.5 Không nên sử dụng điện thoại khi lái xe trên đường cao tốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống cảm biến xe tự lái (Trang 75 - 78)

Với tốc độ di chuyển cao, khi lái xe trên đường cao tốc cần phải tập trung cao độ, hạn chế các thao tác thừa và không cần thiết như mở cửa xe hứng gió, nhắn tin, chỉnh điều hòa,... Điều này sẽ giúp tài xế kịp thời xử lý nhiều tình huống bất ngờ, khó phán đoán.

Đường cao tốc có nhiều làn xe khác nhau, việc giữ khoảng cách an toàn giữa các xe và đi đúng làn đường là điều cần thiết. Bên cạnh đó, tài xế khi muốn chuyển làn đột ngột hoặc bất ngờ đánh lái cũng sẽ hạn chế tối đa các sự cố va chạm. Khoảng cách lái xe an toàn với các phương tiện đi làn bên cạnh từ 1-2 thân xe.

4.1.3. Tính năng của xe tự lái trên đường cao tốc

Với các đặc điểm lái xe trên đường cao tốc vừa đề cập, thì yêu cầu người lái xe phải tập trung không được mất cảnh giác. Tuy nhiên với việc lái xe trên đường dài sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho người lái vì thế chỉ cần vài phút lơ là, chủ quan, mất cảnh giác có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật hiện đại, hiện nay một chiếc xe tự lái khi được trang bị đầy đủ các hệ thống điều khiển, cảnh báo đã có thể xử lí được hầu hết các tình huống trên đường cao tốc góp phần giúp người lái xe thoải mái và bảo đảm an toàn cho người lái và hành khách.

Các hệ thống thường được sử dụng khi lái xe trên đường cao tốc:

- Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC: hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control có khả năng giữ xe ở một tốc độ được người lái chọn sẵn mà không cần phải đặt chân lên bàn đạp ga. Ngoài ra hệ thống này còn có khả năng theo dõi tốc độ của xe phía trước, từ đó điều chỉnh tốc độ của phương tiện để đảm bảo được khảng cách an toàn mà không cần sự can thiệp của người lái. Khi cần, người lái chỉ việc đạp phanh (hoặc côn) là hệ thống sẽ tự tắt và trả lại quyền điều khiển chân ga cho người lái. Hệ thống này đặc biệt hữu ích trên những chặng đường xa trên cao tốc hoặc xa lộ, giúp người lái giảm mỏi và đau chân khi phải giữ ga trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tính năng này cũng giúp người lái đảm bảo xe không đi quá tốc độ cho phép trên xa lộ.

- Hệ thống phanh khẩn cấp nâng cao AEBS: cảnh báo cho người lái về một vụ va chạm sắp sửa xảy ra, đồng thời tự động phanh xe với một lực tối đa bằng cách sử dụng các cảm biến radar, laser hay camera để quan sát và phát hiện ra những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra va chạm với những phương tiện khác hoặc các vật cản…

- Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW: cảnh báo người lái khi xe chuẩn bị rời khỏi làn đang chạy. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường sử dụng camera có sẵn trên xe để theo dõi, quan sát các vạch làn đường.

- Hệ thống hỗ trợ làn đường (LKA): cung cấp khả năng đánh lái và phanh tự động để giữ cho xe đi đúng làn đường đang di chuyển.

- Hệ thống hỗ trợ thay đổi làn đường LCA: hỗ trợ người lái xe trong quá trình thực hiện thao tác chuyển làn đường. Với hệ thống các cảm biến ra đa tầm xa kết hợp với cảm biến camera giúp nhận diện những vẫn cản xung quanh xe, hệ thống sẽ quét các làn đường lân cận và sẽ cảnh báo người lái xe nếu có tình huống nguy hiểm xảy ra.

- Hệ thống hỗ trợ lái xe ban đêm: hỗ trợ tầm nhìn vào ban đêm làm giúp người lái xe quan sát phía trước và xung quanh mà người lái khó nhìn thấy.

- Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM: việc lái xe trên đường với tốc độ cao, đồng thời phải thường xuyên quan sát xe phía sau thì với hệ thống cảnh báo điểm mù BSM sẽ giúp người lái xe quan sát được những vị trí điểm mù kết hợp với hệ thống thay đổi làn đường LCA sẽ bảo đảm an toàn khi người lái muốn chuyển làn góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

- Hệ thống nhận dạng biển báo giao thông TSR: giúp nhận dạng biển báo giao thông. Với việc phát hiện và phân loại các biển báo giao thông, hệ thống nhận dạng biển báo giao thông khi được kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thích sẽ giúp xe điều chỉnh tốc độ phù hợp với từng cung đường.

4.1.4. Một số tình huống thường gặp trên đường cao tốc

4.1.4.1. Dừng khẩn cấp

Nếu con đường phía trước bị chặn bởi một vật thể đứng yên (tức là một chiếc xe bị va chạm hoặc cuối đoạn đường đang kẹt xe), thì xe phải có thể dừng khẩn cấp để tránh va chạm với vật thể đó.

Giả sử xe chạy trên đường cao tốc với tốc độ 130 km/h và giá trị giảm tốc 5 2

/

Bảng 4.2 Các giá trị cần thiết cho cảm biến trong tình huống dừng khẩn cấp Tốc độ (km/h) Phạm vi (m) Độ phân giải góc 0 ( ) 130 131 0,33 120 112 0,38 100 78 0,55 80 50 0,86

Các vật thể hoặc phương tiện xảy ra va chạm đứng yên có thể xuất hiện ở làn đường xe đang chạy hoặc thậm chí trên làn đường khác. Trong các tình huống đó, có thể hạn chế việc dừng khẩn cấp bằng cách thực hiện động tác chuyển làn hoặc chỉ đôi khi là tiếp tục cho xe chạy tiếp làn đường hiện tại. Vậy có thể đưa ra quyết định chính xác thì phạm vi của cảm biến phải bao quát đủ rộng và độ phân giải phải đảm bảo phát hiện xe gặp sự cố đang ở làn nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống cảm biến xe tự lái (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)