1.1 .Khái niệm , đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
3.2. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân bố nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước đảm bảo đầu tư cho dịch vụ công cơ bản, thiết yếu và đối với các đơn vị ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Thứ hai, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để điều chỉnh các vấn đề chưa dự báo được. Chủ động xem xét những vấn đề cấp thiết cần được chi ngân sách nhà nước để thực hiện gấp rút, những vấn đề, dự án chưa được giải quyết từ năm này qua năm khác nếu không cần thiết có thể hủy bỏ để dồn nguồn lực cho các vấn đề, dự án khác. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh hiện tại, khi đại dịch COVID- 19 dần được kiểm soát thì các vấn đề hậu COVID-19 nên được chú trọng. Đồng thời đẩy nhanh các hoạt động, dự án nghiên cứu cho việc sản xuất vaccine phòng ngừa virus.
Thứ ba, với tình hình hiện tại phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây: Xây dựng mục tiêu, giải pháp cho phù hợp, khả thi, hạn chế rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 còn phức tạp, kéo dài, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, áp lực lạm phát tăng. Chi ngân sách cho các mục tiêu sự nghiệp đi đôi với đầu tư cho phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Đồng thời nâng cao tính chịu trách nhiệm khi có xảy ra vi phạm, tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý chi và sử dụng ngân sách nhà nước tại cơ quan, đơn vị.
Thứ năm, thực hiện kỷ luật chi tiêu nên được tuân thủ chặt chẽ theo đúng điều kiện chi ngân sách, đúng trình tự thủ chi ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ khoảng cách giữa chi tiêu thực tế và dự toán chi . Công khai minh bạch ngân sách nhất là các khoản chi cho thành phố, khu vực nông thôn huyện, xã. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời trong mọi giai đoạn, từ công tác lập dự toán đến việc thực hiện chi ngân sách và sử dụng ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, Chính phủ cần tăng cường khuyến khích sự tham gia của người dân,
cơ quan ngôn luận xã hội khác trong quá trình lập và thực hiện Ngân sách nhà nước qua việc phản hồi về chất lượng dịch vụ hàng hóa được cung cấp, các công trình dự án được xây dựng,.. Từ đó đẩy lùi các hành vi tham nhũng như chi tiêu gian lận,
gian lận khi đấu thầu các dự án công, hay mua sắm các hàng hóa dịch vụ hay xây dựng các công trình chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn.