Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về kỷ luật của đảng và vận dụng trong chỉnh đốn đảng hiện nay (Trang 35)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm kỷ luật của Đảng

- Khái niệm kỷ luật

Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm kỷ luật có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất: “Kỷ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức” [156, tr.519]. Theo nghĩa thứ hai: Kỷ luật là: “Hình thức phạt đối với người vi phạm kỷ luật” [156, tr.519]. Trong một tổ chức, khi có đối tượng vi phạm những điều đã được quy định thì tùy nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm, tổ chức có thẩm quyền dùng hình thức phạt đối với đối tượng đó.

Theo đó có thể hiểu: Kỷ luật của một tổ chức là những quy định, quy tắc, quy chế do tổ chức đó đặt ra và có hiệu lực bắt buộc các thành viên của tổ chức đó phải tuân theo (chấp hành và thực hiện), là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lý hoạt động của tổ chức và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong tổ chức đó. Khi có thành viên nào đó không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ (có nghĩa là có hành vi vi phạm kỷ luật) lúc đó mới căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân của hành vi vi phạm để thi hành kỷ luật nghiêm túc.

- Khái niệm kỷ luật của Đảng

Kỷ luật của Đảng có thể được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa thứ nhất thì kỷ luật của Đảng là tổng thể những điều đã được quy định tại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; những quy định cụ thể trong Đảng, có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của mọi tổ chức đảng và đảng viên, nhằm bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong toàn Đảng. Theo nghĩa thứ hai thì kỷ luật của Đảng có thể được hiểu là các tổ chức đảng có thẩm quyền được quyền thi

hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng một trong các hình thức kỷ luật được quy định tại Điều lệ Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là đảng cầm quyền, Đảng đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước pháp quyền XHCN và toàn xã hội. Trong hệ thống chính trị, Đảng là một thành viên của hệ thống, đồng thời Đảng là hạt nhân và lãnh đạo hệ thống chính trị. Năng lực và sức mạnh của Đảng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng của hệ thống chính trị. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật, chỉ thị, quy định của Nhà nước. Tổ chức đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Do đó, đảng viên và tổ chức đảng vi phạm Hiến pháp, pháp luật v.v…của Nhà nước cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Các đoàn thể chính trị - xã hội được lập ra, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục và vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong phạm vi tổ chức mình, đảng viên vi phạm kỷ luật của các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình là thành viên cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trong Điều lệ Đảng có nói: đảng viên chẳng những phải giữ kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác của Đảng mà còn phải gìn giữ kỷ luật chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của

nhân dân. Vì vậy, có thể hiểu kỷ luật của Đảng theo nghĩa rộng là những quy định

bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành, bao gồm những quy định trong nội bộ của Đảng như Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng; các quy định pháp luật của Nhà nước và các quy định của các đoàn thể chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia hoạt động. Kỷ luật của Đảng nhằm điều chỉnh hành vi của tổ chức đảng và đảng viên để bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm; bảo đảm cho Đảng tồn tại, hoạt động và phát triển.

Tiếp cận theo hướng mối quan hệ giữa thành viên và tổ chức thì những quy định trong tổ chức chỉ được áp dụng và có tính chất bắt buộc cho các thành viên của tổ chức

quy định tại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn, các quyết định, kết luận của Đảng; những quy định cụ thể trong Đảng có tính chất bắt buộc đối với mọi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tiếp cận vấn đề kỷ luật của Đảng theo nghĩa rộng. Kỷ luật của Đảng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các quy định trong Đảng mà còn phải mở rộng phạm vi đối với các quy định pháp luật của Nhà nước, các quy định của các đoàn thể chính trị - xã hội mà đảng viên là một công dân, một thành viên tham gia hoạt động. Tiếp cận theo hướng này sẽ đảm bảo tính đồng bộ của vấn đề, đúng với quan điểm của Hồ Chí Minh và cũng tương xứng với vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Kỷ luật của Đảng có hai mặt là chấp hành kỷ luật của Đảng và thi hành kỷ luật của Đảng.

Theo Từ điển tiếng Việt, chấp hành là “làm theo điều do tổ chức định ra”

[156, tr.143]. Chấp hành kỷ luật là làm đúng những điều quy định có tính chất bắt

buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để bảo đảm tính chặt

chẽ, thống nhất của tổ chức đó. Chấp hành kỷ luật của Đảng là tổ chức đảng, đảng

viên làm đúng những điều đã được quy định tại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng, có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của mọi tổ chức đảng và đảng viên, nhằm bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong toàn Đảng [50, tr.9].

Chấp hành kỷ luật của Đảng có vị trí rất quan trọng, bảo đảm kỷ luật của Đảng được tuân thủ và tự giác chấp hành, để Đảng thống nhất ý chí và hành động, nâng cao uy tín của Đảng trước nhân dân. Khi kỷ luật của Đảng được chấp hành nghiêm túc, tính giác ngộ, tính giai cấp của đảng viên được nâng cao. Đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả. Đảng viên và tổ chức đảng ít mắc khuyết điểm, vi phạm, việc thi hành kỷ luật ít hơn, kỷ luật, kỷ cương của Đảng không ngừng được củng cố. Ngược lại, khi tổ chức đảng, đảng viên chấp hành kỷ luật không nghiêm, có thái độ xem thường kỷ luật của Đảng, cố tình vi phạm, không

chịu khắc phục, sửa chữa v.v…sẽ làm giảm năng lực và sức chiến đấu của Đảng và nhất là giảm uy tín và lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Trong kỷ luật của Đảng, chỉ kêu gọi tính tự giác là chưa đủ. Đi đôi với tự giác còn có bắt buộc. Vì vậy đòi hỏi thi hành kỷ luật của Đảng phải thật nghiêm minh, chính xác, kịp thời. Theo Từ điển tiếng Việt, thi hành là “làm cho thành có hiệu lực

điều đã được chính thức quyết định” [156, tr.936]. Theo đó có thể hiểu, thi hành kỷ

luật của Đảnglà việc tổ chức đảng cấp trên ra nghị quyết áp dụng một hình thức kỷ

luật đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng (tức là có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật). Việc tổ chức đảng hoặc đảng viên bị thi hành kỷ luật và tổ chức đảng có liên quan đến tổ chức đảng hoặc đảng viên bị thi hành kỷ luật tổ chức thực hiện (chấp hành) quyết

định thi hành kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền [50, tr.12].

Các tổ chức đảng có thẩm quyền được quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng một trong những hình thức kỷ luật (tương ứng với nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm) được quy định trong Điều lệ Đảng. Theo quy định của Điều lệ Đảng, các tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng là cấp ủy từ đảng ủy cơ sở trở lên, ban thường vụ cấp ủy từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên; UBKT từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên.

Như vậy, kỷ luật của Đảng bao gồm hai nội dung cơ bản: Một là việc giữ gìn, chấp hành kỷ luật của Đảng. Hai là việc thi hành kỷ luật của Đảng. Trong đó, nội dung chấp hành kỷ luật của Đảng là nội dung quan trọng, bao trùm nhất, có tính quyết định. Mỗi đảng viên, dù ở cương vị nào cũng phải thường xuyên, ra sức trau dồi ý thức tổ chức và kỷ luật. Việc thi hành kỷ luật của Đảng là việc rất cần thiết nhằm giữ vững kỷ luật của Đảng. Giữa chấp hành kỷ luật của Đảng và thi hành kỷ luật của Đảng có mối quan hệ biện chứng, tỉ lệ nghịch với nhau. Chấp hành kỷ luật của Đảng càng nghiêm túc, đầy đủ, tự giác bao nhiêu thì việc thi hành kỷ luật của Đảng sẽ giảm bấy nhiêu và ngược lại. Xử lý mối quan hệ giữa chấp hành kỷ luật và

thi hành kỷ luật của Đảng chính là giải quyết mối quan hệ giữa xây và chống. Trong đó, lấy xây làm mục tiêu lâu dài, là chính. Nhưng khi tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm thì phải cương quyết xem xét, xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.

2.1.2. Khái niệm chỉnh đốn Đảng

Xây dựng Đảng là tổng thể các công việc nhằm làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. “Chỉnh đốn Đảng là sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, làm cho Đảng trở lại đúng các nguyên tắc về xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.…[136, tr.13]. Như vậy, xây dựng Đảng có ý nghĩa bao trùm hơn, còn chỉnh đốn Đảng là một phần trong xây dựng Đảng nói chung. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là sự kết hợp của “xây” và “chống”. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài. Chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Tùy tình hình của Đảng và nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ mà Đảng dùng các khái niệm: Chỉnh đốn, củng cố, chấn chỉnh, chỉnh huấn v.v…Tất cả các khái niệm đó đều thuộc phạm trù xây dựng Đảng. Khi dùng từ “chỉnh đốn” trong các cụm từ “đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, “xây dựng và chỉnh đốn Đảng” là muốn nhấn mạnh tính cấp bách, yêu cầu cao và nghiêm khắc hơn của công tác xây dựng Đảng, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới và nhất là khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của Đảng mà nếu không gấp rút và kiên quyết chấn chỉnh thì sức mạnh và uy tín của Đảng sẽ suy giảm, đe dọa trực tiếp đến vai trò lãnh đạo xã hội của đảng cầm quyền [136, tr.34-35]. Mục tiêu của chỉnh đốn Đảng là nhằm giữ cho Đảng không đi chệch con đường cách mạng, để Đảng tiếp tục xứng đáng là đại biểu cho trí tuệ, phẩm giá đạo đức của dân tộc, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng thì dùng cách chỉnh Đảng, chỉnh huấn để giáo dục đảng viên” [83, tr.280]. Chỉnh đốn Đảng là nhằm mục đích tẩy rửa chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản. Đối với mỗi đảng viên, chỉnh đốn Đảng cũng là cơ hội để mỗi người

thật thà phê bình và tự phê bình, xem xét lại mình một cách nghiêm chỉnh, thấy rõ những sai lầm để sửa chữa, thấy rõ những ưu điểm để phát huy thêm.

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề chỉnh đốn Đảng. Tư tưởng “tự chỉnh đốn” đã hình thành rất sớm ở Hồ Chí Minh ngay từ khi Người tham gia Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần khẳng định: Đảng Xã hội Pháp phải đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để lãnh đạo xã hội đấu tranh chống áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, đồng thời Đảng phải tự phê phán, tự chỉnh đốn bản thân mình. Sau này, rất nhiều lần Người nhắc đến vấn đề chỉnh đốn Đảng. Ngày 18-1-1949, nói chuyện với Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, Hồ Chí Minh nêu lên nhiệm vụ: Phải “chấn chỉnh” bộ máy chính quyền, “chỉnh đốn” các đoàn thể quần chúng và “Muốn làm được những việc trên, trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng” [81, tr.15]. Trong Di chúc, Người đã tâm huyết căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức là tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi” [90, tr.616].

Ngoài dùng từ “chỉnh đốn Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dùng từ “chỉnh đảng”, “chỉnh huấn”. Theo Người, chỉnh Đảng là việc chính mà chúng ta phải làm ngay. Chỉnh Đảng phải làm từng bước, phải có trọng tâm: Chỉnh huấn cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ. Chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do Trung ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng. Chỉnh huấn nhằm vào: Nâng cao trình độ tư tưởng và chính trị của cán bộ và đảng viên, tẩy bỏ tư tưởng phi vô sản và tiểu tư sản, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, đoàn kết toàn Đảng để Đảng làm tròn nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của mình.

Chỉnh đốn Đảng là vấn đề giữ gìn đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; rèn luyện, giáo dục đưa họ vào con đường cách mạng; là giữ vững uy tín chính trị của Đảng đối với nhân dân; là vấn đề cốt tử của một đảng cầm quyền. Thông qua

công việc chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho tổ chức đảng và đảng viên của Đảng thêm mạnh mẽ và trong sạch.

2.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng

Cho tới nay có khá nhiều các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng, nội dung khá thống nhất. Các công trình đều trình bày các nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng như: Vị trí, vai trò, mục đích, tác dụng kỷ luật của Đảng, nội dung, phương châm, phương pháp kỷ luật của Đảng.

Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu và đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ

Chí Minh về kỷ luật của Đảng. Đây là một vấn đề cần phải làm rõ trong nghiên cứu

Hồ Chí Minh học. Để có thể nghiên cứu và luận giải đầy đủ, chính xác về những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng, nhất thiết phải làm rõ khái

niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng. Từ đó tiếp cận trên nhiều góc độ để

hiểu đầy đủ và khoa học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng. Đồng thời thấy được giá trị to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai

đoạn hiện nay. Việc đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng phải

xuất phát từ khái niệm rộng tư tưởng Hồ Chí Minh bởi tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về kỷ luật của đảng và vận dụng trong chỉnh đốn đảng hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)