Những khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng trên và các biện pháp xử lý (bên xuất khẩu và bên nhập khẩu).

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương (Trang 31 - 43)

và các biện pháp xử lý (bên xuất khẩu và bên nhập khẩu).

1. Rủi ro do nhà xuất khẩu không cung cấp đúng hàng hoá. Nhiều trường hợp nhà xuất khẩu không gửi đầy đủ hàng hoá hoặc khi nhận hàng không giống như hình ảnh mẫu và đàm phán trên hợp đồng thương mại. Lúc này nhà nhập khẩu sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro. Biện pháp xử lý:

• Làm việc với đối tác uy tín, đàm phán chặt chẽ về các điều kiện đóng gói giao hàng (phải có ảnh chụp, video gửi cho nhà nhập khẩu)

• Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác

• Quy định rõ ràng các điều khoản, mức phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng.

• Cử nhân viên qua trực tiếp giám sát quy trình đóng gói và vận chuyển.

• Nhiều trường hợp hàng hoá có giá trị lớn thì 2 bên phải cùng ký quỹ ngân hàng, nếu 1 trong 2 bên sai phạm thì bên còn lại vẫn được bồi thường.

• Ngoài những yêu cầu chính trong L/C thì cần chuẩn bị thêm những công cụ của ngân hàng như: Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…(chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu.

2. Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C Nhà xuất khẩu chậm giao hàng do chưa chuẩn bị kịp hàng hoá theo quy định của hợp đồng. Biện pháp xử lý:

• Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng • Thuê tàu chuyến nếu số lượng hàng đi nhiều

• Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó

• Trường hợp bên xuất khẩu không cam kết giao hàng đúng tiến độ thì cần tiến hành sửa L/C Nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng quy định L/C Khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, về mặt nguyên tắc, trước lúc người mua lấy được chứng từ và ra cảng nhận hàng thì ngân hàng Mở vẫn là chủ sở hữu của lô hàng, thông qua việc giữ trong tay bộ chứng từ.

3. Trong trường hợp, người mua không có khả năng thanh toán cho ngân hàng (trường hợp ký quỹ không đủ 100%), ngân hàng sẽ tiến hành giam giữ bộ chứng từ và trường hợp xấu nhất là họ phải bán lại chứng từ này cho một bên khác để thu hồi số tiền mà người mua còn nợ họ.

Biện pháp xử lý

• Chuẩn bị chứng từ đầy đủ, khi làm thanh toán L/C cần nhân sự có chuyên môn thật tốt để tránh trường hợp sửa L/C nhiều lần.

• Chọn đối tác làm ăn có thiện chí, không làm khó hoặc lấy cớ bắt bẻ.

• Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ, hạn chế việc phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng.

• Kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng L/C. • Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ nhà xuất khẩu. • Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định bộ chứng từ.

• Căn cứ thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán trong ngày mở L/C, hạn chế mở quá sớm hoặc mở trong ngày hàng lên tàu nếu nhà xuất khẩu chưa kịp chuẩn bị L/C. Nhà xuất khẩu gửi chứng từ không hợp lệ, chứng từ giả

4. Nhiều trường hợp nhà nhập khẩu nhận chứng từ giả do nhà xuất khẩu gửi hoặc kiểm tra nội dung hàng không giống như chứng từ, hoặc bộ chứng từ không hợp lệ theo quy định tại nước nhập khẩu.

Biện pháp xử lý:

• Chứng từ liên quan tới hàng hóa như: C/O, I/P, C/Q, Test Report… phải do đơn vị có thẩm quyền cấp.

• Về vận đơn hãng tàu lập ra sau khi xếp hàng phải được đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra giám sát (thông tin ngày tàu chạy, ngày phát hành, tên tàu, số chuyến, lịch tàu…)

• Nhà nhập khẩu phải được nhận vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng từ trên L/C.

• Chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền ký phát. Rủi ro do hãng tàu không đáng tin cậy, tàu già Sử dụng hãng tàu không đáng tin cậy sẽ có trường hợp giao hàng thiếu, mất hàng, hỏng hàng không đền

bù, sử dụng tàu già có thể bị tai nạn, không nhận được đền bù xứng đáng. Biện pháp xử lý

• Khi thanh toán L/C, người nhập khẩu nên dành quyền chủ động thuê tàu. • Chỉ định hãng tàu có uy tín hoặc có văn phòng tại nước nhập khẩu sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm soát tối thiểu rủi ro.

• Mua bảo hiểm hàng hóa (Mua FOB có thể mua thêm bảo hiểm hoặc nhập CIF với hàng đi đường biển). Mong là những kiến thức chúng mình tổng hợp trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro có thể xảy ra, từ đó sẽ biết cách xử lý sao cho phù hợp khi sử dụng phương thức thanh toán quốc tế L/C.

KẾT LUẬN

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương là một môn học quan trọng và được đưa vào chương trình đào tạo của rất nhiều ngành, nhiều bậc đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng của nước ta hiện nay. Với khối kiến thức sâu rộng của môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mà còn giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Môn học này còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng để phục vụ cho những vị trí công việc trong tương lai như: chuyên viên thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại hay giao dịch viên… bên cạnh đó còn cho sinh viên hiểu rõ về quy trình và các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu, hiểu cũng như áp dụng được các quy tắc như UCP 600, URC522. Từ những kiến thức của môn học sinh viên đã vận dụng vào bài tiểu luận này, giúp cho quá trình làm bài và tìm hiểu trở nên dễ dàng hơn cho sinh viên.

Bài tiểu luận trên cho sinh viên một cái nhìn khái quát về quy trình thanh toán, cũng như các bước thực hiện công việc của một nhân viên phòng xuất nhập khẩu thường làm tại các doanh nghiệp. Giúp cho sinh viên tiếp cận sát và tìm hiểu rõ với công việc thực tế, không chỉ vậy những kiến thức đã được học trong học phần môn Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương được áp dụng vào thực tiễn ngày trong bài tiểu luận này. Mang lại cho sinh viên sự nhìn nhận rõ nét rằng kiếm thức được học ở môn học tại trường lớp như là nền tảng để bản thân sử dụng và từ đó học hỏi thêm cho công việc tương lai sau này. Qua bài tiểu luận này còn giúp cho sinh viên hiểu hơn về các từ ngữ chuyên ngành vận dụng được kỹ năng ngoại ngữ và đặc biệt hơn là tìm hiểu và viết các chứng từ hay hợp đồng, hồ sơ của quá trình thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ. Và còn hiểu hơn khi áp dụng các quy tắc và quy định của pháp luật liên quan đến kiến thức đã được học trong học phần môn Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương vào quá trình học tập và làm việc sau này. Từ bài tiểu luận này thông qua vai trò của một nhân viên phòng xuất nhập khẩu đã góp phần củng cố và khắc sâu kiến thức cho sinh viên, đồng thời đã hiểu rõ hơn những thì mà sinh viên cần làm và

phát triển sự nghiệp của bản thân sau này. Bên cạnh đó sinh viên còn hiểu hơn về các lĩnh vực kinh tế liên quan tới chuyển ngành học của bản thâ.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w