1.4. Một số kiến trúc LR-PON đã được triển khai
1.4.1. LR-PON dựa trên TDM
Kiến trúc đầu tiên được triển khai đó là SuperPON (hình 1.12), nó được đề xuất vào giữa thập niên 90, là một mạng cung cấp đầy đủ dịch vụ và hiệu quả về giá. Kiến trúc này với mục đích nâng cấp cho kiến trúc PON băng rộng G.983 (BPON) bao gồm: tăng tỉ lệ chia lên thành 2048, khoảng cách dài hơn (100 km), tốc
độ bit cao hơn (2,5Gb/s cho luồng dữ liệu xuống, và 311 Mb/s cho luồng lên). SuperPON dựa trên ba tầng khuếch đại, tầng thứ nhất được sử dụng để mở rộng khoảng cách, hai tầng còn lại để tăng tỉ lệ chia.
Hình 1.12:Kiến trúc SuperPON [52]
Mặc dù tỉ lệ chia đạt được 2048 trong kiến trúc SuperPON, nhưng nó phải sử dụng một giao thức phức tạp để khắc phục nhiễu gây ra bởi việc đặt song song các bộ khuếch đại trong mạng phân phối. Hình 1.13 trình bày kiến trúc của mạng LR- PON, nó được triển khai cho mạng viễn thông ở Anh, với mục đích làm thỏa mãn nhu cầu tăng băng thông trong tương lai cũng như hợp nhất các tổng đài trung tâm trên toàn lãnh thổ nước Anh [53].
Hình 1.13: Kiến trúc mạng LR-PON ở Anh
Như chúng ta thấy trên Hình 1.13, một tầng khuếch đại quang kép được đặt tại tổng đài nội hạt để bù lại suy hao khi truyền qua sợi đường dài. Một bộ lọc thông
dải quang được đặt trước bộ thu để giảm nhiễu ASE, và tăng cường độ nhạy. Hệ thống có thể hỗ trợ tốc độ dữ liệu luồng lên và luồng xuống lên đến 10 Gb/s trên khoảng cách sợi 100 km. Mặc dù nó có tỉ lệ chia bằng một nửa so với mạng SuperPON (1024), nhưng phần mạng truyền dẫn của nó là hoàn toàn thụ động và không yêu cầu giao thức điều khiển nhiễu như trong kiến trúc SuperPON.