PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI

Một phần của tài liệu PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG KHÔN hàm dưới (Trang 26 - 28)

Phẫu thuật răng khôn hàm dưới là một thủ thuật phổ biến trong nha khoa. Thủ thuật này có thể gây ra các biến chứng ngắn hạn cũng như lâu dài đối với bệnh nhân, các biến chứng có thể kể đến là : viêm ổ răng khô, nhiễm trùng chỗ nhổ răng, tổn thương dài hạn thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi hoặc da vùng môi cằm, chảy máu ồ ạt, gãy xương hàm. Các nhà lâm sàng không ngừng nghiên cứu để tối ưu các phương pháp phẫu thuật nhằm giảm thiểu các biến chứng này. Dưới đây sẽ trình bày các phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới đồng thời nêu lên so sánh về lợi ích và nguy cơ của các phương pháp với nhau để chọn lựa được phương pháp tối ưu nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ tai biến cho bệnh nhân. Những so sánh sau đây là từ kết luận

20

của bài nghiên cứu tổng quan hệ thống mới nhất về các phương pháp nhổ răng khôn hàm dưới.

Mục tiêu so sánh là đánh giá lợi ích và nguy cơ của các phương pháp nhằm giúp bác sĩ có được lựa chọ tối ưu trong điều trị.

Các chỉ số so sánh gồm: viêm ổ răng khô, nhiễm trùng vết thương, tổn thương vĩnh viễn thần kinh chi phối cảm giác lưỡi và da vùng môi cằm, chảy máu sau phẫu thuật, gãy xương hàm.

1. Thiết kế vạt:

Việc rạch nướu và bóc tách vạt niêm mạc màng xương là cần thiết đề tạo đường vào tiếp cận nhổ răng khôn. Có rất nhiều kiểu thiết kế vạt khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật cũng như gia tăng kết quả cho bệnh nhân. Các loại vạt thường thực hiện là vạt bao, vạt tam giác, vạt comma, vạt lưỡi lê và các biến thể khác của các loại này.

So sánh vạt tam giác với vạt bao: Dữ liệu không đủ để kết luận phương pháp nào tốt hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG KHÔN hàm dưới (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w