Khái niệm bản chất chủ nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 59)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

3.1.2. Khái niệm bản chất chủ nghĩa xã hội

Theo Từ điển triết học năm 1986 của Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va. Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất.

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1994 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội: danh từ

bản chất là thực chất cơ bản bên trong (của sự vật). Phân biệt hiện tượng với bản chất của sự vật, ví dụ: Chủ nghĩa đế quốc không hề thay đổi về bản chất. Tính từ

bản chất là chỉ tính chất riêng biệt.

Qua đó chúng ta có thể khẳng định, bản chất của chủ nghĩa xã hội là khái

niệm chỉ mối liên hệ nội tại và yêu cầu tất yếu vốn có của chủ nghĩa xã hội. Bản

chất là bộ phận sâu sắc nhất, ổn định nhất của quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Nếu coi “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “phân phối theo lao động” là một vế để đối sánh với vế “giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột” - bản chất của chủ nghĩa xã hội, sẽ thấy “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “phân phối theo lao động” là điều kiện và là hình thức thực hiện bản chất

chủ nghĩa xã hội. Nếu theo cách hiểu như vậy thì “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “phân phối theo lao động” là không thể không có của chủ nghĩa xã hội, là

một trong những tiêu chí nổi bật để phân biệt với các hình thái kinh tế xã hội khác. Nếu không có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phân phối theo lao động, chế độ kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội sẽ không thể hiện tính quy định về chất của nó; vấn đề khẳng định bản chất chủ nghĩa xã hội cũng mất đi sự bảo đảm của chế độ kinh tế cơ bản.

Như vậy, bản chất chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình vận động tương đối lâu dài cuối cùng mới được thể hiện. Căn cứ hiện thực của quá trình này là ở chỗ nước ta hiện nay đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3.1.3. Khái niệm đặc trƣng chủ nghĩa xã hội

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1994 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Đặc trưng là dấu hiệu đặc biệt.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 1998: danh từ, đặc trưng là nét riêng và tiêu biểu nhờ đó để phân biệt các sự vật hiện tượng, ví dụ: đặc trưng các loại hình nghệ thuật chèo. Tính từ

đặc trưng có tính chất riêng khác và tiêu biểu.

Từ điển tiếng Việt năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin: danh từ, đặc

trưng là cái có khả năng nêu bật những đặc điểm khác biệt, ví dụ: đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Tính từ, có tính chất riêng biệt, tiêu biểu, làm cho phân biệt với những sự vật khác.

Từ lâu nay, khi nói về đặc trưng chủ nghĩa xã hội người ta vẫn coi chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng cơ bản: Chế độ công hữu; phân phối theo lao động; kinh tế kế hoạch; chuyên chính vô sản và tư tưởng chỉ đạo là chủ nghĩa Mác - Lênin; có khi còn thêm: năng suất lao động cao hơn xã hội tư bản chủ nghĩa và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức đó là cố gắng đi từ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cả kiến trúc thượng tầng, để vạch rõ tính quy định đặc thù của chủ nghĩa xã hội. Trong triết

học Mác - Lênin, “chất” là tính quy định tồn tại hiện hữu, là sự thống nhất của các thuộc tính; “Chất” mang đặc điểm trực quan của nhận thức trực tiếp. “Chất” của sự vật lại được thể hiện trong quan hệ qua lại với các sự vật khác. Cái “chất” được thể hiện đó, được gọi là thuộc tính. Người ta có khi gọi thuộc tính là đặc trưng. Thuộc tính hoặc đặc trưng là sự tồn tại đặc thù của một phương diện nào đó của “chất”. Vì vậy, khi người ta nhận thức sự vật, bao giờ cũng thông qua thuộc tính hoặc đặc trưng của sự vật để nhận thức “chất” của sự vật, từ đó đại thể nhận biết sự vật là cái gì, không phải là cái gì.

Từ đó chúng ta có thể khẳng định, đặc trưng chủ nghĩa xã hội là khái niệm chỉ thuộc tính riêng, tiêu biểu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhờ đó có thể phân biệt chế độ xã hội chủ nghĩa với các chế độ xã hội trước đó.

Như vậy, bản chất chủ nghĩa xã hội không đồng nghĩa với đặc trưng chủ nghĩa xã hội. Bản chất sâu sắc hơn, căn bản hơn đặc trưng, nó quyết định sự tồn tại, biến đổi và phát triển của đặc trưng chủ nghĩa xã hội. Khái quát về bản chất chủ nghĩa xã hội là sự trừu tượng đối với những biểu hiện cụ thể về “chất” của chủ nghĩa xã hội. Nhưng bản thân bản chất chủ nghĩa xã hội không phải là cái tồn tại được trừu tượng mà là nằm ở trong đặc trưng chủ nghĩa xã hội và được biểu hiện bằng đặc trưng chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mang tính “chất” trực tiếp hơn, cụ thể hơn so với bản chất của chủ nghĩa xã hội, nó thể hiện cụ thể của bản chất chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v..; sự tồn tại và thay đổi của đặc trưng xét đến cùng là tùy thuộc bản chất chủ nghĩa xã hội và phục vụ bản chất đó. Từ góc độ nhận thức luận có thể thấy một mặt, chúng ta dựa vào bản chất chủ nghĩa xã hội, tức dựa vào căn cứ khách quan và yêu cầu nội tại, phát triển của chủ nghĩa xã hội để xem xét lại những nhận thức trước đây đối với đặc trưng chủ nghĩa xã hội, kết hợp hiện thực để hiểu sâu đặc trưng chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, trên cơ sở cố gắng thực hiện sự thống nhất một cách lịch sử cụ thể, bản chất và đặc trưng chủ nghĩa xã hội, kết hợp việc giữ vững bản chất chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện đặc trưng chủ nghĩa xã hội, từ đó làm cho đặc trưng chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể và làm rõ hơn bản chất chủ nghĩa xã hội.

3.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

3.2.1. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội dân chủ, do nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ

Quán triệt quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, những năm sau Cách mạng tháng Mười V.I. Lênin xác định nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Cộng hòa Xôviết là thiết lập và phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một tổ chức có tính chất quần chúng của tất cả các giai cấp bị áp bức. Những tổ chức đó chính là nền tảng vĩnh viễn và tất yếu của toàn bộ bộ máy nhà nước từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương. Chỉ có làm như vậy mới đem lại một nền dân chủ thực sự cho tuyệt đại đa số nhân dân, tức là tạo điều kiện cho những người lao động được thật sự tham gia quản lý nhà nước. V.I. Lênin viết:

Điều quan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai, tham gia việc quản lý nhà nước. Đó là một nhiệm vụ rất mực khó khăn. Nhưng một thiểu số người, tức là Đảng, không thể thực hiện chủ nghĩa xã hội được. Chỉ có hàng chục triệu người, khi đã học được cách tự mình thiết lập chủ nghĩa xã hội, thì mới thực hiện được chủ nghĩa xã hội [40, tr. 68].

Là người tìm đường, dẫn đường và lãnh đạo cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường cách mạng nước ta là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh phải là một chế độ do nhân dân làm chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cụ thể:

Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, nó có

vai trò tác động to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội. Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng vấn đề dân chủ, thấy được tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội và coi dân chủ là mục đích trực tiếp của cách mạng.

Đời sống xã hội cần đến dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động của nó, trước hết là trong chính trị. Chính trị là những hoạt động liên quan đến lợi ích của các giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia mà vấn đề quan trọng nhất của nó là tổ chức chính quyền nhà nước. Cho nên thiếu dân chủ trong chính trị tất sẽ dẫn đến nền chính trị độc tài, chuyên quyền sẽ đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại. Nét đặc biệt của tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực chính trị là ở chỗ, khi xác định nhiệm vụ của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân Hồ Chí Minh đã nêu lên một nhiệm vụ rất quan trọng khác là: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” [68, tr. 374].

Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vừa thấm nhuần sâu sắc bản chất giai cấp công nhân và tinh thần thời đại, vừa thể hiện đặc sắc những giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa của giá trị dân chủ nhân loại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh dân chủ được kiến giải một cách giản dị, dễ hiểu. Người không định nghĩa dân chủ theo kiểu hàm lâm, bác học nhưng lại phản ánh được chiều sâu giá trị lý luận của nó. Hồ Chí Minh đã diễn đạt giản dị định nghĩa khái niệm dân chủ: dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. Đây được xem là một định nghĩa kinh điển về dân chủ của Hồ Chí Minh, một định nghĩa ngắn gọn nhưng lại bao quát đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất của dân chủ. Định nghĩa này đã nhấn mạnh chủ thể chân chính của chế độ mới là nhân dân. Họ đã trở thành người chủ nước nhà. Đây thật sự là một cuộc cách mạng về nhận thức đối với dân chủ ở Việt Nam. Bằng tư duy sắc sảo với ngôn từ giản dị Hồ Chí Minh đã đảo lộn lại những tư tưởng quân chủ phong kiến thay bằng một tư tưởng cách mạng hiện đại.

Thứ hai, nhân dân là chủ đã khẳng định rõ ràng địa vị người chủ trong chế độ

chính trị, trong xã hội và nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ đối lập với nô lệ, thần dân hay thảo dân trong chế độ phong kiến cũng như thân phận nô lệ trong tình cảnh bị thực dân thống trị. Trong xã hội phong kiến với ý thức hệ phong

kiến ông vua được xem là thiên tử cho nên mọi người phải có trách nhiệm cung phụng vua như một bổn phận, cho dù đó là minh quân hay bạo chúa, đó là mối quan hệ thần dân. Còn trong chế độ chính trị mới khi nhà nước dân chủ ra đời, nhìn trong hệ quy chiếu địa vị quyền lực thì nhân dân là chủ thể quyền lực, còn cán bộ, công chức là đầy tớ của nhân dân, là người phục vụ nhân dân. Nhân dân là chủ còn biểu hiện vị thế xã hội, tính tích cực chính trị và địa vị pháp lý của người dân. Song nếu chỉ dừng lại ở chỗ nhân dân là chủ thì chưa hoàn thiện mà còn là nhân dân làm chủ, làm chủ đó là hành động của nhân dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, thước đo về trình độ phát triển ý thức dân chủ của nhân dân với tư cách là chủ thể quyền lực, thực hiện sự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước.

Khi khẳng định quyền làm chủ của nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm làm chủ của nhân dân. Quyền và trách nhiệm “là chủ” và “làm chủ” thống nhất hữu cơ với nhau. Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: “nhân dân đã làm chủ, thì phải làm gì để xứng đáng là người chủ tốt?” [69, tr. 94] và Người chỉ rõ:

Tất cả nhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: Nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhân dân ta là người chủ nước nhà. Quyền làm chủ đó là do cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta.

Đã làm chủ, thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu nước mạnh, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện không ngừng, làm cho con cháu ta ngày càng sung sướng [69, tr. 104].

Nước ta là nước dân chủ tức là “nhà nước ta là nhà nước dân chủ” và “xã hội ta là xã hội dân chủ”. Dân chủ tức là nhân dân là chủ thể của mọi “quyền hành và lực lượng”. Chính nhân dân là người kiến tạo nên chế độ xã hội mới xét trên tất cả các lĩnh vực. Đó là sự thể hiện quyền và trách nhiệm của nhân dân. Chế độ xã hội mới do dân tạo nên là một chế độ mà “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Như vậy, trong chế độ xã hội mới nhân dân đang tự giác ngộ, tự tổ chức và tự hành động vì lợi ích

của chính mình. Trong chế độ xã hội ấy có nhà nước, có đoàn thể, v.v.. nhưng đó đều là những công cụ của nhân dân, do nhân dân lập nên vì lợi ích của nhân dân.

Khi bàn về lĩnh vực Nhà nước trong chế độ mới Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Người viết:

Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho [65, tr. 90]. Hay “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên, Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [60, tr. 64]. Đây cũng là một đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói đến dân chủ không phải nói đến vấn đề quyền lực xét trong sự phân tách, đối lập giữa nhà nước với nhân dân mà là xét trong sự thống nhất giữa nhà nước với nhân dân. Không phải sự đối lập và đấu tranh giữa nhà nước và nhân dân làm nên nội dung của dân chủ mà trái lại sự thống nhất giữa nhà nước và nhân dân là cội nguồn, là biểu hiện của dân chủ, của quyền lực thuộc về nhân dân.

Thứ ba, nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội thông qua các

cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra hoặc trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và bãi miễn những người không xứng đáng, kể cả những người làm việc trong Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra Hội đồng nhân dân, Ủy ban kháng chiến hành chính địa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 59)