Đối với gia đình, nhà trường và các đoàn thể

Một phần của tài liệu tieu luan văn hoá ứng xử hồ chí minh (Trang 29 - 32)

16 Hồ Chí Minh, T4, Tr

3.3.2. Đối với gia đình, nhà trường và các đoàn thể

Trên đây là một số điểm đặt ra đối với vấn đề tự giáo dục của thanh niên. Tuy nhiên để thanh niên chúng ta thực có lối ứng xử văn hoá trở thành biểu tượng tươi đẹp của một dân tộc có nền văn hoá tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc thì cần phải có sự giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ của gia đình, nhà trường,

của toàn Đảng toàn dân.

Mỗi gia đình phải thực sự là một gia đình văn hoá, cha mẹ, ông bà phải là tấm gương mẫu mực để giáo dục con cái trong ứng xử, phải hướng dẫn con cái có lối ứng xử phải đạo trong mối quan hệ với người trên với thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, phải hướng con cái vào truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc. Phải giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Coi trọng xây dựng văn hoá, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên ứng xử có văn hoá.

Đối với nhà trường, nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, nơi mà thanh niên dễ tiếp thu nhất không những về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về tác phong đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một môi trường thực sự văn hoá trong nhà trường. Muốn vậy trong mỗi nhà trường cần phải giáo dục cho thanh niên những truyền thống tốt đẹp của văn hoá ứng xử dân tộc đặc biệt là nêu tấm gương ứng xử văn hoá Hồ Chí Minh để thanh niên có thể học tập và làm theo. Môi trường sống cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với lối ứng xử của thanh niên. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng ở các các làng, bản, xã, phường, cơ quan, xí nghiệp đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên.

Đối với Đảng ta, xác định được vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: "Đảng luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên". Chính vì vậy mà trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng ta xác định:

Thứ nhất, giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh niên làm cho tinh thần yêu nước thấm nhuần vào mỗi thanh niên Việt Nam để ý thức phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trở thành hành động tự giác của thanh niên

kiện để hình thành nhân cách cho thanh niên, tuyên truyền sâu rộng cách phòng chống những cám dỗ của văn hoá độc hại, những luồng tư tưởng phản động, những ham muốn, thị hiếu thấp hèn để tạo nên môi trường sinh hoạt văn hoá lành mạnh, tạo ra các sân chơi, cuộc thi bổ ích cho thanh niên.

Thứ ba, vận động, thu hút các thành phần thanh niên tham gia sinh hoạt ở các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội thanh niên, Hội sinh viên... để kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp đỡ những thanh niên lầm lỡ.

Thứ tư, tăng cường các phong trào thanh niên tình nguyện, góp phần nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động này. Xây dựng các chính sách kỷ luật, khen thưởng kịp thời cho các thanh niên tình nguyện, khuyến khích học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào hoạt động tình nguyện, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp sức giúp đỡ bà con lao động, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, không xa rời thực tế, giúp thanh niên hiểu rõ tình hình nước ta còn nghèo, nhân dân ta đang cần lắm những nghĩa cử cao đẹp của các chiến sĩ tình nguyện.

Thứ năm, trấn chỉnh một số mặt đạo đức của xã hội đã bị xuống cấp như tệ quan liêu, tham nhũng và một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất, tình hình tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan ảnh hưởng trực tiếp và là kẻ thù nguy hiểm của thanh niên.

Thứ sáu, tạo điều kiện cho thanh niên giao lưu, tiếp xúc với thanh niên quốc tế và tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang các nước bạn hoạt động tình nguyện, giúp thanh niên có những cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế để phát triển tri thức.

Một phần của tài liệu tieu luan văn hoá ứng xử hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w