Kế hoạch thu hút FDI 2006-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Kế hoạch 2006- 2010 và các giải pháp thực hiện.DOC (Trang 26 - 31)

1/ Định hướng và mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2006- 2010

Theo dự thảo Chương trình Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2006- 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn này sẽ đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học, công

nghệ nguồn từ các nước phát triển, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông- lâm- thuỷ hải sản.

Dự thảo lần 3 Chương trình Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2006- 2010 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất. Theo đó, dự kiến, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006- 2010 đạt 30- 34 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 22- 24 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt 8- 10 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn này dự kiến đạt khoảng 24- 25 tỷ USD, trong đó FDI trong ngành công nghiệp chiếm 55%, dịch vụ 37% và nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 8%.

Về định hướng lĩnh vực thu hút đầu tư, sẽ đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ nguồn từ các nước phát triển, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông- lâm- thuỷ hải sản. Về dịch vụ, đặc biệt khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành kinh doanh bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục- đào tạo…

Đầu tư nước ngoài sẽ được ưu tiên, khuyến khích vào những ngành nghề, lĩnh vực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế như sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ chế tạo, nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành dịch vụ nhất là giáo dục, đào tạo, y tế.

Riêng năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2006- 2010, cần tăng mạnh thu hút FDI để tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt kinh tế xã hội, môi trường, chủ động thực hiện từng bước lộ trình hội nhập có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 85 thì FDI cần phải đạt 6,5 tỷ USD vốn cấp mới và 35 tỷ USD vốn thực hiện. Trong đó vốn của các dự án mới khoảng 4,2 tỷ USD và vốn tăng thêm khoảng 2,3 tỷ USD. Trong 3,5 tỷ vốn thực hiện thì vốn đầu tư bên ngoài khoảng 3,3 tỷ USD.

Tăng cường công tác quản lỹ dự án FDI sau khi được cấp giấy phép đối thoại thường xuyên với các cộng đồng doanh nghiệp nhằm nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Mở rộng các kênh đầu tư mới gắn với mở cửa thị trường phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư, đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Xây dựng các đầu mối xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm.

2/ Kết quả thực hiện 2năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại.

2.1/ Kết quả thực hiện năm 2006

Bộ Kế hoạch Đầu tư đã cho biết, con số cuối cùng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2006 tỷ USD bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn.

Con số này, dù thấp hơn so với con số 10,2 tỷ USD mà một số báo đưa tin cách đây vài ngày, nhưng cũngtăng tới 45% so với năm trước và vượt 32% kế hoạch cả năm.

Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, năm 2006 đã có 797 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,5 tỷ USD và 439 dự án tăng vốn với tổng cộng 2,121.7 tỷ USD.

Mặc dù có tới 70 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 300 triệu USD giải thể trước thời hạn trong năm 2006, nhưng tình hình thu hút FDI nói chung là “vượt quá mong đợi”.

“Mức thu hút FDI trong năm nay đã tăng cao nhất kể từ khi Luật Đầu tư Nước ngoài được thông qua năm 1987. Nó thể hiện làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam đã bắt đầu”.

Con số FDI năm 2006 rõ ràng đã làm mát mặt các nhà hoạch định chính sách, những người vốn chỉ dám đặt mục tiêu thu hút 6.5 tỷ USD năm nay.

Thu hút FDI đã chạm đỉnh 8,6 tỷ USD cách đây 10 năm, khi giới đầu tư nước ngoài đặt kỳ vọng rất lớn về triển vọng kinh doanh ở đây sau một thập kỷ Việt Nam tiến hành đổi mới và mở cửa.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và việc chậm cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm sau đó của Việt Nam đã làm suy giảm luồng vốn FDI.

Nguyên nhân thành công trong năm 2006 là do Việt Nam đã tạo được hành lang pháp lý thông thoáng hơn với việc ban hành các luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Đấu thầu,... cùng các nghị định hướng dẫn.

Ngoài ra, đích thân Thủ tướng và các Phó Thủ tướng cũng đã trực tiếp kêu gọi đầu tư ở các hội thảo nước ngoài ở Nhật Bản, Châu Âu và Trung Quốc, điều chưa từng có tiền lệ.

Đặc biệt là việc Việt Nam tổ chức thành công tuần lễ APEC, trong đó có Diễn đàn Đầu tư Kinh doanh với sự tham dự của đại diện hàng trăm tập đoàn lớn trên thế giới đã tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, kỳ vọng của các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh, sức mua nội địa, ... của Việt Nam sau khi gia nhập WTO cũng là một điểm mạnh.

Trong năm 2006 có thêm 250 doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động, đưa tổng số doanh nghiệp FDI trong cả nước tới 3.500.

Tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp này đạt 29.4 tỷ USD, tăng hơn 31% so với năm ngoái.

Đến nay, cả nước có 6.813 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60 tỷ USD, trong đó 28,6 tỷ USD đã thực hiện. Khu vực kinh tế FDI đã được coi là “một phần của nền kinh tế Việt Nam”.

5 tỉnh đứng đầu về thu hút FDI năm 2006 trong tổng số 45 tỉnh có FDITỉnh Số dự án Tổng vốn (USD) Tỉnh Số dự án Tổng vốn (USD) Bà Rịa Vũng Tàu 19 1,69 tỷ TP. Hồ Chí Minh 195 1,2 tỷ Hà Tây 17 805 triệu Bình Dương 155 709 triệu

Quảng Ngãi 1 556 triệu

Một số dự án tăng vốn lớn năm 2006

Công ty Vốn tăng (triệu USD) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Intel 395

Gốm Bạch Mã 150

Giầy Ching Luh 98

VMEP 93,6

Canon 70

Hưng Nghiệp Formosa 66,4

Panasonic 55,5

Yamaha Motor 43

Ritek 30,5

Nortel 30

(Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài)

2.2/ Kết quả thực hiện năm 2007

Trong 10 tháng đầu năm, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt 11,26 tỷ USD, vượt qua con số 10,2 tỷ USD của năm ngoái. Với tốc độ thu hút vốn như hiện nay, FDI sẽ vượt kế hoạch cả năm. Với con số trên 11 tỷ USD, FDI trong 10 tháng đã tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này có 1.144 dự án cấp mới với 9,75 tỷ USD, tăng 59% và 300 dự án hiện hữu xin tăng vốn, đạt 1,5 tỷ USD. Công nghiệp vẫn đang là nhóm ngành dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài với trên 5,3 tỷ USD trong 10 tháng, tiếp sau là dịch vụ với 4,25 tỷ USD.

Tính riêng trong tháng 10, các địa phương có 99 dự án FDI cấp mới với 1,46 tỷ USD và 26 dự án tăng vốn, trị giá 196 triệu USD. Tổng cộng, FDI đổ vào Việt Nam trong tháng đạt 1,65 tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện có một loạt dự án trị giá khoảng 50 tỷ USD đang xúc tiến vào Việt Nam, với các nhà đầu tư lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và địa ốc. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều dự án lớn được cấp phép và có khả năng FDI sẽ vượt kế hoạch 12 tỷ USD của cả năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn giữ vị trí địa phương thu hút lượng vốn FDI cao nhất cả nước, với 18 dự án trị giá trên 1 tỷ USD. Tiếp sau là TP HCM và Hà Nội với lần lượt 987,4 và 896,4 triệu USD. Cho đến nay, các dự án đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu chủ

yếu trong lĩnh vực thép và nhiệt điện, trong khi các dự án tại Hà Nội tập trung vào bất động sản và khách sạn.

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với tổng vốn 2,44 tỷ USD, chiếm 21,6% lượng FDI cả nước. Đứng kế tiếp là British Virgin Islands, một lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh tại vùng biển Caribê, và Singapore với lần lượt 1,7 và 1,3 tỷ USD.

Ông Phan Hữu Thắng- Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch- Đầu tư ) cho biết: dự kiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 14 tỷ USD, tăng khoảng 31% so với năm 2006.

2.3/ Kế hoạch vốn đầu tư 2008- 2010 và nhiệm vụ cho các năm còn lại

Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu KH 2006- 2010 ban đầu Kết quả thực hiện 2006- 2007 KH 2006- 2007 điều chỉnh Nhiệm vụ còn lại 2008- 2010 FDI trong đó: - vốn cấp mới - vốn tăng thêm - vốn thực hiện 30- 34 22- 24 8- 10 24- 25 24,2 17 4,5 - 65- 70 - - - 41- 46 - - -

Nguồn: trang www.mpi.gov.vn

Có thể nói qua các kết quả mà chúng ta đạt được trong năm 2006 và 10 tháng năm 2007 (dự kiến cho năm 2007 ) thì luồng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ vượt nhiều so với kế hoạch đề ra ban đầu cho giai đoạn 2006- 2010. Do đó chúng ta phải xây dựng lại kế hoạch cho cả giai đoạn nói chung và cho 3 năm 2008- 2010 nói riêng để phù hợp với tiềm năng và thực trạng thu hút vốn hiện tại. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Phan Hữu Thắng cho biết theo đà tăng trưởng thì lượng vốn FDI năm 2008 sẽ đạt từ 14,5- 15 tỷ USD. Sở dĩ lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh mẽ vậy là do Việt Nam đang đón một làn sóng đầu tư mạnh mẽ khi gia nhập WTO, môi trường đầu tư được cải thiện và một số yếu tố thuận lợi khác. Căn cứ vào thực tế tình hình thu hút FDI trong 2năm đầu của giai đoạn 2006- 2010, các nhà hoạch định chính sách đã điều chỉnh lại kế hoạch, lượng FDI thu hút được trong giai đoạn này là 65- 70 tỷ USD. Từ kết quả 2 năm đã đạt được thì nhiệm vụ cho 3 năm còn lại 2008- 2010 là phải thu hút được 41- 46 tỷ USD.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010 HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Kế hoạch 2006- 2010 và các giải pháp thực hiện.DOC (Trang 26 - 31)