Tài liệu học tập Luật Tài chính – Đại học Luật, Đại học Huế.

Một phần của tài liệu MÔN LUẬT TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ (Trang 25 - 28)

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

nhiều vấn đề: căn cứ vào quy định về phân cấp quản lý ngân sách; căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của nhà nước; căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của ngành, của địa phương; căn cứ vào chính sách, chế độ và pháp luật hiện hành; căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và Bộ tài chính về kế hoạch ngân sách hằng năm; căn cứ vào kết quả thực hiện ngân sách của các năm trước. Từ đó cho thấy tính phức tạp ở khâu này. Sau khi lập dự toán được trình lên thì phải trải qua các khâu xem xét, xét duyệt, phê duyệt duyệt thì trải qua khâu này cũng khá mất nhiều thời gian, công sức.

Thứ sáu, nhìn chung, quy trình ngân sách địa phương là phức tạp, dàn trải qua nhiều khâu với nhiều thủ tục hành chính nên không chỉ mất thời giancủa các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chấp hành của các cơ quan nhà nước.

Mặc dù Hội đồng nhân dân các cấp được luật giao thẩm quyền quyết định ngân sách địa phương, nhưng trên thực tế chưa thực hiện tốt việc giám sát để thúc đẩy chấp hành ngân sách có hiệu quả. Uỷ ban nhân dân các cấp chấp hành ngân sách địa phương thường rất bị động, vì ngân sách hầu hết các tỉnh là thu không đủ chi, phải nhờ trung ương trợ cấp. Trong khi đó, việc trợ cấp của ngân sách trung ương cho địa phương lại tuỳ thuộc vào nguồn thu và cân đối chung.

Tính phổ biến của ngân sách địa phương là đầu năm thu ít, chi nhiều, thu chi không cập nhật, trong khi chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, dẫn đến việc điều hành ngân sách địa phương có nơi, có lúc bị động và trong tình trạng căng thẳng. Một số địa phương chưa tích cực khai thác nguồn thu để đảm bảo chi, chưa phát huy thế mạnh và tiềm năng của địa phương, chưa đầu tư vào sản xuất để khai thác tạo nguồn thu lâu dài, dựa vào vay nợ quá lớn. Thiếu những tiêu chuẩn định mức chi ngân sách thống nhất nên dẫn đến tình trạng địa phương thu nhiều, chi nhiều; ngược lại thu ít, chi ít. Hoạt động của chính quyền cùng cấp là như nhau, nhưng nguồn trang trải là khác nhau, gây ra mất công bằng: nơi chi tiêu cao, nơi không có chi cho cùng một mục tiêu, một công việc. Chi ngân sách cho dịch vụ công và phúc lợi công cho dân cư chênh lệch nhau lớn.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

Thứ bảy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan cũng chưa rõ ràng,có khi lấn sân hoặc bao biện chức năng của cơ quan khác, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp công việc, làm cho việc quản lý ngân sách kém hiệu quả, ngân sách không phát huy được vai trò là công cụ tài chính hữu hiệu của chính quyền địa phương, khiến quy trình ngân sách phức tạp do phải qua nhiều đầu mối.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã chưa ổn định, chức năng nhiệm vụ của Ban Tài chính xã và của từng chức danh, nhiệm vụ quyền hạn giữa chủ tài khoản (Chủ tịch xã) và Trưởng ban tài chính xã chưa được quy định cụ thể, gây lấn cấn trong xử lý nhiều vấn đề ở xã. Hiện tại, Sở Tài chính, Phòng Tài chính đã có con dấu riêng nhưng Ban Tài chính xã chưa có con dấu nên hạn chế nhiều đến tính độc lập của tài chính xã.

Thứ tám, thực trạng này do một số nguyên nhân:

- Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhiều vụ việc cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.

- Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như khó phát hiện.

Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đang gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn vào loại nhất nước, với nguồn thu rất lớn lên tới cả chục ngàn tỉ đồng/năm. Nhưng đầu tư trở lại cho cơ sở vật chất không nhiều, hầu hết thiết bị y tế (máy chụp cộng hưởng từ, robot phẫu thuật...) của bệnh viện là nguồn xã hội hóa. Điều đó cho thấy lợi nhuận từ dịch vụ y tế không chảy vào ngân sách của bệnh viện mà chảy vào túi một số cá nhân.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

Cơ quan điều tra đã làm rõ doanh thu từ các hệ thống máy trong đề án liên doanh liên kết đặt tại Bệnh viện Bạch Mai đã được trích 2 - 7% chuyển về các khoa. Trong 25 đề án mà bệnh viện này đã triển khai, doanh thu chuyển về các khoa là 209 tỉ đồng. Riêng khoa chẩn đoán hình ảnh được nhận hơn 134 tỉ đồng. Số tiền này đã được các khoa chi cho nhân viên và các lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện, trong đó có một số cá nhân là lãnh đạo khoa đã được chia số tiền hơn 5 tỉ đồng. Việc các khoa được hưởng số tiền lớn như vậy, theo cơ quan điều tra, là có dấu hiệu của hành vi lập quỹ trái phép và hành vi vụ lợi. Tài liệu điều tra cũng cho thấy có tình trạng tăng hoặc lạm dụng chỉ định sử dụng trang thiết bị y tế xã hội hóa trong dịch vụ khám chữa bệnh, làm gia tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh.14

Ngoài ra, lực lượng thanh tra, kiểm tra bảo hiểm y tế còn mỏng trong khi thiếu cơ chế kiểm soát, chưa có giới hạn đỏ của ngành Y tế.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, cải cách các thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ không cứng nhắc , tạo mọi điều kiện cho các đơn vị thuận lợi trong quá trình thực hiện chi và sử dụng ngân sách nhà nước. Đặc biệt chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, mang tính cần thiết cần phải thực hiện nhanh, kịp thời và hiệu quả nhất là trong tình hình bối cảnh hiện tại cần phải cải thiện sức khỏe người dân, hồi phục sau đại dịch.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với việc tăng cường phân cấp quản lý và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Như nghị định 60/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh,

14Thân Hoàng, Hồng Hà – Nâng cao giá thiết bị y tế: Doanh thu 375 tỉ, bệnh viện chỉ thu 21 tỉ, tiền còn lạiđi đâu - Tuổi trẻ TV. Link:

Một phần của tài liệu MÔN LUẬT TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)