CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Đặc điểm tự nhiên, địa lý, kinh tế-xã hội và khí hậu ở Quảng Bình
1.3.2. Đặc điểm khí hậu ở Quảng Bình
Tại Quảng Bình, có ba trạm khí tƣợng, sáu trạm thủy văn và năm điểm đo mƣa. Ngoài ra còn có một số trạm theo dõi thời tiết tự động đƣợc xây dựng bởi quỹ hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Ý. Về các đặc điểm khí tƣợng, Quảng Bình có một hệ thống thời tiết biến động và phức tạp [1]. Chỉ có hai mùa rõ rệt ở Quảng Bình: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu vào tháng IX và kết thúc vào tháng III. Mùa khô bao gồm giai đoạn từ tháng IV đến tháng VIII. Nhiệt độ trung bình hàng năm nằm trong khoảng 24-25°C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng VI, tháng VII và tháng VIII và thấp nhất vào tháng XII, tháng I và tháng II.
Mỗi năm, Quảng Bình tiếp nhận một lƣợng mƣa cao khoảng 1.600-2.700 mm. Tổng số ngày mƣa trung bình là 152 ngày/năm, tập trung chủ yếu trong tháng IX, tháng X và tháng XI. Sự phân bố lƣợng mƣa trên địa bàn tỉnh không đều. Khoảng 80-93% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào mùa mƣa. Tháng IX và tháng X là các tháng cao điểm về lƣợng mƣa và các cơn lũ lụt. Lƣợng mƣa cao nhất tập trung ở Hƣớng Hoá (2.715 mm), lƣợng mƣa thấp nhất là ở khu vực miền núi và thung lũng phía Tây Nam đƣợc thu thập ở Quảng Phúc (1.683 mm), Quảng Lƣu (1.892 mm), Ròn (1.898 mm) và Troóc (<2.000 mm).
Hạn hán đƣợc coi nhƣ là một loại thiên tai điển hình đối với ngƣời dân địa phƣơng. Ở các vùng phía Bắc, Tây và Tây Nam của Quảng Bình, tình trạng thiếu nƣớc diễn ra trong các giai đoạn từ tháng I đến tháng IV hoặc tháng V (2-5 tháng). Tại các khu vực ven biển, hạn hán có thể kéo dài sáu đến bảy tháng, thậm chí tám tháng, từ tháng I đến tháng VII. Mặc dù lƣợng mƣa vào đầu mùa mƣa có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 100 mm nhƣng gió Tây khô nóng (gió Lào) dẫn đến tình trạng thoát hơi nƣớc cao ở các khu vực ven biển.
Số ngày khô nóng cần phải đƣợc xem xét khi phân tích BĐKH. Các ngày khô nóng là những ngày khi nhiệt độ tối đa trong ngày cao hơn hoặc bằng 35OC và độ ẩm tƣơng đối tối thiểu thấp hơn hoặc bằng 65%. Kết quả đo đạc cho thấy ở Quảng Bình, ở khu vực ven biển một năm có 40-48 ngày khô nóng, tuy nhiên khi lên các khu vực cao hơn (phía Tây) số lƣợng ngày khô nóng giảm.
Gió Bắc thổi vào tỉnh với chủ yếu là các khối không khí lạnh và khô. Trong mùa khô (từ tháng V đến tháng X), các khối không khí nóng ẩm di chuyển đến khu vực theo hƣớng gió Tây-Nam. Tốc độ gió vào mùa mƣa thƣờng cao hơn vào mùa khô. Tốc độ gió trung bình ở vùng đất thấp ven biển biến động trong khoảng 2,5-3,0 m/s trong khi ở các khu vực miền núi thì tốc độ gió trung bình thấp hơn 2,5 m/s. Tốc độ gió giảm từ phía đông sang phía Tây.
Trung bình, mỗi năm tỉnh Quảng Bình đối mặt với 5-6 cơn bão và/hoặc áp thấp nhiệt đới. Từ năm 1955-1985, có 43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh.
Tháng VIII, tháng IX và tháng X là những tháng mà bão thƣờng xuyên xảy ra. Lũ dâng cao xảy ra ở các vùng đất và thung lũng thấp của tỉnh khi có ba yếu tố diễn ra cùng một thời điểm: lƣợng mƣa lớn, dòng chảy lớn từ thƣợng nguồn và thủy triều cao từ biển. Lũ lớn gây ra nhiều mất mát và thiệt hại cho cộng đồng.
Xu hƣớng các thiên tai gây thiệt hại cho tỉnh đƣợc liệt kê trong bảng 1.
Bảng 1. Danh sách các thiên tai diễn ra tại Quảng Bình và trật tư ưu tiên được ghi nhận [1]
Thiệt hại rất cao Thiệt hại cao Thiệt hại trung
bình Thiệt hại thấp
Lũ lụt Cháy rừng Mực nƣớc biển
dâng Đất lún và sạt lở
Bão, áp thấp nhiệt
đới Rét đậm, rét hại Gió lốc
Xâm nhập mặn và lụt lội
Sạt lở ven sông và
vùng biển Cát bay, cát lấp Sấm chớp Mƣa đá
Lũ quét Gió mùa Sấm chớp
Mƣa đá Xói lở đất đá
Những thay đổi về lƣợng mƣa theo chi tiết về không gian và thời gian rất phức tạp và khó dự đoán. Theo dự báo của Bộ TN&MT [2], dự kiến lƣợng mƣa hàng tháng đã giảm ở hầu hết trong cả nƣớc trong tháng VII và tháng VIII và ngày càng tăng trong tháng IX, tháng X và tháng XI. So với 1980-1990, tổng lƣợng mƣa hàng năm dự kiến sẽ tăng theo mức nhƣ trong bảng 2.
Bảng 2. Phần trăm (%) thay đổi lượng mưa tại Quảng Bình [2]
Kịch bản 2020 2030 2040 2050
Thấp (B1) 1.5 2.2 3.1 3.8
Trung bình (B2) 1.5 2.2 3.1 4.0
Cao (A1) 1.8 2.3 3.0 3.7