Xu thế biến đổi điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 2 : SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Xu thế biến đổi khí hậu theo số liệu quan trắ cở tỉnh Phú Thọ

3.2.2. Xu thế biến đổi điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ

Trong nội dung này, học viên tập trung phân tích hai khía cạnh của điều kiện khô hạn ở các quy mô thời gian khác nhau: (1) Điều kiện khô hạn trung bình mùa; (2) Mức độ nghiêm trọng nhất của điều kiện khô hạn. Như đã trình bày trong Chương 2,

Xu thế biến đổi điều kiện khô hạn trung bình (SPI) (Hình 3.14):

Hình 3.14 trình bày kết quả tính toán xu thế biến đổi chỉ số SPI trung bình mùa khô ở các trạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy, chỉ số SPI trung bình mùa khô ở các quy mô khác nhau (SPI1, SPI3, SPI6) đều có xu thế giảm ở toàn bộ các trạm, với mức giảm phổ biến từ 0,02 đến 0,06/năm. Trong đó, xu thế giảm rõ ràng nhất là tại trạm Phú Hộ. Ở các quy mô thời gian khác nhau, xu thế giảm rõ ràng nhất ở quy mô thời gian 6 tháng (SPI6), với mức giảm tại cả 3 trạm vào khoảng 0,06/năm.

Xu thế biến đổi điều kiện khô hạn ở mức độ khắc nghiệt nhất (SPI_min) (Hình 3.15):

- Quy mô 1 tháng (SPI1): SPI_min có xu thế giảm tại trạm Phú Hộ và Việt Trì.

- Quy mô 3 tháng (SPI3): SPI_min có xu thế giảm tại trạm Phú Hộ và Việt Trì. Tuy nhiên, mức tăng của SPI_min tại trạm Minh Đài giảm hơn so với SPI1.

- Quy mô 6 tháng (SPI6): SPI_min có xu thế giảm ở cả 3 trạm nghiên cứu. Như vậy có thể nhận thấy, điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ có xu thế gia tăng về cường độ trong những năm qua. Trong đó, mức độ khắc nghiệt của điều kiện khô hạn ở quy mô dài hơn (3 đến 6 tháng) có xu thế gia tăng, đặc biệt là tăng rõ ràng ở quy mô 6 tháng (SPI6).

b) Xu thế biến đổi tần suất khô hạn

Xu thế hạn hán được đánh giá bằng cách xây dựng các phương trình hồi qui tuyến tính một biến biểu diễn mối quan hệ giữa số lần xuất hiện hạn hán và khoảng thời gian nghiên cứu.

Hình 3.16 thể hiện xu thế biến đổi của số tháng hạn ở Phú Thọ theo thời gian dựa trên tính toán từ 3 trạm khí tượng. Theo đó, có thể thấy số tháng hạn ở cả 3 trạm đều có xu thế tăng lên, với mức tăng ở Việt Trì và Phú Hộ vào khoảng 0,7 tháng/57 năm; ở Minh Đài là 1,7 tháng /46 năm.

Nhận xét chung: Điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ có sự gia tăng về cường độ, tần suất và mức độ khắc nghiệt trong những năm qua. Trong đó, gia tăng mức độ khắc nghiệt của điều kiện khô hạn chủ yếu xảy ra ở quy mô thời gian mùa (3 và 6 tháng).

Hình 3.14. Xu thế biến đổi chỉ số SPI trung bình mùa khô: (a) SPI1,

Hình 3.15. Xu thế biến đổi chỉ số SPI thấp nhất trong mùa khô: (a) SPI1,

(b) SPI3, (c) SP6

Hình 3.17. Xu thế biến đổi số tháng khô hạn tại trạm Phú Hộ

Hình 3.18. Xu thế biến đổi số tháng khô hạn tại trạm Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)