nhiều bình diện nhằm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xã hội công
bằng và văn minh, trong đó có mục tiêu xây dựng một nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn học Việt Nam phát triển trong môi trường điều kiện và bản chất xã hội mới, xu hướng sử dụng chất liệu truyện cổ trong văn xi nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung cũng có nhiều diễn biến mới, đi dần về xu hướng dân gian hóa, biểu hiện trong ngơn ngữ, trong đối tượng phản ánh, trong các hình thức nghệ thuật..., đáp ứng nhu cầu thưởng thức và tiếp nhận phù hợp với nhiều đối tượng độc giả phù hợp với yêu cầu của thời đại. Truyện cổ dân gian cũng được tái sinh những hình thức tư duy nghệ thuật mới cho văn học Việt Nam hiện đại (vấn đề mà chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu ở hai chương sau).
Trong phần này chúng tôi chia thành hai giai đoạn từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay để thấy được do tính chất của lịch sử và yêu cầu sáng tác của từng giai đoạn mà văn học đã lựa chọn những hình thức kế thừa, sáng tạo khác nhau hướng tới những mục đích sáng tạo khác nhau.
2.2.1.Giai đoạn văn học 1945-1975 còn gọi là văn học Cách mạng.
Bởi, văn học thời kì này phải đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và thời đại, nó thực sự là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng “Sự nghiệp văn học là của nhân dân và mỗi nhà văn là một thành viên tích cực và được tơn trọng. Văn học là một hoạt động tinh thần phong phú có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội [Văn học 12 – tr.42]. Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam (1948), đồng chí Trường
Chinh đã đưa ra những nguyên lí cơ bản của nền văn học cách mạng và trách nhiệm của văn nghệ sĩ kháng chiến. Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt ấy” [58, tr.309].
Như vậy, đường lối của Đảng trong văn nghệ đã xác định cho người viết lập trường nhân dân. Nhân dân là cội nguồn khơi gợi mọi hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nhân dân cũng chính là đối tượng thưởng thức tiếp nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở các nhà văn, nhà báo mục đích của những trang viết: Viết cho ai? (đối tượng), viết cái gì?
Cuộc chiến tranh trường kì gian khổ của dân tộc ta là cuộc chiến tranh huy động sức mạnh toàn dân. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã khẳng định vai trò của chiến tranh nhân dân, sức mạnh đồn kết tồn dân “ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng ra sức chống thực dân Pháp” [dẫn theo 19, tr.444]. Như vậy, đối tượng phản ánh, đối tượng thưởng thức là mọi tầng lớp nhân dân. Bởi họ là lực lượng chủ yếu của cách mạng.
Viết về nhân dân làm cách mạng, các tác phẩm thời kì này phải hướng văn học vào những mục đích, nhiệm vụ chính trị cao cả, cổ vũ chiến đấu. Văn học những năm chiến tranh đã đề cao nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng và niềm tin vào thắng lợi, đề cao ý thức cộng đồng và lí tưởng vì độc lập tự do và vì chủ nghĩa xã hội. Những điều đó mặc nhiên trở thành cảm hứng bao trùm, và thấm nhuần đến từng tác phẩm.
Khi đã xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cũng như đối tượng phản ánh thì cũng đồng thời xác định được hình thức sáng tác - viết như thế nào - viết sao để cho mọi người dễ hiểu, dễ tiếp thu, được mọi người ưa thích. Trước những thực tế trên của cách mạng, văn học đã có những biến đổi tồn diện từ mối quan hệ giữa văn học với đời sống, giữa nhà văn và công chúng đến quan niệm nghệ thuật, thể tài, thể loại và thi pháp để chuyển tải được những nội dung có tính chất cách mạng. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà văn, nhà thơ đã tìm về kho tàng văn học dân gian, kế thừa những tinh hoa, những kinh nghiệm, những tư duy của văn học nghệ thuật truyền thống ở rất nhiều tầng bậc, nhiều góc độ để khai thác các giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian.
Rõ ràng, trong lúc này, văn học khơng thể áp dụng những tính chất qui phạm về nội dung lẫn hình thức chặt chẽ như trong văn học thời kì trung đại, tạo nên một kiểu nói ước lệ tượng trưng, thiên về cơng thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật. Văn học thời kì này cũng càng khơng thể kết tinh theo hướng “q hồ tinh, bất quí hồ đa” (cốt ở sự tinh chứ khơng cốt ở sự nhiều). Văn học thời kì này phải bám sát hiện
thực để ghi lại những hình ảnh, những sự kiện đang diễn ra trên mọi miền đất nước, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ công trường đến chiến trường, từ tiền tuyến đến hậu phương. Phạm vi sáng tác được mở rộng đến mức tối đa, đối tượng phản ảnh cũng được đề cập triệt để, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến nam giới, từ nhân dân đến chiến sĩ ngồi mặt trận, từ nơng nhân đến cơng nhân, đến tri thức, từ thế hệ này đến thế hệ khác... Tất cả đã đi vào văn học bình dị, chân chất nhưng vơ cùng cao đẹp.
Chính vì vậy, văn học thời kì này phải gần gũi với đời sống tâm tư, tình cảm của nhân dân, phải sử dụng lời ăn tiếng nói gần gũi với nhân dân, lối tư duy mộc mạc của nhân dân. Do đó việc các nhà văn, nhà thơ quay về văn học dân gian, học tập những hình thức, những kinh nghiệm, những tư duy nghệ thuật của văn học truyền thống là một điều tất yếu nhằm khơi dậy sức sống tiềm tàng của dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của cha ơng, tổ tiên, nịi giống, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng... Chính vì vậy mà ở giai đoạn này văn học dân gian được vận dụng vào trong các sáng tác của các nhà văn mang tính chất thuần tuý, thuận chiều trong việc ca ngợi con người, ca ngợi dân tộc, đất nước, hướng tới cái chung, cái nhất thể hóa.
Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập một cách tổng quát xu thế các nhà văn Việt Nam sử dụng chất liệu truyện cổ dân gian vào việc chế tác sáng tác những tác phẩm hiện đại trên cơ sở giữ nguyên chủ đề tư tưởng của văn học truyền thống. Xu thế này cũng nằm trong quy luật kế thừa và tiếp nhận của nhiều nền văn học trên thế giới, gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà văn lớn như Puskin, Tônxtôi (Nga), Anh em Grim, Brentano (Đức), Anderxen (Đan Mạch), Hemingway, Pearl Buck (Mỹ), Thackeray, Oscar Wilde (Anh), H.Purat (Pháp)... Nền văn học viết của nước ta đã được biết đến ngót hơn 10 thế kỷ. Các nhà văn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ đã biết “nương bóng thiên tài dân gian” để sáng tạo. ở góc độ này hoặc ở góc độ khác, dưới hình thức này hay hình thức khác, dấu ấn truyện cổ với những cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa... và cuối cùng là ước mơ
cái thiện chiến thắng cái ác vẫn hiện hữu rất nhiều hình thức xử lý nghệ thuật của nhà văn.
Sự sáng tạo này của nhà văn được bắt đầu ghi chép của các nhà khảo cứu sưu tập các truyện cổ dân gian lưu truyền trong nhân dân. Công việc của họ khiến cho một bộ phận truyện kể dân gian được sưu tầm, ghi chép lại thành văn bản. Chẳng hạn như Ngoại sử ký của Đỗ Thiện, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (sau này được Vũ Quỳnh, Kiều Phú bổ sung thêm)... Tuy nhiên, việc ghi chép này nói như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh “là cả một nghệ thuật hẳn hoi”[48, tr.6], chúng vẫn không được gọi là sự sáng tạo. Người ta chỉ đánh giá việc làm đó như là một sự khảo cứu công phu. Nhưng đó là những thao tác khởi đầu cho sự sáng tạo về sau của văn học viết dân tộc ta trên nhiều thể loại (thơ, văn xuôi, kịch...). Chất liệu truyện cổ (cốt truyện, típ, mơtíp, thi pháp...) sau này đã được các nhà văn thời kì Trung đại vận dụng khá phong phú (Lê Thánh Tơng, Lê Q Đơn, Nguyễn Du, Nguyễn Thượng Hiền, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Nguyễn Đình Chiểu...).
Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, văn học vượt ra khỏi tính chất ước lệ, quy phạm thời Trung đại, đi dần vào xu hướng dân gian hóa trong ngơn ngữ, đối tượng và mục đích miêu tả... Có một bộ phận lớn nhà văn đã trực tiếp sử dụng chất liệu truyện cổ dân gian để sáng tạo.
Cấp độ thứ nhất mà chúng tôi đưa ra là, nhà văn dựa vào cốt truyện để
viết lại trên cơ sở chế tác, gia công thêm. ở cấp độ này, biên độ dao động
giữa dân gian và thành văn rất ít. Về cơ bản, ở loại này, tính chất tồn vẹn của truyện cổ được bảo tồn. Sự can thiệp của nhà văn chỉ ít nhiều làm phá vỡ tính nguyên vẹn của hệ thống nghệ thuật truyện cổ dân gian, những yếu tố thuộc phong cách dân gian (thay bằng phong cách sách vở, phong cách viết...). Hay nói cách khác, ở mức độ này, các truyện cổ dân gian đã được văn học hóa. Tiêu biểu cho xu hướng này là nhà văn Phạm Hổ (Cất nhà
giữa hồ, Ngựa thần từ đâu tới), Tơ Hồi (Trê và Cóc, Chuyện ơng Gióng, Ơng Trạng Chuối, tập truyện Hổ và Gấu đi cày, Voi biết bay…), Nguyễn
Giời, Thằng Quấy, Truyện bánh chưng, Con chim trĩ lông trắng…), Vũ Tú
Nam (Bài học tốt, chuyện Rùa vàng)... Tuy nhiên, trong một số truyện của nhà văn Phạm Hổ, Tơ Hồi, sự gia cơng cũng được mở rộng hơn về biên độ. Trong sự cố kết tương đối cố định về dụng lượng, kết cấu, hệ thống các chi tiết của truyện cổ, các nhà văn thường chêm xen lối dẫn truyện, lời tâm sự, những đoạn văn miêu tả vốn khơng có trong phong cách truyện cổ. Sự thêm thắt những chi tiết nhỏ cũng bao hàm những ý vị hiện đại ở chiều sâu triết lí. ở một mức độ nhất định, nhà văn cũng đã bắt tay vào vai trò người đồng sáng tạo với tác giả dân gian.
ở một cấp độ khác, nhà văn hồn tồn khơng dựa vào cốt truyện cổ mà chỉ sử dụng các yếu tố thi pháp dân gian, phong cách dân gian để sáng tác cổ tích thời nay. Chẳng hạn như Đám cưới Chuột, Chú Cuội ngồi gốc cây Đa… (Tơ Hồi), Na á đánh lại trời, Mắt giếc đỏ hoe...(Vũ Tú Nam), Lửa vàng lửa trắng, 57 truyện viết về loài hoa, quả Chuyện hoa, chuyện quả (Phạm Hổ)... Đây là những mảng sáng tác có sức hấp dẫn đặc biệt đối
với các em nhỏ, giáo dục cho các em những tình cảm cao đẹp của con người.
Ngoài việc sử dụng đồng bộ các yếu tố thi pháp nghệ thuật truyện cổ dân gian (như cách xây dựng đề tài, nhân vật, cách tổ chức cốt truyện...), các nhà văn còn chú ý tới việc xây dựng những đoạn văn miêu tả, diễn tả tâm lí nhân vật, những câu bình luận, triết lí, những khái niệm mới của đời sống, chứa đựng những quan niệm của tác giả về thế giới khách quan, nhiệm vụ tư tưởng thẩm mĩ của thời đại và mối quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn. Đó là những hiện tượng nhại lại hoặc mô phỏng
theo cổ tích. Mục đích của nhà văn là hướng tới tìm kiếm, khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp qua các nhân vật tham gia vào những vấn đề có tính chất tồn nhân loại (thiện/ ác, công bằng/ bất công...); ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác; hé mở cho các em những niềm tin trong trẻo, tươi sáng vào tương lai. Trong 47 truyện về sự tích các lồi hoa, quả (kể cả củ) của nhà văn Phạm Hổ thực chất chủ yếu là nói đến mối quan hệ tốt đẹp, thiêng liêng giữa con người với con người (giữa mẹ và con, anh và em, giữa thầy và trò, giữa dân và nước...).
Mục đích của những loại truyện này là viết cho thiếu nhi nhằm giáo