Tiêu chí đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

1.1.2 .Giảng viên

1.3. Đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

1.3.5. Tiêu chí đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Theo Từ điển Tiếng Việt (2004), thuật ngữ “tiêu chí” là khái niệm: chỉ đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, sắp xếp các sự vật, các khái niệm [41, tr.210]. Khi nghiên cứu về khái niệm “tiêu chí” cũng cần phân biệt với khái niệm “tiêu chuẩn” để tránh gây nhầm lẫn. Tiêu chuẩn là những chuẩn mực được quy định để căn cứ vào đó xét xem sự vật, hiện tượng nào đó có đạt chuẩn yêu cầu hay không, còn tiêu chí là những mặt, những khía cạnh mà chủ thể dựa theo đó để đánh giá một sự vật, hiện tượng có đạt tiêu chuẩn, yêu cầu nào đó đã đặt ra hay không.Tiêu chí và tiêu chuẩn thường gắn liền với nhau trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thể hiện ở chuẩn mực, yêu cầu đối với nhiệm vụ của đối tượng cần thực hiện, còn tiêu chí là cách thức để đánh giá về sự đạt tiêu chuẩn hay không.

Tiêu chí đánh giá chất lượng được xem như công cụ để nhận thức trong quá trình kiểm định và đánh giá chất lượng. Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ nhân sự chính xác là quá trình tiếp cận một cách tự giác ở trình độ tư duy lý luận đối với yêu cầu nâng cao chất lượng đối với đội ngũ này.

28

Từ cách tiếp cận lý luận trên, có thể hiểu: Tiêu chí đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng mà chủ thể đánh giá sử dụng theo những quy trình xác định để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của giảng viên trường chính trị cấp tỉnh.

Các tiêu chí này cũng là những đặc trưng, dấu hiệu làm căn cứ để đánh giá về trình độ, năng lực, đặc trưng nhân cách, đặc điểm hành vi và kết quả công việc của giảng viên trường chính trị cấp tỉnh trên mỗi vị trí nhất định. Trên cơ sở các nội dung đánh giá đối với đối tượng này, cần phải xác định các tiêu chí nhằm cụ thể hóa các nội dung đó. Không xác định được các tiêu chí đánh giá thì không thể đánh giá được hoặc nếu có đánh giá thì cũng không đạt được kết quả mong muốn.

Do đó, việc xác định chính xác các tiêu chí đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh. Ngược lại, nếu xác định hệ các tiêu chí đánh giá chính xác, hợp lý sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu, nguyên tắc, nội dung của việc đánh giá. Các tiêu chí đánh giá khi được xác định đúng đắn, hoặc được tiêu chuẩn hoá thì sẽ giúp cho việc đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

Xét về lý luận, khoa học quản lý hiện nay thống kê các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá CBCC, viên chức nói chung và giảng viên LLCT nói riêng có thể bao gồm cả các tiêu chí đánh giá mang tính định tính và các tiêu chí mang tính định lượng, cụ thể gồm:

- Tiêu chí về số lượng: Đây là tiêu chí định lượng gồm toàn bộ những công việc CBCC, viên chức, giảng viên đã thực hiện. Tiêu chí này cho biết họ có đạt được số lượng công việc được giao hay không. Cụ thể:

+ Số lượng công việc mà họ thực hiện (số lượng văn bản, hồ sơ phải xử lý, số lượng báo cáo phải viết,...).

+ Số lượng các công việc đã hoàn thành.

+ Số lượng các công việc hoàn thành có chất lượng, không bị mắc sai sót hoặc ngược lại số các công việc chưa hoàn thành, mắc sai sót.

29

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (kinh phí, con người, các phương tiện kỹ thuật); tỷ lệ so sánh với yêu cầu vị trí công việc và với mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

+ Mức độ hài lòng của người dân với kết quả công việc (người dân là những người thụ hưởng thành quả lao động của CBCC, viên chức).

- Tiêu chí về chất lượng: Chất lượng làm việc của CBCC, viên chức có thể đo lường thông qua việc xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ so với mục tiêu đã đề ra hoặc so sánh với kết quả thực hiện của các đồng nghiệp khác thực hiện cùng công việc đó trong điều kiện tương tự để xác định hiệu quả làm việc của họ, cụ thể:

+ Khả năng nắm vững kiến thức, công việc, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Sự năng động và sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc.

+ Tinh thần và kết quả học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nhận thức và thực thi nhiệm vụ.

+ Thái độ hợp tác, ý thức cộng đồng, khả năng động viên, lôi cuốn mọi người trong công việc.

+ Tinh thần thái độ phục vụ xã hội, công dân tận tình, chu đáo, tạo quan hệ tốt với động nghiệp và nhân dân.

+ Động cơ làm việc.

+ Kết quả thực hiện công việc.

- Tiêu chí về thời gian: Tiêu chí này cho biết công việc có được hoàn thành đúng tiến độ về thời gian không. Để xác định tiêu chí này cần phải xác lập mức thời gian thực hiện với từng công việc của CBCC, viên chức một khách quan, phù hợp, cụ thể:

+ Số công việc hoàn thành đúng thời gian tiến độ.

+ Số công việc không hoàn thành đúng thời gian tiến độ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)