KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh tuyên quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 86 - 90)

- Đai khí hậu mát

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

1) Bản đồ SKH tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100.000 được xây dựng dựa trên hệ chỉ tiêu tổng hợp của các đặc trưng về điều kiện nhiệt - ẩm, cơ bản đã phản ánh được sự phân hóa SKH trên lãnh thổ. Các yếu tố khí hậu chính trưng về điều kiện nhiệt - ẩm, cơ bản đã phản ánh được sự phân hóa SKH trên lãnh thổ. Các yếu tố khí hậu chính được lựa chọn: Nhiệt độ trung bình; Tổng lượng mưa năm; Độ dài mùa lạnh; Độ dài mùa khô, với chuỗi dữ liệu từ năm 1961 đến 2015 và tính toán sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa theo kịch bản BĐKH trung bình B2 đến năm 2040. Đơn vị sinh khí hậu thể hiện trên bản đồ là Loại sinh khí hậu. Đặc điểm của từng loại SKH được thể hiện thông qua một tập hợp các ký hiệu về nhiệt độ trung bình (I, II, II,IV) - độ dài mùa lạnh (1,2,3) - tổng lượng mưa (A,B,C,D) - độ dài mùa khô (a,b,c).

2) Kết quả thể hiện trên bản đồ SKH tỉnh Tuyên Quang cho thấy: giai đoạn 2015, trên lãnh thổ tỉnh Tuyên Quang tồn tại 11 loại SKH với 22 khoanh vi riêng biệt. Đến năm 2040, toàn tỉnh có 10 loại SKH , xuất hiện ở 22 khoanh vi. Như vậy, các loại SKH đã có sự thay đổi về số lần xuất hiện, không gian phân bố và diện tích. Nguyên nhân do kết quả tính toán sự thay đổi nhiệt độ theo kịch bản BĐKH đến 2040 so với thời kỳ 1980 - 1999, trên lãnh thổ tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những vùng thuộc đai khí hậu rất nóng với Tn > 24oC và không có tháng lạnh khiến cho diện tích các loại SKH thuộc đai nóng có xu hướng tăng lên, trong khi những vùng xuất hiện các loại SKH thuộc đai khí hậu mát và lạnh thu hẹp lại hoặc không xuất hiện nữa như loại SKH IVA3a.

3) Các đơn vị phân loại SKH không chỉ là cơ sở khoa học trong công tác nghiên cứu, phân loại thảm thực vật tự nhiên mà còn làm cơ sở cho việc bố trí hợp lý các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp thông qua việc đánh giá mức độ thích nghi của chúng với từng loại SKH trong địa bàn Tỉnh.

Đặc biệt, việc dự báo sự thay đổi của các đơn vị SKH theo kịch bản BĐKH giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng được các kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phù hợp trong bối cảnh BĐKH.

4) Kết quả đánh giá mức độ TNST của 4 loài cây trồng chủ lực với điều kiện SKH tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh BĐKH

+ Rất thích nghi với 4 loại SKH (IB1b, IC1c, IIB1b, IIIB2b) với tổng diện tích 4523,81 km2, gồm 12 khoanh vi. Tương đối thích nghi với các loại SKH IA1a, IIA1a, IIC1c, IID1c, IVB3b với tổng diện tích 1241,06 km2, gồm6 khoanh vi.

Không thích nghi với các loại SKH IIIA2a, IVA3a, gồm 4 khoanh vi.

+ Không gian thích nghi của cây mía với điều kiện SKH tỉnh Tuyên Quang năm 2040 có sự thay đổi cả về diện tích và số lần xuất hiện: Vùng rất thích nghi: 4968,61 km2 (14 khoanh vi); Vùng tương đối thích nghi: 890,26 km2 (6 khoanh vi); Vùng không thích nghi: 20,14 km2 (2 khoanh vi).

- Cây lạc:

+ Rất thích nghi với các loại SKH: IC1c, IIC1c, IID1c, với tổng diện tích 1293,7 km2, gồm 3 khoanh vi. Tương đối thích nghi với các loại SKH: IA1a, IB1b, IIA1a, IIB1b với tổng diện tích 3998,93 km2, gồm9 khoanh vi. Không thích nghi với các loại SKH: IIIA2a, IIIB2b, IVA3a, IVB3b, với diện tích 585,96 km2 (10 khoanh vi)

+ Không gian thích nghi của cây lạc với điều kiện SKH tỉnh Tuyên Quang năm 2040 có sự thay đổi cả về diện tích và số lần xuất hiện: Vùng rất thích nghi: 1274,66 km2 (3 khoanh vi); Vùng tương đối thích nghi: 4181,14 km2 (11 khoanh vi); Vùng không thích nghi: 422,26 km2 (8 khoanh vi).

- Cây chè trung du

+ Rất thích nghi với các loại SKH: IA1a, IB1b, IIA1a, IIB1b, với tổng diện tích 3998,93 km2, gồm 9 khoanh vi. Tương đối thích nghi với các loại SKH: IC1c, IIC1c, IIIA2a, IIIB2b với tổng diện tích 1686,04 km2, gồm 9 khoanh vi. Không

thích nghi với các loại SKH: IID1c, IVA3a, IVB3b, với diện tích 193,09 km2, gồm 4 khoanh vi.

+ Không gian thích nghi của cây lạc với điều kiện SKH tỉnh Tuyên Quang năm 2040 có sự thay đổi cả về diện tích và số lần xuất hiện: Vùng rất thích nghi: 4181,14 km2 (11 khoanh vi); Vùng tương đối thích nghi: 1551,4 km2 (9 khoanh vi); Vùng không thích nghi: 145,52 km2 (2 khoanh vi).

- Cây cam sành:

+ Rất thích nghi với các loại SKH: IA1a, IB1b, IC1c , IIB1b, với tổng diện tích 4593,93 km2, gồm 9 khoanh vi. Tương đối thích nghi với các loại SKH:

IIA1a, IIC1c, IIIA2a, IIIB2b, với tổng diện tích 1091,04 km2, gồm 9 khoanh vi.

Không thích nghi với các loại SKH: IID1c, IVA3a, IVB3b, với diện tích 193,09

km2, gồm 4 khoanh vi.

+ Không gian thích nghi của cây lạc với điều kiện SKH tỉnh Tuyên Quang năm 2040 thay đổi cả về diện tích và số lần xuất hiện: Vùng rất thích nghi: 5183,66 km2 (11 khoanh vi); Vùng tương đối thích nghi: 548,88 km2 (9 khoanh vi); Vùng không thích nghi: 145,52 km2 (2 khoanh vi).

Kiến nghị:

1) Sở NN & PTNT tỉnh Tuyên Quang cần bố trí các loài cây trồng chủ lực theo bản đồ SKH với các mức độ thích nghi khác nhau. Tùy theo nhu cầu hàng hóa và kế hoạch phát triển KT – XH của địa phương mà có thể bố trí cây trồng vào vùng thích nghi hoặc tương đối thích nghi.

2) Sở NN & PTNT tỉnh Tuyên Quang cần xây dựng kế hoạch kịp thời, chuẩn bị tốt cho việc phát triển hệ thống các loài cây trồng phù hợp với điều kiện SKH theo kịch bản BĐKH đến năm 2040.

+ Trong bối cảnh BĐKH, ngoài những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa; các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó dự đoán; gây ra rất nhiều trở ngại cho công tác quy hoạch, dự báo phát triển kinh tế xã hội, trong đó có ngành Nông nghiệp. Do đó, việc lồng ghép BĐKH vào các quy hoạch, chiến lược là hết sức cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục (1994), “Bắc Quang một vùng trồng cam quýt có triển vọng nhìn từ yếu tố khí hậu”. NXB Nông nghiệp – Hà Nội

[2]. Phạm Văn Côn (1987). “Bài giảng Cây ăn quả”. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[3]. Lê Trọng Cúc và cs (1990). Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền bắc Việt Nam, Viện Môi trường và chính sách, Trung tâm Đông Tây.

[4]. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2015). Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2015. NXB Thống Kê. [5]. Phạm Văn Cự (2011). Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu.

[6]. Đài khí tượng thủy văn Tuyên Quang (1967), Đặc điểm khí hậu tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

[7]. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn (1980). Khí hậu với đời sống : những vấn đề cơ sở của sinh khí hậu học. NXB Khoa học kỹ thuật.

[8]. Lâm Công Định (1992). Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm nghiệp ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật. [9]. FAO (1989). Phân loại và thành lập bản đồ kiểu thảm thực vật ở vùng nhiệt đới châu Á. 1989.

[10]. Đỗ Thị Vân Hương (2013). Nghiên cứu đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế, Luận án Tiến sĩ, Viện địa lý.

[11]. Vũ Tự Lập (1976). Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam. Khoa học và kỹ thuật.

[12]. Nguyễn Công Minh (2007). Khí hậu và Khí tượng đại cương. Hà Nội : NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [13]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam.

[14]. Số liệu lưu trữ Phòng Khí hậu, Viện Địa lý.

[15]. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Tuyên Quang (2012). Kế hoạch hành động nhằm thực hiện chương trình ứng phó BĐKH tỉnh Tuyên Quang

[16]. Tổng cục cây trồng - Bộ Nông nghiệp (1978). Sổ tay kỹ thuật trồng cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp. [17].Mai Trọng Thông (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ (2002). Giáo trình tài nguyên khí hậu. NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.

[18]. Dương Hữu Thời (1998). Cơ sở sinh thái học. NXB ĐHQG Hà Nội

[19]. Nguyễn An Thịnh (2008). Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ PTBV nông – lâm – du lịch huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội.

[20]. Thái Văn Trừng (1970). Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội.

[21]. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội. [22]. Đào Thế Tuấn (1969). Đời sống cây trồng. NXB Khoa học

[23] Đào Thế Tuấn (1977). Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp. [24]. Từ điển Bách khoa nông nghiệp (2004). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[25]. UBND tỉnh Tuyên Quang. Quyết định Số: 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 – 2020.

[26]. UBND tỉnh Tuyên Quang. Quyết định Số: 535/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

[27]. Nguyễn Khanh Vân (2000). Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[29]. Nguyễn Văn Viết (2012). Khai thác thài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam. NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.

[30]. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, UNDP, (2/2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam

Tài liệu tiếng Anh

[31]. Chyi - Rong Chiou et al. (2015). Plant bioclimatic models in climate change research. Bot Stud, 56:26.

[32]. E.Alfaro-Saiz et al. (2014). Incorporating bioclimatic and biogeographic data in the construction of species distribution models in order to prioritize searches for newpopulations of threatened flora. Plant Biosystems.

[33]. F. Shahbazi1 et al. (2010). Climate Change Impact on Bioclimatic Deficiency, Using MicroLEIS DSS in Ahar Soils, Iran. 12: 191-201.

[34]. Gopar-Merino et al. (2015). Bioclimatic mapping as a new method to assess effects of climate change.

Int.J.Climatol.

[35]. Intergovernmental Panel on Climate Change: Glossary.

[36]. S.Mesquita and A.J Sousa. (2009). Bioclimatic mapping using geostatistical approaches: application to mainland Portugar. International journal of Climatology, 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh tuyên quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)