CHƯƠNG 1 : TINH HOA VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY
2.2. Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu và phát triển những giá trị nào
2.2.4. Tiếp thu, kế thừa và phát triển phong cách làm việc dân chủ
Hồ Chí Minh đã có đến ba mươi năm sống và hoạt động cách mạng ở nước ngồi trong đó chủ yếu là châu Âu nên Người chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nền văn hoá phương Tây đặc biệt là phong cách làm việc dân chủ. Trong khoảng thời gian sinh sống ở nước ngồi Hồ Chí Minh đã tham gia vào rất nhiều tổ chức: Hội du lịch, Hội Nghệ thuật và Khoa học, Hội những người bạn của Nghệ thuật, Câu lạc bộ Phô - bua, Đảng xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp. Người còn tham gia vào rất nhiều buổi toạ đàm, mitinh. Tại đây Hồ Chí Minh ln là người rất nhiệt tình tham gia tranh luận sơi nổi. Bằng một phong cách giao tiếp khéo léo Hồ Chí Minh đã hướng sự quan tâm chú ý của mọi người đến vấn đề thuộc địa, đặc biệt là Đơng Dương, thậm chí có lúc Người nói là sẽ “thức tỉnh” các đồng chí của mình về vấn đề thuộc địa. Có nhiều vấn đề lúc đầu Người chưa hiểu rõ, Người đã mạnh dạn hỏi và đã được các đồng chí của mình giải thích giúp đỡ. Từ một người chưa biết tiếng Pháp, dưới sự giúp đỡ của Giăng Lông - Ghê, Nguyễn Ái Quốc đã dần trở thành một nhà báo có tên tuổi.
Tiếp thu tư tưởng dân chủ, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều tác phẩm đả kích, châm biếm vua Khải Định, Tồn quyền Varren, các vị quan cai trị thuộc địa - những tên “tai to, mặt lớn”.
Vở kịch “Con rồng tre” viết năm 1992 nhân dịp vua bù nhìn Khải Định được đưa sang Pháp tham dự triển lãm Mác xây, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ bản chất của vua Khải Định ngài thực ra chỉ như là một “con rồng tre”. “Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thật ra
chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre nhưng lại hãnh diện có tên và hình dáng con rồng. Tuy vậy, nó chỉ là một con qi vật vơ dụng”. Có lẽ chưa bao giờ vua Khải Định lại phải chịu một sự phỉ báng công khai như thế từ một thần dân của chính mình. Chưa hết Nguyễn Ái Quốc cịn viết truyện ngắn “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”. Trong truyện ngắn này tác giả đã mượn lời của bà Trưng Trắc để mắng vua Khải Định là kẻ ươn hèn, “Thật là nhục nhã thậm tệ thật là chán ngán ghê gớm, thật là cay đắng ê chề xiết bao” khi nước Việt Nam lại có một hồng thượng ươn hèn đến như thế! Văn phong của Nguyễn Ái Quốc mang dấu ấn rõ nét của văn phong dân chủ tư sản: mạnh mẽ, thẳng thắn dí dỏm, quyết liệt và hiện đại.
Hầu hết những truyện ngắn, bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã thoát ra khỏi ảnh hưởng của lối văn khoa cử phong kiến mà mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, mở đầu cho sự hiện đại hố nền văn học, báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Ảnh hưởng của phong cách dân chủ, tư tưởng dân chủ còn thể hiện rõ nét trong tư tưởng về xây dựng một nhà nước dân chủ của Hồ Chí Minh sau này. Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng dân chủ lên một mức độ cao hơn: xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đề cao quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực đời sống. Cịn đối với Đảng thì một trong những nguyên tắc tổ chức của Đảng là tập trung dân chủ.
2.3. Tiểu kết
Như vậy, ở Hồ Chí Minh có sự tiếp thu, kế thừa những giá trị tiến bộ của văn hố phương Tây. Đó là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng tư sản, tư tưởng đề cao con người, tranh đấu cho quyền tự do của con người của văn hố Phục Hưng và triết học Ánh sáng, lịng bác ái cao cả của Thiên Chúa Giáo và phong cách làm việc dân chủ. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng vận dụng và phát triển những tinh hoa văn hóa đó, nâng lên một tầm
cao mới hình thành nên những tư tưởng mới mang dấu ấn con người Hồ Chí Minh.