Thay đổi nhiệt ngày đêm theo chiều sâu lớp bê tông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG SÂN BAY BẰNG THIẾT BỊ GIA TẢI ĐỘNG (Trang 67 - 70)

2.1.3. Lựa chọn phương pháp xác định biến thiên nhiệt độ trong tấm BTXM và các tham số cần hiệu chỉnh

a. Lựa chọn phương pháp

Phương pháp giải bài toán phân bố nhiệt theo chiều sâu (trình bày ở tiểu mục 2.1.1a ở trên) được nghiên cứu sinh lựa chọn vì có các ưu điểm sau:

- Phương pháp có tính phổ biến cao tại Việt Nam: Phương pháp này đã và đang được các nhà khoa học trong nước tại Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu, phát triển (như trình bày ở mục 1.4.1.1);

- Phương pháp đã được kiểm nghiệm qua một số dữ liệu đo đạc thực tế: Các nghiên cứu trong nước [21][22][23][39][40][42] đã có đánh giá sự đúng đắn và phù hợp của phương pháp này đối với điều kiện Việt Nam thông qua một số dữ liệu đo đạc thực tế. Do vậy, phương pháp có sự tin cậy và phù hợp cao cho mục đích nghiên cứu của luận án;

- Các số liệu để hiệu chỉnh và áp dụng phương trình chi tiết có thể đo đạc trực tiếp, đơn giản hơn các phương pháp còn lại: Có thể kết hợp đo đạc nhiệt độ theo chiều sâu của tấm với một số tham số đã được chuẩn hóa (xin xem chi tiết trong chương 3) để hiệu chỉnh được các tham số của phương trình truyền nhiệt, cho phép áp dụng ở từng điều kiện cụ thể.

b. Các thông số của phương trình cần phải hiệu chỉnh

Theo phương pháp đã lựa chọn, để tiện theo dõi, phương trình truyền nhiệt được nhắc lại như sau:

   

t(z,T ) ttb.mat K.z tn.max .exp z. .cosT z.

 (1.8)

   

Để có thể áp dụng được phương trình này vào xác định nhiệt độ cụ thể trong chiều sâu tấm BTXM ứng với nhiệt độ bề mặt cho trước, cần phải xác định được các thông số sau:

- Điều kiện biên của phương trình

- Các thông số tính toán ttbmặt, tnmax, a và K.

2a

Phương pháp xác định các thông số này dựa vào một số nội dung lý thuyết cơ bản dưới đây và số liệu khảo sát thực tế (xin xem ở chương 3).

2.1.4. Hiệu chỉnh một số thông số của phương trình truyền nhiệt

a. Điều kiện biên cho phương trình truyền nhiệt

Ở bề mặt tấm BTXM, nhiệt độ có phương trình theo dạng hàm cos (2.2).

Theo điều kiện biên như trên, với chu kỳ w=(2/T) nhiệt độ trong ngày sẽ đạt giá trị lớn nhất (cực đại) vào lúc 12h trưa nếu lấy mốc thời gian là 0 giờ.

Như trình bày tại mục 1.2.3.3, theo [40][41], E. Leviski đã đưa ra nhận định về sự “trễ pha” đối với điểm cực trị của nhiệt độ bề mặt tấm BTXM.

Kết quả đo đạc thực tế của NCS (hình 2.5) cũng cho thấy thời điểm nhiệt độ bề mặt đạt giá trị lớn nhất (theo thực tế) không trùng với thời điểm lý thuyết (thời điểm 12 giờ trưa).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG SÂN BAY BẰNG THIẾT BỊ GIA TẢI ĐỘNG (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w