Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó tại tỉnh bắc ninh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 27 - 46)

b. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của Bắc Ninh tƣơng đối đồng nhất: 99,5% diện tích là địa hình đồng bằng; 0,5% địa hình còn lại là địa hình đồi núi thấp và phân cắt yếu. Nhìn

chung địa hình có hƣớng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt có hƣớng chảy đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, với các vùng đồng bằng thƣờng có độ cao từ 3 - 7 m, chênh lệch giữa địa hình đồng bằng và địa hình dạng núi và trung du thƣờng là 100 - 200m, còn một số đồi bát úp nằm rải rác ở một số huyện nhƣ Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh diện tích chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, còn lại đại bộ phận diện tích là bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

c. Đặc điểm khítượng thủy văn

Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa

Trong tỉnh chỉ có trạm Bắc Ninh là quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tƣợng nhƣ nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi và mƣa. Trong tỉnh có 8 trạm đo mƣa đó là Bắc Ninh, Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Sơn, Thuận Thành, Quế Võ, Thứa và Nhân Thắng, hiện nay có 3 trạm đã ngừng quan trắc là trạm Từ Sơn, Tiên Sơn và trạm Nhân Thắng, còn lại các trạm đều có số liệu liên tục từ năm 1960 đến nay.

Bảng 2.1. Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa

TT Trạm Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông Yếu tố quan trắc Thời gian quan trắc T (oC) U (%) V (m/s) E (mm) S (giờ) X (mm) 1 Bắc Ninh 21011’ 105005’ x x x x x x 1960 - 2008 2 Yên Phong 21012’ 105057’ x 1960 - 2008 3 Từ Sơn 21007’ 105058’ x 1960 -1981 4 Tiên sơn 21009’ 106001’ x 1960 -1990 5 T. Thành 21004’ 106005’ x 1960 - 2008 6 Quế Võ 21015’ 106015’ x 1959 -2008 7 Thứa 21004’ 105011’ x 1959 -2008 8 N. Thắng 21007’ 106021’ x 1964-1990

(Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia)

Ghi chú: T nhiệt độ, U độ ẩm, V tốc độgió, E bốc hơi, S số giờ nắng, X mưa.

Nhìn chung tài liệu từ năm 1960 trở lại đây đã đƣợc kiểm định, chỉnh biên đảm bảo độ tin cậy đủ để đánh giá các đặc trƣng yếu tố khí tƣợng và đo mƣa.

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn

Bắc Ninh có hệ thống sông với mật độ khá cao nhƣng các trạm đo lƣu lƣợng và mực nƣớc chỉ đƣợc đặt trên các sông chính. Các sông nội đồng chỉ quan trắc mực nƣớc tại các trạm bơm tiêu vào thời điểm lũ, úng.

Bảng 2.2. Mạng lưới trạm quan trắc thuỷ văn

TT Trạm đo Vị trí Trên sông Yếu tố đo Ghi chú

Kinh độ Vĩ độ H(cm) Q(m3/s) Phù sa 1 Phúc L.Phƣơng 105o55’ 22o14’ Sông Cầu 59-07 - -

TT Trạm đo Kinh độ Vĩ độ Vị trí Trên sông H(cm) Q(mYếu tố đo 3/s) Phù sa Ghi chú 2 Đáp Cầu 106o04’ 21o12’ - nt - 59-07 - - 3 Thắng Cƣờng 106o12’ 21o09’ - nt - 59-71 - - Ngừng đo 4 Phú Cƣờng 105014’ 21o11’ S. Cà Lồ 65-75 65-75 - Ngừng đo 5 Thƣợng Cát 105052 21o04’ S. Đuống 57-07 57-07 58-07 6 Bến Hồ 106o04’ 21o04’ - nt - 61-07 - -

7 Chân Cầu 106o14’ 21o05’ - nt - 60-70 - - Ngừng đo 8 Phả Lại 106o17 21o06’ S.Thái Bình 56-07 - -

9 Cát Khê 106o18 21o03’ - nt - 61-07

(Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia)

Tài liệu khí tƣợng, thuỷ văn ở các trạm cơ bản có chất lƣợng đáng tin cậy đo đạc liên tục, hệ thống cao độ, mực nƣớc đã đƣợc đƣa về cao độ quốc gia.

Hệ thống trạm quan trắc mực nƣớc nội đồng phục vụ cho công tác điều tiết các cống trên các sông trục chính phục vụ cho tƣới, tiêu thoát úng, các trạm này quan trắc định kỳ theo lịch, chế độ quan trắc không nhƣ các trạm cơ bản. Cao độ trạm thuộc hệ thống cao độ Thuỷ lợi cũ, chất lƣợng tài liệu tin cậy có thể sử dụng cho nghiên cứu, tính toán.

Khí hậu

Bắc Ninh mang đầy đủ đặc trƣng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hoá khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.

- Nhiệt độ không khí

Nằm trong vùng nhiệt đới, Bắc Ninh quanh năm đƣợc tiếp nhận một lƣợng bức xạ rất dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng từ 23,9 - 24,40C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ 15,9 - 19,8 0C), tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 6, 7, 8 (nhiệt độ từ 28,7 - 29,6 0C).

- Số giờ nắng trong năm

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1387,3 - 1481,2 giờ, tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 6, 8, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1.

Lƣợng mƣa trung bình của các tháng dao động từ 5,7 - 428,8mm. Tổng lƣợng mƣa trung bình cả năm dao động từ 1.224,4 - 1.639,4mm, càng về sau càng giảm. Tháng có lƣợng nƣớc mƣa trung bình thấp nhất là tháng 10, tháng có lƣợng mƣa trung bình lớn nhất là tháng 6, 8.

- Độ ẩm

Chịu ảnh hƣởng của các hoàn lƣu biển, Bắc Ninh có độ ẩm tƣơng đối lớn. Độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm thƣờng lớn hơn 73%, độ ẩm tƣơng đối cao nhất trung bình khoảng 86 - 89% nằm rải rác ở các tháng trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thủy văn

Bắc Ninh có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc, mật độ sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua là sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông, ngòi nội địa nhƣ sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, kênh mƣơng Đại Quảng Bình... có vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu nƣớc của tỉnh.

d. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 803,87 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng 17,1%, đất ở 6,4% và đất chƣa sử dụng còn 11,1%. Hệ số sử dụng ruộng trong tỉnh còn thấp, chỉ mới đạt 2,17 lần, khả năng có thể đƣa lên 2,0 - 2,6 lần. Toàn tỉnh có 2.750 ha đất trũng ngập úng thƣờng xuyên thuộc các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ và Yên Phong, đất mặt nƣớc chƣa đƣợc sử dụng là 3 114,5 ha, diện tích một vụ còn tới 7 462,5 ha. Đây là một tiềm năng cần đƣợc khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển dịch vụ.

Bắc Ninh có đất phù sa chiếm tới trên 90% diện tích toàn tỉnh, bao gồm đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là loại đất tốt, thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển.

Đất chƣa sử dụng toàn tỉnh còn 8894,5 ha (chiếm 11,1% diện tích tự nhiên), trong đó có nhiều loại đất nhƣ đất bãi ven sông, đất bằng chƣa sử dụng, đất có mặt nƣớc chƣa sử dụng là núi đá. Các loại đất này là tiềm năng lớn bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng của tỉnh.

Tài nguyên nước

Các kết quả thăm dò địa chất cho thấy Bắc Ninh có trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nƣớc cách mặt đất trung bình 3

- 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lƣợng nƣớc tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Bắc Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên nƣớc tự nhiên đƣợc đánh giá sơ bộ là khá phong phú.

+ Về nƣớc mặt:

Bắc Ninh có mật độ hệ thống sông ngòi, kênh mƣơng khá cao nhƣng phân bố không đều theo không gian. Nguồn nƣớc mặt dồi dào, nhƣng chế độ thuỷ văn không điều hoà, lƣu lƣợng dòng chảy theo mùa. Chất lƣợng nƣớc cũng không đồng đều. Nƣớc mặt đƣợc khai thác và sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và một phần nhỏ phục vụ cho sinh hoạt. Tổng lƣợng nƣớc của các sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh hàng năm khoảng 33 tỷ m3 trong đó sử dụng vào mục đích tƣới tiêu là 479 triệu m3.

+ Về nƣớc dƣới đất:

Nguồn nƣớc dƣới đất có trữ lƣợng khá phong phú, nhất là ở các vùng phía tây và tây nam của tỉnh. Đặc biệt là khu vực Từ Sơn, nam Tiên Du, nam Yên Phong và Thuận Thành, tại đây nƣớc dƣới đất có trữ lƣợng và chất lƣợng có thể khai thác phục vụ cho dân sinh và sản xuất công nghiệp. Ngƣợc lại tại các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài và phía đông huyện Quế Võ nƣớc dƣới đất bị nhiễm mặn khá nghiêm trọng. Trữ lƣợng tiềm năng nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh khoảng 397.000m3/ngày đêm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 178.000 giếng khoan và giếng đào (giếng đào 91.412 chiếc và giếng khoan 77.716 chiếc trong đó có khoảng 100 chiếc có đƣờng kính lớn D>110mm). Nhƣ vậy ƣớc tính tổng lƣu lƣợng khai thác trên địa bàn cả tỉnh khoảng 200 ngàn m3/ngày đêm. Nƣớc khai thác chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, một phần cho sản xuất và dịch vụ. Tuy vậy việc khai thác nƣớc dƣới đất cũng đã có những tác động lớn đến mực nƣớc ngầm (theo nhƣ số liệu điều tra quan trắc động thái nƣớc dƣới đất thì ở khu vực Chờ - Yên Phong, Hồ - Thuận Thành, năm 2003 đã bị hạ thấp 0,5m so với năm 1998).

Tài nguyên khoáng sản

Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có vật liệu xây dựng nhƣ đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lƣợng không nhiều khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ, Từ Sơn và thị xã Bắc Ninh; Bắc Ninh còn có đất cát kết với trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh; đá sa thạch ở Vũ Ninh (Bắc Ninh) với trữ lƣợng khoảng 3 triệu m3. Ngoài ra, Bắc Ninh có than bùn Yên Phong với trữ lƣợng 60.000 - 200.000 tấn.

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng ở Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha), Tổng trữ lƣợng gỗ ƣớc tính 3 279 m3, trong đó rừng phòng hộ 263 m3, rừng đặc dụng 2 916 m3.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh tăng trƣởng nhanh nhất miền bắc nhất là tốc độ tăng trƣởng công nghiệp.

Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có nhiều làng nghề thủ công truyền thống phát triển và đƣợc ví là "vùng đất trăm nghề".

Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn và hàng chục khu-cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Số vốn FDI của Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nƣớc và thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Bắc Ninh có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tƣ lớn nhƣ Canon, Samsung, Nokia, ABB...

2.2. Đặc điểm hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh

Diện tích cần tƣới toàn hệ thống là 27.986,5ha trong đó diện tích cây hàng năm là 25.487,5ha, diện tích đất trồng cây lâu năm là 167,3ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.322ha, diện tích đất nông nghiệp khác là 9,61ha.

Địa hình của hệ thống tƣơng đối bằng phẳng, một vài khu vực có xen kẽ đồi gò. Địa hình cao thuộc về phía Tây (+7,00) rồi thấp dần về phía Đông theo hƣớng dòng chảy của sông Ngũ Huyện Khê, Tào Khê, Kim Đôi (+3,00 - +2,50).

Các sông lớn bao quanh hệ thống: Sông Cầu ở phía Bắc, sông Đuống ở phía Nam, sông Thái Bình ở phía Đông, sông Cà Lồ ở phía Tây.

Các sông ngòi nội địa trong hệ thống gồm: Sông Ngũ Huyện Khê, Ngòi Tào khê, ngòi Kim Đôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng tƣới hệ thống thủy nông Bắc Đuống chia làm 2 khu tƣới:

+ Khu tƣới lấy nƣớc sông ngoài (lấy nƣớc sông Đuống, sông Cầu, Cà Lồ). + Khu tƣới lấy nƣớc sông trục và kênh tiêu nội đồng.

2.2.1. Khu tưới lấy nước sông ngoài

Khu tƣới lấy nƣớc trực tiếp gồm có 18 trạm bơm do công ty thuỷ nông Bắc Đuống quản lý lấy nƣớc từ sông ngoài bao gồm: 3 trạm bơm lấy nƣớc sông Đuống, 1 trạm bơm lấy nƣớc từ sông Cà Lồ và 14 trạm bơm lấy nƣớc sông Cầu và 15 trạm bơm do địa phƣơng quản lý .Các công trình đầu mối tƣới chính gồm có: Trịnh Xá, Kim Đôi 1, Thái Hoà, Lƣơng Tân, Thọ Đức...

Đƣợc xây dựng năm 1964 thiết kế tƣới cho diện tích canh tác của các huyện: Yên Phong, Tiên Du, Thị xã Từ Sơn, TP Bắc Ninh và 12 xã nam đƣờng 18 của huyện Quế Võ. Công suất thiết kế 8 x10.000 m3/h.

Trạm bơm Trịnh Xá có hai hệ thống kênh chính là kênh Bắc Trịnh Xá dài 28km, kênh Nam Trịnh Xá dài 38km.

Diện tích tƣới thiết kế của trạm bơm Trịnh Xá theo quy hoạch thủy lợi giai đoạn 1997-2010 phụ trách tƣới cho 15.175ha (đã trừ diện tích các khu công nghiệp). Hiện tại trạm bơm Trịnh Xá tƣới cho 11.318 ha. Trong đó:

- Hệ thống kênh Bắc theo theo quy hoạch 1997-2010 tƣới cho diện tích thiết kế là 4.805ha, hiện tại kênh Bắc tƣới đến K17 (xã Đồng Tiến) phần diện tích còn lại do hai trạm bơm Lƣơng Tân, Đƣơng Xá và một số các trạm bơm nhỏ lấy nƣớc sông Cầu phụ trách. Diện tích tƣới thực tế của kênh Bắc Trịnh Xá là 3.883ha (tƣới trực tiếp là 3.209ha: Từ Sơn 384ha, Đông Anh 1.125ha, Yên Phong 1.700ha, tạo nguồn cho các trạm cấp II là 674ha Cầu Tó 140ha, Đông Thọ 1.230ha, Đông Thọ II 30ha, Trung Ngân 90ha, Trung Nghĩa 97ha, Vọng 87ha).

- Hệ thống kênh Nam theo quy hoạch 1997-2010 đảm bảo tƣới cho diện tích thiết kế là 10.370 ha, hiện tại kênh Nam của Trịnh Xá tƣới đến Can Vũ K26, diện tích tƣới thực tế của kênh Nam Trịnh Xá là 7.435ha (tƣới trực tiếp là 5.987ha: Từ Sơn 1.495ha, Tiên Du 2.754ha, Bắc Ninh 1.541ha, Quế Võ 197ha; tạo nguồn cho các trạm bơm cấp II: 1.448ha, trong đó Tri Phƣơng 263ha, Tân Chi 533ha, cục bộ 6 xã 310ha, Chi Lăng 342ha), phần diện tích còn lại do các trạm bơm Thái Hoà lấy nƣớc sông Đuống, Kim Đôi lấy nƣớc sông Cầu và một số các trạm bơm nhỏ khác phụ trách.

Trạm bơm Trịnh Xá đƣợc xây dựng từ năm 1964, hiện nay các thiết bị điện già cỗi hay bị sự cố bất thƣờng, có 02 động cơ điện (máy 4 và 7) đã phải thay mới cuộn dây Stator, phần cơ khí bị mài mòn, sửa chữa, thay thế các chi tiết máy nên không thể đƣa các thông số kỹ thuật về nhƣ nguyên thủy ban đầu đƣợc, do vậy năng lực phục vụ kém, không đảm bảo phục vụ sản xuất.

2. Trạm bơm Thái Hoà:

Là trạm bơm tƣới tiêu kết hợp, xây dựng năm 1988 đƣợc nâng cấp cải tạo năm 1998. Công suất thiết kế là 21x1000m3/h lấy nƣớc sông Đuống, trạm có nhiệm vụ tƣới 1.500ha cho khu vực cuối kênh Nam Trịnh Xá và khu Thái Hoà - Quế Võ từ La Miệt trở lại và tiêu cho 1540ha của khu Phƣợng Mao ra sông Đuống. Diện tích tƣới thực tế hiện nay đạt 1.153ha.

3. Trạm bơm Kiều Lương:

Trạm bơm Kiều Lƣơng xây dựng năm 1977, có công suất lắp máy 4x1000m3/h lấy nƣớc sông Đuống bổ sung vào đuôi kênh Nam của trạm bơm Trịnh Xá để các trạm bơm cục bộ bơm tiếp.

4. Trạm bơm Kim Đôi 1:

Là trạm bơm tƣới tiêu kết hợp đƣợc xây dựng năm 1966, công suất thiết kế 5 x 10.000 m3/h; lấy nƣớc tƣới từ sông Cầu tiếp nƣớc vào kênh Nam Trịnh Xá (từ đầu mối đến tiếp giáp với kênh Nam - Trịnh Xá dài 9,2km). Diện tích tƣới thiết kế là 3.000ha, diện tích tƣới thực tế là 1.415ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó tại tỉnh bắc ninh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 27 - 46)