THE INTERVIEW GUIDE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an investigation into teachers’ beliefs and practices regarding using l1 in teaching english at yen dung 1 high school, bac giang (Trang 60)

1. Theo thầy cô thì giáo viên có nên sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh không? Vì sao có/ vì sao không nên?

2. Theo thầy cô, việc giáo viên sử dụng tiếng Việt trên lớp có ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của học sinh như thế nào? Vì sao lại ảnh hưởng như vậy? Liệu việc giáo viên sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh có tạo ra sự chuyển di tiêu cực gây ra lỗi của học sinh không? Căn cứ vào đâu thầy/ cô tin như vậy? Thầy cô có đồng ý với ý kiến cho rằng giáo viên cần sử dụng tiếng Anh 100% thời gian trên lớp học không? Xin thầy cô cho biết lý do vì sao thầy cô đồng ý/ không đồng ý?

3. Theo thầy cô, đối với đối tượng người học nào thì giáo viên nên sử dụng tiếng Việt cùng tiến Anh trên lớp? Nếu dùng tiếng Việt thì nên sử dụng vào những mục đích gì? (ví dụ vào dạy ngữ pháp). Vì sao thầy cô nghĩ như vậy? Theo thầy/cô tỷ lệ giữa tiếng Anh và tiếng Việt khoảng thế nào thì hợp lý trong một giờ dạy? Vì sao thầy/ cô cho rằng tỷ lệ đó là hợp lý?

4. Trên thực tế, thầy/ cô có bao giờ sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh của thầy/ cô không? Nếu có thì thầy cô thường sử dụng tiếng Việt khi nào và với mục đích gì? Vì sao thầy/ cô lại sử dụng tiếng Việt vào mục đích đó? Tỷ trọng trung bình giữa tiếng Anh/ tiếng Việt thầy/ cô sử dụng là khoảng bao nhiêu? Nếu thầy cô không bao giờ sử dụng tiếng Việt thì vì sao lại không? 5. Nhớ lại hồi thầy/ cô còn đang là học sinh học tiếng Anh, các thầy cô giáo hồi

đó có sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh không? Tần suất sử dụng tiếng Việt của các thầy cô đó khoảng bao nhiêu phần trăm giờ dạy? Mỗi khi thầy cô đó sử dụng tiếng Việt thì thầy/ cô với tư cách học sinh có thích không? Vì sao có/ vì sao không? Thầy/ cô có nhận xét gì về cách sử dụng tiếng Việt của các thầy/ cô giáo hồi đó với việc học tiếng Anh của thầy/cô?

APPENDIX B: A SAMPLE OF THE INTERVIEW TRANSCRIPT

- Chào thầy, hôm nay tôi có 1 số vấn đề muốn tham khảo ý kiến của thầy,

mong thầy giúp đỡ.

- Vâng

- Tôi đang làm nghiên cứu về việc giáo viên sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy

tiếng Anh và tôi có 1 số vấn đề thắc mắc. Thứ nhất, theo thầy, giáo viên có nên sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh không?

- Theo tôi, trong quá trình dạy cũng gần 10 năm rồi thì tôi thấy việc có nên sử dụng tiếng Việt trong giờ dạy không thì phụ thuộc nhiều yếu tố. Theo tôi nên có sự linh động sử dụng xen kẽ giữa tiếng Việt và tiếng Anh cho phù hợp. Phù hợp với môi trường dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với bài dạy.

- Có nghĩa là mình nên sử dụng 1 cách linh hoạt. Vậy theo thầy việc gv sử

dụng tiếng Việt trên lớp có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh không và nó ảnh hưởng như thế nào?

- Như tôi nói ở trên, việc giáo viên sử dụng tiếng Việt trên lớp chắc chắn có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh nó đảm bảo là… Ví dụ như tôi sử dụng tiếng Việt thì nó sẽ đảm bảo tính rõ ràng hơn đối với các đối tượng học sinh mà nghe tiếng Anh không hiểu. Trong 1 số trường hợp thì tôi cần sử dụng tiếng Anh bởi vì nếu học sinh hiểu được câu mà giáo viên nói bằng tiếng Anh thì nó sẽ giúp học sinh phản xạ ngôn ngữ tốt hơn, nghe tiếp thu bằng tiếng Anh sẽ rèn luyện kỹ năng nói nghe của cả học sinh và giáo viên.

- Vậy sử dụng tiếng Việt có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực trong giờ dạy của

mình?

- Theo tôi nó có ảnh hưởng tích cực. Theo tôi theo xu thế học tiếng Anh hiện nay thì nên khuyến khích sử dụng nhiều tiếng Anh hơn, tăng dần số lượng, mức độ, tần xuất nhiều hơn.

- Nếu sử dụng tiếng Việt có ảnh hưởng tích cực thì tại sao mình lại không tiếp tục sử dụng nhiều mà lại phải tăng việc sử dụng tiếng Anh lên?

- Tôi nghĩ điều này tùy thuộc vào đối tượng hs ví dụ trong giờ dạy ngữ pháp chỉ cần rõ ràng, hs nắm vững ngữ pháp trước chúng ta nên dùng tiếng Việt cho rõ ràng. Tuy nhiên trong các giờ dạy kỹ năng khác như nghe, nói thì việc sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết.

- Vậy theo thầy thì việc sử dụng tiếng Việt có gây ra sự chuyển di tiêu cực dẫn

đến lỗi mà học sinh mắc phải khi dùng tiếng Anh không?

- Theo tôi là cũng có. Chúng ta không nên quá lạm dụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh.

- Tại sao thầy lại nghĩ như vậy?

- Việc chúng ta sử dụng quá nhiều tiếng Việt trong giờ dạy thì cũng giống như là chúng ta học tiếng Anh nhưng lại không học cách sử dụng tiếng Anh. Nên khuyến khích việc dùng tiếng Anh là bởi vì khi chúng ta nói, chúng ta nghe thì trong quá trình dạy thì học sinh sẽ được tiếp thu môi trường nói tiếng Anh, môi trường gần với thực tế hơn, và đây là tiếng Anh thực hành.

- Thầy có đồng ý với ý kiến cho rằng gv cần sử dụng tiengs Anh 100% thời

gian trên lớp không?

- Trong 1 số trường hợp thì việc giáo viên sử dụng 100% thời gian trên lớp là phù hợp đối với đối tượng học sinh giỏi. Tuy nhiên, tôi đã từng dạy trên miền núi thì tôi thấy là sau một giờ dạy mà giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh hs sẽ không hiểu được bài dẫn đến hiệu quả tiếp thu cũng như hiệu quả giờ dạy không cao. Trong trường hợp này thì việc sử dụng tiếng Anh 100% thời gian trên lớp lại không phù hợp.

- Ý thầy là nó không phù hợp khi sử dụng 100% tiếng Anh trên lớp vì như thế

thì hs yếu kém sẽ không hiểu được. Còn với đối tượng học sinh giỏi thì 100% trên lớp là hợp lý.

- Vâng. Ý của tôi là cần vận dụng 1 cách linh hoạt giống như là phương pháp dạy trên lớp.

- Nếu muốn đánh giá trình độ hs Giỏi, Khá, Tb, Y, Kém thì thầy dựa vào đâu?

- Tôi nghĩ là có rất nhiều kênh: qua các bài kiểm tra, qua tiếp xúc với hs.

- Theo thầy thì đối với đối tượng học sinh nào thì giáo viên nên sử dụng tiếng

Việt cùng với tiếng Anh trên lớp?

- Theo tôi, đối tượng hs ở đây rất rộng. Như tôi nói, với hs miền núi thì dùng nhiều tiếng Việt hơn, còn với hs chuyên, học tốt thì nên sử dụng tiếng Anh hơn. Tuy nhiên ở trong cùng 1 đơn vị lớp cũng có thể có nhiều đối tượng hs. Với 1 số đối tượng chúng ta nên hỏi nhiều bằng tiếng Anh, với 1 số đối tượng chúng ta nên hỏi những câu mà có thể sử dụng song ngữ.

- Nếu dùng tiếng Việt thì ta nên sử dụng vào những mục đích gì?

- Theo tôi chủ yếu dùng vào phần giải thích cho rõ. Trong 5 bài học của 1 unit, theo tôi thì nên tập trung vào phần Language focus – Ngữ pháp.

- Vậy theo thầy nghĩ thì tỷ lệ giữa tiếng Anh và tiếng Việt khoảng như thế nào

là hợp lý trong 1 giờ dạy?

- Đối tượng hs khác nhau, lượng bài học cũng khác nhau nên tỷ lệ này không cố định để áp dụng cho tất cả các loại bài, tất cả các đối tượng học sinh. Theo tôi thì trung bình khoảng 50/50

- Tại sao thầy nghĩ tỷ lệ 50/50 là hợp lý.

- Đây là tôi tính trung bình thôi chứ thực tế như tôi nói nó không có 1 tỷ lệ cố định áp dụng cho tất cả các trường hợp hs của các vùng miền khác nhau, cũng không thể có tỷ lệ cố định để áp dụng cho các học sinh khác nhau. Đối với học sinh chuyên như chúng tôi là sinh viên ngoại ngữ thì chúng tôi thấy các thầy cô sử dụng 100% tiếng Anh. Khả năng sử dụng ngôn ngữ gọi là Classroom language thì như thế tôi thấy rất cần thiết. Tuy nhiên khi tôi về làm giáo viên ở các trường huyện, đặc biệt là trên miền núi thì việc tôi sử dụng 100% tiếng Anh để dạy hs thì sau khi dạy xong thì hs không hiểu gì. Lúc đấy thì việc sử dụng 100% tiếng Anh là không thực tế, không phù hợp.

- Nói thật là tôi cũng sử dụng đối với từng lớp. Tôi có dạy một lớp cũng kha khá về tiếng Anh thì tôi có sử dụng nhiều tiếng Anh khi hỏi các em hơn. Cố gắng hỏi những câu dễ, đơn giản, dẫn dắt làm sao cho nó phù hợp. Tuy nhiên để nói được tiếng Anh cho các em và để nói được những câu phù hợp cho các em thì đòi hỏi gv cần dành nhiều thời gian hơn cho khâu soạn bài, lựa chọn những câu làm sao cho phù hợp. Có thể có những câu mà giáo viên nói được nhưng học sinh lại không hiểu. Cái khó ở đây là thời gian mình phải dành cho việc soạn bài kỹ hơn là bởi vì mình phải nói những câu làm sao cho hs hiểu để đạt được hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên vào những lớp yếu thì có khi tôi lại sử dụng khá nhiều tiếng Việt.

- Khi thầy sử dụng tiếng Việt như thế thì mục đích của thầy là gì ạ?

- Mục đích của tôi là để tránh trường hợp là khi học sinh tiếp thu chúng có thể nhầm lẫn, hoặc khi mà học xong mà hs cũng không hiểu gì cả. Có những đối tượng hs có khi mình nói tiếng Việt chúng còn chưa hiểu, chưa nắm được kiến thức nên cũng không thể dùng 100% tiếng Anh trong các trường hợp này được.

- Thông thường thì trên lớp thầy sử dụng tiếng Việt/ tiếng Anh với tỷ lệ bao

nhiêu?

- Thông thường ở các lớp khối A1 hoặc khối D thì tôi sử dụng 70/30. Còn với lớp học yếu, không tập trung vào môn tiếng Anh, các em hs qua kiểm tra, qua phản hồi trên lớp thì thấy các em chưa nghe nói tốt thì tỷ lệ này tôi sẽ giảm xuống, tiếng Việt 70, tiếng Anh 30.

- Nhớ ngày xưa thời thầy còn là học sinh thì thầy cô giáo của thầy ngày đấy có

sửdụng tiếng Việt trong giờ dạy tiếng Anh không?

- Hầu hết các gv tôi đã từng học thời phổ thông sử dụng đến 90% là tiếng Việt, rất ít khi giáo viên hỏi bằng tiếng Anh. Lúc đấy thì kỹ năng nghe nói chúng tôi cũng chưa được học.

- Khi các thầy cô sử dụng tiếng Việt nhiều thế thì thầy cảm thấy có thích thú

- Đúng như tôi nói ở trên tức là khi giáo viên dạy tiếng Anh mà lại nói tiếng Việt thì nó giống như là học nhưng mà không sử dụng dẫn đến nó không thực tế. Đặc biệt là kỹ năng nghe nói gần như là không nắm được. Có lẽ chỉ ngữ pháp là hs trong các trường hợp này là hứng thú học còn kỹ năng nghe nói thì cảm thấy rất lạ lẫm. Còn khi gặp người nước ngoài hay các tình huống yêu cầu nghe nó tiếng Anh thì phản xạ của học sinh rất kém.

- Thầy có nhận xét gì về cách sử dụng tiếng Việt của thầy cô giáo ngày xưa

dạy thầy?

- Có lẽ chỉ khác nhau ở cái tên thôi còn trước đây chúng tôi học ngoại ngữ thì cũng như học những môn khác của người Việt. Chỉ khác là khi viết lên nó là tiếng Anh thôi, gần như không có ngôn ngữ trong lớp học – classroom language.

APPENDIX C: A SAMPLE OF THE OBSERVED DATA

Date of observation: September 19th , 2015 Teacher: Bui The An

Class: 12a3 – Yen Dung High School Number 1

Lesson: Unit 2. Cultural Diversity – Part D: Language focus Time: 45 minutes

1. T: What did we learn last time? 2. Hôm trước các em học bài gì?

3. T: Reading? Speaking? Listening or Writing? 4. SS: Reading

5. T: Ok. Reading

6. Today I would like to check the old lesson. Anyone come here to translate the passage into Vietnamese. Reading-Unit 2. How many paragraphs in the reading?

7. SS: seven

8. T: There are seven

9. T: Anyone? Paragraph 1, from „traditionally‟ to „not precede it‟.

10. T: Bạn nào dịch được đoạn này sang tiếng Việt? < askes 1 student to translate the passage into Vietnamese>

11. T: Today we move to Language Focus

12. Hôm nay các em chuyển sang bài Language Focus các em mở sách trang 27 theo các em thì có bao nhiêu các phát âm đuôi „ed‟?

13. SS: Three ways

14. T: Nhìn lên bảng ta thấy có 3 cách. Bạn nào nêu cho thầy cách 1 nào? Khi nào „ed‟ được phát âm là /id/?...Khi nào phát âm là /t/?...Và khi nào là /d/?Còn lại chúng ta phát âm là /d/.Tuy nhiên có 1 số ngoại lệ mà thầy đã cho

các em trong buổi phụ đạo hôm trước, một số tính từ duôi „ed‟ luôn được đọc là /id/

15. T: Now look at the Pronunciation. Look at the blackboard and pronounce the words <writes the words on the blackboard>Worked Stopped Wanted Decided Played Studied

16. T: How many ways to pronounce „ed‟ ending?

17. T: Look at the book. Column 1, pronounce /t/ Column 2, pronounce /id/ Column 3, pronounce /d/

18. T: Cột thứ nhất phát âm là /t/ Cột thứ 2 phát âm là /id/ Cột thứ 3 phát âm là /d/ Giờ đọc theo thầy giáo nhé.

19. T: Now we move to the tenses <writes on the blackboard> Review of tenses. 20. T: Review? What does it mean?

21. T: Ôn lại thì của động từ. Cái này chúng ta đã học kỹ lắm rồi giờ tôi sẽ kiểm tra bạn nào nêu cho thầy các sử dụng thì hiện tại đơn có những cách nào nêu hết ra nhé bạn nào nêu cho thầy nào bạn nữ này nào.<points to a female student>

22. T: Hành động xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại, sự thật hiển nhiên, hành động tương lai trong các mệnh đề thời gian bạn nào lên viết cho thầy công thức thì hiện tại đơn bạn nữ đầu bàn 3 nào <points to a female student in the middle of the classroom; the student writes the formula on the blackboard>. 23. T: Chúng ta kiểm tra xem bạn viết công thức đúng chưa nhé khi nào đông từ

để nguyên thể và khi nào thêm s/es khi chủ ngữ là I, you, we, they, Ns thì để nguyên thể còn chủ ngữ là he, she, it, N số ít thì V thêm e/es thêm es nếu động từ tận cùng là o, ch, sh, s, z dấu hiệu của hiện tại đơn ta thường có trạng từ tần xuất như always, often, usually, sometimes, seldom, rarely, never 24. T: Phần này bài ôn tập đầu năm chúng ta đã ôn rồi giờ làm bài tập trang 27,

28 cho thầy.

25. T: Look at exercise 1. Complete the following conversations with the correct form of the verbs in the box.

26. T: Người ta yêu cầu chúng ta làm gì?

27. T: Hoàn thành các đoạn hội thoại với dạng đúng của động từ trong khung. 28. T: Anyone? Come to the blackboard and do exercise 1?

29. T: Bạn nào lên bảng làm bài này?

30. T: you please <points to a student sitting near the window; the student writes the answer keys to exercise 1 on the blackboard>.

31. T: Không cần chép ra chỉ cần đánh số thứ tự và viết đáp án.

32. T: Bạn nào xong bài 1 rồi thì chuyển sang bài 2 chưa xong cũng chuyển thầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an investigation into teachers’ beliefs and practices regarding using l1 in teaching english at yen dung 1 high school, bac giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)