.Sơ lược quá trình hình thành AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tự do hóa thương mại trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác động tới thương mại quốc tế của việt nam (Trang 91)

Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN đƣợc thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tại Bali (Indonexia, tháng 10/2003). Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community -AEC) là một tổ chức hợp tác liên chính phủ đƣợc chính thức thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Đây là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và đƣợc khẳng định lại trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) là: Tạo dựng một khu vực kinh

tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế khu vực; Đưa kinh tế ASEAN hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu [56].

Trong cộng đồng ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020, đồng thời AEC có sứ mệnh nhằm tạo dựng: i)

Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; ii) Một khu vực có sức cạnh tranh, iii) Phát triển đồng đều iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

[56].

Trong Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2019) nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020, Chƣơng trình hành động Viên Chăn (VAP), đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là tăng cƣờng năng lực cạnh tranh

thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế của ASEAN.

Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN một bộ phận của Lộ trình xây dựng Cộng đồng 2009-2015 đã xác định các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trƣờng chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thƣơng mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tƣ, tăng cƣờng phát triển thị trƣờng vốn ASEAN và tự do lƣu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân v.v., song song với việc củng cố mạng lƣới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lƣợng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng nhƣ phát triển các kỹ năng thích hợp.

4.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của AEC

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, các quốc gia ASEAN đã thống nhất một Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN nằm trong lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) với các nội dung chính nhƣ sau:

4.1.2.1. Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất

Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN [29]. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ƣu tiên, đồng thời cho phép tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao trong kinh doanh. Một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm năm yếu tố cơ bản: chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tƣ. Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bƣớc bị xóa bỏ. Các nhà đầu tƣ

ASEAN sẽ đƣợc tự do đầu tƣ vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia và lao động có tay nghề sẽ đƣợc luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục hải quan và thƣơng mại khi đã đƣợc tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch. Một thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng lƣới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâm sản xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu [29]. Thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ƣu tiên tham gia hội nhập nhƣ: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đƣờng hàng không), ô tô, e- ASEAN, điện tử, ngƣ nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…

4.1.2.2. Khu vực kinh tế cạnh tranh

Hội nhập nền kinh tế toàn cầu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN hƣớng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vƣợng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ƣu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thƣơng mại điện tử [29].

ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao.

4.1.2.3. Phát triển kinh tế công bằng

Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thế hóa phƣơng pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Những động lực này là để lấp đầy khoảng

cách giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho phép các nƣớc thành viên cùng hƣớng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia này đều có đƣợc lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế.

4.1.2.4. Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

Với thị trƣờng tƣơng tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trƣờng toàn cầu hóa ngày càng cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, nhƣ chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ƣu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trƣờng toàn cầu, đạt đƣợc mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trƣờng quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trƣờng ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài [29]. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lƣới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.

Trong lộ trình hƣớng tới thành lập AEC và thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng AEC, ASEAN đƣa ra một cơ chế đánh giá đƣợc gọi là Biểu đánh giá AEC (AEC Scorecard) nhằm định kỳ kiểm điểm tiến độ thực hiện các biện pháp hƣớng tới thành lập AEC của các nƣớc thành viên. Danh mục các biện pháp ƣu tiên gồm 207 biện pháp cho đến hết năm 2013 và 227 biện pháp ƣu tiên thực hiện đến năm 2015, cụ thể nhƣ sau:

i) Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa trong khối ASEAN thông qua xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan trên cơ sở Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), thực hiện Cơ chế hải quan một cửa, thực hiện

đầy đủ các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và hợp chuẩn trong các ngành chủ chốt; thuận lợi hóa thƣơng mại, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tƣ, tăng cƣờng phát triển thị trƣờng vốn ASEAN và tự do lƣu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân v.v., song song với việc củng cố mạng lƣới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lƣợng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng nhƣ phát triển các kỹ năng thích hợp [29].

ii) Tự do hóa thƣơng mại dịch vụ trong khối thông qua hoàn tất 10 gói cam kết dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), thực hiện đầy đủ các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với 7 ngành dịch vụ;

iii) Bảo đảm sự lƣu chuyển tự do của đầu tƣ trong ASEAN thông qua xóa bỏ các điều khoản bảo lƣu trong Hiệp định Đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA), thực hiện đầy đủ các sáng kiến thuận lợi hóa và bảo hộ đầu tƣ;

iv) Tạo điều kiện lƣu chuyển tự do của lao động có kỹ năng thông qua thực hiện đầy đủ Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP);

v) Bảo đảm sự lƣu chuyển tự do hơn đối với dòng vốn trong khu vực với việc xây dựng Khuôn khổ ASEAN về hội nhập ngân hàng bao gồm các biện pháp hài hòa hóa quy định và tiêu chuẩn ngân hàng, thực hiện đầy đủ kết nối ASEAN về các thị trƣờng chứng khoán.

Thành tựu đáng kể nhất trong lộ trình xây dựng AEC chính là 6 nƣớc thành viên ban đầu (Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái lan) đã thực hiện cắt giảm thuế chỉ còn từ 0-5% đối với các mặt hàng trong danh sách cam kết từ 2010 và đối với 4 nƣớc thành viên mới (Lào - Cămpuchia - Mianma - Việt Nam (CLMV) vào năm 2015. Điều này sẽ hình thành một thị trƣờng mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa

trong khu vực các nƣớc ASEAN. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên nâng cao hơn cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn [29].

4.2. Nội dung tự do hóa thƣơng mại trong AEC

4.2.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC 4.2.1.1. Khái quát chung

Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa là một trong năm biện pháp cốt lõi để hoàn thành mục tiêu nhất thể hóa thị trƣờng và cơ sở sản xuất của các nền kinh tế thành viên, do đó tự do hóa thƣơng mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên không thể tách rời các văn kiện có ý nghĩa nền tảng cho việc xây dựng AEC. Đồng thời, các hoạt động đó cũng đƣợc triển khai trên cơ sở các thiết chế pháp lý cơ bản mà AEC có trách nhiệm quản lý, điều hành, tƣ vấn trong lĩnh vực tự do hóa thƣơng mại ở khu vực.

Để những cam kết đơn phƣơng cũng nhƣ các thỏa thuận thống nhất trong các văn kiện pháp lý đa phƣơng về tự do hóa thƣơng mại giữa các quốc gia ASEAN đƣợc triển khai hiệu quả, đòi hỏi những cam kết này phải đƣợc quy định chặt chẽ về lộ trình cùng các kênh triển khai xác định. Các văn kiện pháp lý đa phƣơng có ý nghĩa xây dựng hàng lang pháp lý cơ bản cho hoạt động tự do hóa Thƣơng mại hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN phải kể đến: Hiệp định về các thỏa thuận ƣu đãi thƣơng mại (PTA); Hiệp định khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ASEAN 1992; Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 cùng 13 nghị định thƣ bổ sung và sửa đổi; Hiệp định khung về hội nhập các ngành ƣu tiên APIS 2004. Đáng quan tâm nhất hiện nay đó chính là Hiệp định về thƣơng mại hàng hóa ASEAN: ATIGA – văn kiện toàn diện nhất trong khu vực điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác về thƣơng mại hàng hóa nhƣ đã nêu trên. Sự ra đời của các văn

kiện kể trên tạo thành các ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên về phƣơng thức thực hiện tự do hóa Thƣơng mại hàng hóa cũng nhƣ các cam kết về lộ trình chung. Đồng thời, thông qua hoạt động của các thiết chế pháp lý cơ bản trong AEC nhƣ Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, Hội đồng AEC cùng Hội đồng khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (Hội đồng AFTA) các hoạt động bổ trợ cho việc đảm bảo việc chấp hành nội dung trong các văn kiện pháp lý đa phƣơng về tự do hóa Thƣơng mại hàng hóa đƣợc tăng cƣờng, qua đó tạo điều kiện để các nội dung pháp lý có mục tiêu thúc đẩy tự do hàng hóa đạt đƣợc hiệu quả trên thực tiễn[29].

Bên cạnh các Hiệp định đa biên về thƣơng mại hàng hóa thể hiện mức độ tiến hành ở cấp độ khu vực và đa phƣơng, hoạt động tự do hóa thƣơng mại cũng có thể đƣợc thực hiện một cách đơn phƣơng thông qua cam kết của các quốc gia thành viên khi tham gia vào tiến trình tự do hóa Thƣơng mại hàng hóa chung của khu vực. Tự do hóa thƣơng mại đơn phƣơng có thể mang tới những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nƣớc khác. Tuy nhiên lợi ích thu đƣợc từ tự do hóa thƣơng mại đơn phƣơng trong việc gia nhập thị trƣờng có thể bị hạn chế bởi các nƣớc khác không mở cửa thị trƣờng của họ. Ngoài ra việc tăng đáng kể nhập khẩu (mặc dù ngƣòi tiêu dùng có thể cho đây là một lợi thế), giảm nguồn thu thuế và mất đi khả năng thƣơng lƣợng là những lí do khiến các cam kết đơn phƣơng ít đƣợc các quốc gia thành viên ASEAN sử dụng trong thúc đẩy luồng di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trong AEC. Các cuộc đàm phán nội khối đã diễn ra giữa các quốc gia ASEAN liên quan đến tự do hóa Thƣơng mại hàng hóa chỉ chủ yếu giúp cho việc hình thành AFTA mà không đặt ra các cam kết mới là bởi đối với các rào cản dịch vụ vốn đa dạng, khó định lƣợng thì các vòng đàm phán là cơ hội để các quốc gia chia sẻ quan điểm về tự do hóa dịch vụ và đi tới thống nhất phƣơng thức dỡ bỏ rào cản thông qua các gói cam kết [29]. Trên thực tế, phƣơng thức thực

hiện tự do hóa thƣơng mại hàng hóa trong AEC chính là tập hợp các cách thức và hình thức gỡ bỏ các rào cản thƣơng mại hàng hóa giữa các nƣớc thành viên và thực hiện các hoạt động thuận lợi hóa Thƣơng mại hàng hóa. Những nội dung trên đƣợc ghi nhận cụ thể, chi tiết trong các công cụ pháp lý mà cụ thể nhất là Hiệp định ATIGA.

4.2.1.2. Nội dung tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC

Trong khuôn khổ ASEAN, trên cơ sở các công cụ pháp lý đƣợc hình thành xuyên suốt tiến trình tự do hóa thuơng mại hàng hóa ở khu vực, các biện pháp thực hiện tự do hóa thƣơng mại hàng hóa của ASEAN có thể đƣợc chia thành hai nhóm biện pháp lớn, đó là: nhóm các biện pháp dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại và nhóm các biện pháp thuận lợi hóa thƣơng mại hàng hóa. Theo đó, tự do hóa thƣơng mại hàng hóa đƣợc thực hiện thông qua việc cắt giảm, xóa bỏ các rào cản thuế quan; xóa bỏ các rào cản phi thuế quan; thiết lập quy tắc xuất xứ; tiến hành các biện pháp thuận lợi hóa thƣơng mại; hợp tác hải quan và hài hòa, nhất thể hóa hàng rào tiêu chuẩn và kỹ thuật trong thƣơng mại. Cụ thể:

a) Dỡ bỏ các rào cản thuế quan

Định nghĩa thuế quan trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc quy định chi tiết tại Điều 2, Khoản 1, Điểm c Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (2009). Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với tiến trình tự do hóa thƣơng mại nên có xu hƣớng dần đƣợc cắt giảm tiến tới xóa bỏ hoàn toàn với lộ trình xác định [35]. Thuế quan là biện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tự do hóa thương mại trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác động tới thương mại quốc tế của việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)